Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Thực hành tiếng Việt Bài 1
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Thực hành tiếng Việt Bài 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 7: Thực hành tiếng Việt Bài 1
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT MỤC TIÊU Mức độ/ yêu cầu cần đạt: Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn. Nhận biết được nghia của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng. Năng lực Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt: Năng lực nhận diện từ đơn, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV Sản phẩm: Suy nghĩ của HS Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS trả lời: Phân loại theo cấu tạo, tiếng việt có những từ loại nào? HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng việt. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nội dung: GV trình bày vấn đề Sản phẩm: câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1 : Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS: Dựa vào kiến thức đã học từ tiểu học, hãy xác định các từ đơn, từ ghép, từ láy trong câu văn vào bảng sau Sứ giả/ vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ,/ vội vàng / về / tâu / vua. Từ/ngày/công chúa/bị/mất tích,/nhà vua/vô cùng/đau đớn. Kiểu CT từ Ví dụ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Gv đặt tiếp câu hỏi: Em hãy nhận xét số tiếng của các từ. Em hiểu thế nào là từ đơn, từ phức? Dựa vào sơ đồ sau đây, hãy trình bày cấu tạo của từ Từ đơn và từ phức Từ đơn Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, Từ phức (từ ghép, từ láy) Từ phức là từ có hai hay nhiéu tiếng. Từ ghép là từ phức do hai hay nhiếu tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau tạo thành. + Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành. Từ Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: Kiểu CT từ Ví dụ Từ đơn vừa, về, tâu, vua. từ, ngày, bị. Từ phức Từ ghép sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng Từ láy vội vàng. đau đớn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. GV chuẩn kiến thức: Từ đơn là từ chỉ có một tiếng, ví dụ: ông, bà, nói, cười, đi, mừng,... Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng, ví dụ: cha mẹ, hiển lành, hợp tác xà, sạch sẽ, sạch sành sanh,... Từ ghép là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ vé nghĩa với nhau tạo thành, ví dụ: cha mẹ, hiền lành, khôn lớn, làm ăn,...; đỏ loè, xanh um, chịu khó, phá tan,... + Từ láy là từ phức do hai hay nhiều tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành, ví dụ: chăm chỉ, thật thà, lim dim, lủi thủi, từ từ,... GV mở rộng: Trừ trường hợp lặp lại nguyên vẹn một tiếng có nghĩa như xanh xanh, ngời ngời,... trong các tiếng tạo thành từ láy, chỉ một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không nghĩa. Đây là điểm phân biệt từ láy với những từ ghép ngẫu nhiên có sự trùng lặp ngữ âm giữa các tiếng tạo thành như: hoa hồng, học hành, lí lẽ, gom góp,.. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi cho HS: Đuổi hình bắt chữ Quan sát các hình ảnh sau, đọc nhanh thành ngữ gợi ra từ hình ảnh đó. Thành ngữ Là một tập hợp từ cố định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tình hình tượng và biểu cảm. - Từ hoạt động trên, hãy nêu những hiểu biết của em về thành ngữ - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: 4 thành ngữ Đản gảy tai trâu Trâu buộc ghét trâu ăn Mèo mả gà đồng Cao chạy xa bay Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV bổ sung: + thành ngữ: Đàn gảy tai trâu Nghĩa đen là gảy đàn cho trâu nghe thì trâu sẽ chẳng hiểu gì. Nghĩa bóng ví với việc đem những lí lẽ cao siêu nói với người ngu ngốc. Ngoài ra, câu thành ngữ này cũng dùng để chê ai đó khi nói chuyện không biết nhìn đối tượng; đồng thời cũng ám chỉ việc thuyết giảng đạo lý với một người ngang ngạnh, nói mãi không chịu nghe. + Thành ngữ: Trâu buộc ghét trâu ăn Phê phán những người có tính xấu hay ghen tị, ghen ghét với hạnh phúc và thành công của người khác. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. Từ đơn Từ phức vùng, dậy, một, cái, chú bé, bỗng, biến, thành, một, tráng sĩ, oai mình, cao, hơn, trượng, phong, lẫm bước, lên, vỗ, vào, liệt, vang ngựa, hí, dài, mấy, dội, áo giáp tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy, lên, mình, ngựa Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Bài tập 1/ trang 27 - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: tìm từ ghép và từ láy trong đoạn văn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: phanh phách, phành phạch Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức trò chơi làm bài tập 3 và 4. Tổ 1,3: làm bài tập 3 Tổ 2,4: làm bài tập 4 HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực Bài 2/ trang 27 Từ phức Từ ghép Từ láy giã thóc, giần sàng, bắt đầu, dự thi, nồi cơm, cánh cung, dây lưng nho nhỏ, khéo léo Bài 3/ trang 28: Tạo các từ ghép con ngựa, ngựa đực ngựa sắt, sắt thép kì thi, thi đua áo quần, áo giáp, áo dài Bài 4/ trang 28: Tạo các từ láy a. nho nhỏ, nhỏ nhắn hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: b. khoẻ khoắn c. óng ánh (từ láy đặc biệt, vì cùng vắng khuyết phụ âm đầu). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: nghĩa của các từ láy NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS đọc bài tập 7. GV hướng dẫn: Nối thành ngữ (cột A) với nghĩa của thành ngữ (cột B) sao cho phù hợp về nghĩa. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bài 7/ trang 29 Đáp án: 1c, 2đ, 3d, 4b, 5a Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Bài tập 5,6, 8,9 : giao BTVN HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc xong các văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm. GV hướng dẫn HS những yêu cầu của 1 đoạn văn, cách thức trình bày và nội dung thể hiện. Hướng dẫn HS tìm các thành ngữ phù hợp với nội dung các văn bản đã học và đưa vào bài viết. Yêu cầu HS viết và hoàn thiện ở nhà nếu chưa xong. GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú - Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. Phù hợp với mục tiêu, nội dung Hấp dẫn, sinh động Thu hút được sự tham gia tích cực của người học Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau Báo cáo thực hiện công việc. Hệ thống câu hỏi và bài tập Trao đổi, thảo luận của người học
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_tiet_7_thuc_hanh_tieng.docx