Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Buổi học cuối cùng
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Buổi học cuối cùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Buổi học cuối cùng
MỤC TIÊU Về năng lực Năng lực chung Đọc – hiểu văn bản (2) BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Truyện kể của một em bé người An- dat) (An – phông- xơ- đô- đê ) Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản Năng lực đặc thù Nêu được ấn tượng chung về văn bản “ Buổi học cuối cùng” Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,) của văn bản Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Về phẩm chất: Có tình yêu với tiếng mẹ đẻ, tình yêu quê hương đất nước. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập. Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm). TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ 1: Xác định vấn đề (5’) Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu. HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV cho HS nghe một đoạn bài hát Thương ca tiếng Việt: Ca từ bài hát cho em hiểu điểu gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát video, lắng nghe lời bài hát trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh B3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định HS trả lời câu hỏi. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em. Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản. - GV dẫn dắt: Với mỗi dân tộc, ngôn ngữ là tinh hoa, là hồn cốt của ngàn đời truyền lại, thậm chí là yếu tố quyết định đến sự còn- mất của dân tộc. Điều này không chỉ đúng với dân tộc ta mà đúng với nhiều dân tộc khác, đất nước khác. Nhà văn người Pháp An-phông- xơ Đô- đê đã thể hiện nội dung này trong đoạn trích "Buổi học cuôi cùng" trích trong tác phẩm “ Chuyện của một em bé người An-dát.” HĐ 2: Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: Đọc, kể tóm tắt ... I. Trải nghiệm cùng văn bản Nội dung: GV sử dụng KT thảo luận nhóm đôi phần tìm hiểu chung HS dựa vào việc chuẩn bị ở nhà để trình bày đôi nét về tác giả Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm cặp đôi B2: Thực hiện nhiệm vụ HS, cùng nhau chia sẻ, trao đổi những hiểu biết về tác giả . B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a. Đọc Hướng dẫn đọc nhanh. GV hướng dẫn HS đọc truyện: Đọc giọng chậm, xót xa cảm động, day dứt. Lời nói của thầy Ha-men đọc dịu dàng, buồn. GV đọc mẫu => học sinh đọc Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ). + Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy. Tác giả An-phông- xơ Đô- đê (1840- 1897), nhà văn Pháp Có cuộc đời đầy biến động Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng. Tác phẩm a) Đọc và tóm tắt Đọc Tóm tắt Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc. + Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán. - Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu hỏi của GV. b) Tìm hiểu chung Bối cảnh: Các sự việc trong truyện diễn ra tại lớp học vùng An- dát ở Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp phải cắt vùng đất An- dát cho nước Phổ. Xuất xứ: in trong quyển 3 tuyển tập truyện ngắn chọn lọc “Những vì sao” 1873 Thể loại: truyện ngắn Nhân vật chính: Cậu bé Phrăng Ngôi kể: ngôi thứ nhất Bố cục: 3 phần: + P1: Từ đầu tới mà vắng mặt em: Quang cảnh từ nhà đến trường dưới con mắt quan sát của Phrăng + P2: Tiếp à cuối cùng này: Diến biến buổi học cuối cùng + P3: Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Nhan đề của văn bản Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản Nội dung: GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được). ? Không khí buổi học có gì đặc biệt? ? Những điều khác lạ đó báo hiệu điều gì? B3: Báo cáo thảo luận GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản. HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS Chốt nội dung (sản phẩm). Chuyển dẫn sang nội dung sau. Tên truyện: “ Buổi học cuối cùng”: buổi học cuối cùng được học bằng tiếng Pháp và không còn buổi học nào như thế nữa. à Gợi sự tiếc nuối, xót xa 2. Nhân vật Phrăng Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7] Nội dung: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm lớp. Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 Thời gian: 7 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình). Đọc đoạn văn: B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm. HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). a. Trước giờ học Định trốn nhưng cưỡng lại được Trên đường đến trường thấy nhiều người tập trung trước trụ sở xã Khi tới lớp thấy thầy Ha men không mặc lễ phục, không trách mắng, cuối lớp cả dân làng ngồi dự, không khí buổi học yên ắng, khác thường -> Tâm trạng lo sợ, ngạc nhiên. b. Trong giờ học Khi biết đây là buổi học cuối cùng -> Choáng váng, Tự giận chính mình đã lười học , ham chơi-> ân hận, tiếc nuối Coi sách như người bạn cố tri-> đau lòng vì phải giã từ. Không thuộc bài -> xấu hổ Thấm thía lời thầy, chăm chú nghe giảng, kinh ngạc vì hiểu bài c. Kết thúc buổi học: Cảm phục , nhận ra tình cảm của thầy đối với học sinh, với ngôn ngữ dân tộc và biết ơn thầy. -> NT: miêu tả tâm lí độc đáo -> NX: Phrăng là 1 cậu bé hồn nhiên, ham chơi nhưng cũng rất nhạy cảm, tinh tế. Yêu tiếng Pháp, yêu kính thầy. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS. Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau. 3. Nhân vật thầy Ha- men Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8] Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về nhân vật thầy Ha-men: HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Thầy Ha- men được miêu tả qua những phương diện nào? Qua đó em cảm nhận thầy là người như thế nào? Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP: Nhân vật thầy Ha- men Trang phục: Thầy mặc áo rơ đanh gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, đội mũ tròn bằng lụa đen thêu -> đẹp và trang trọng Thái độ đối với học sinh: + lời lẽ nhẹ nhàng , nhắc nhở + nhiệt tình và kiên nhẫn, ân cần giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh -> dịu dàng, yêu thương học sinh Lời nói về việc học tiếng Pháp: “đó là ngôn ngữ hay nhất, trong sáng nhất, vững vàng nhất, phải giữ lấy nó, đừng bao giờ quên nó.” -> Hình ảnh so sánh khẳng định giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do-> ca tụng, tôn vinh Hành động , cử chỉ lúc buổi học kết thúc: + xúc động, nghẹn ngào, không nói nên câu Trang phục Thái độ với học sinh Lời nói về tiếng Pháp Hành động cuối buổi học. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: hoàn thiện phiếu học tập theo nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm. Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau. + người tái nhợt + dằn từng nét chữ: “ NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. -> Hành động đau đớn, xúc động -> NT: so sánh, miêu tả nhân vật -> ND: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nước sâu sắc. Các nhân vật khác trong lớp có tâm trạng như thế nào? 3. Các nhân vật khác Dân làng ngồi phía cuối lớp lặng lẽ và buồn rầu Cụ già Hode nâng niu quyển tập đánh vần, tập đọc theo lũ trẻ, giọng run run Học trò chăm chú nghe giảng,cặm cụi tập viết, muốn khóc -> Xúc động, nuối tiếc. III. TỔNG KẾT (’) Mục tiêu: [1]; [2]; [8] Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm theo bàn. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tổng kết nội dung văn bản bằng sơ đồ tư duy ? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm tự sự? Đặc biệt là khi đi tìm hiểu nhân vật? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần). GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide HĐ 3: Luyện tập (16’) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: GV tổ chức trò chơi hộp quà may mắn Sản phẩm: câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Giáo viên chiếu hộp quà chứa câu hỏi Câu 1: Nội dung chính của truyện : “ Buổi học cuối cùng” là gì? Truyện ca ngợi lòng yêu nước qua tiếng nói dân tộc. Câu 2: Từ còn thiếu trong câu sau là gì? “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình , thì chẳng khác gì nắm được. chốn lao tù.” Từ : “ chìa khóa” Câu 3: Đây là buổi học cuối cùng ở vùng nào nước Pháp? Vùng An- dát Câu 4: Truyện buổi học cuối cùng sử dụng ngôi kể nào? Ngôi thứ 1 Câu 5: Nhân vật thầy Ha- men và Phrang được miêu tả qua yếu tố nào? Ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng Nhiệm vụ 2: Yêu cầu viết đoạn văn : Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ về nhân vật em yêu thích trong truyện? Gợi ý: Về hình thức: + đúng bố cục đoạn văn + đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu Về nội dung: + Mở đoạn: giới thiệu nhân vật( trong tác phẩm nào? Tác giả nào?) + Thân đoạn: Nêu cảm nghĩ về trang phục, hành động,cử chỉ, lời nói, thái độ. + Kết đoạn: Đánh giá về nhân vật. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Chiếu hộp quà HS: Đọc yêu cầu của câu hỏi và trả lời B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng. HĐ 4: Vận dụng Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Học sinh phát biểu suy nghĩ về tiếng Việt? Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Em hãy phát biểu cảm nghĩ về tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS phát biểu cảm nghĩ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn * Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài mới. ********************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_1_truyen_ngan_va_tieu_thuyet.docx