Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Ngôn ngữ các vùng miền

docx 7 trang phuong 12/11/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Ngôn ngữ các vùng miền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Ngôn ngữ các vùng miền

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Ngôn ngữ các vùng miền
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Tiết : NGÔN NGỮ CÁC VÙNG MIỀN
Mục tiêu:
Năng lực
Hiểu được đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng của ngôn ngữ các vùng miền khác nhau
Biết sử dụng ngôn ngữ các vùng miền đúng hoàn cảnh giao tiếp
Phẩm chất
Tự tin thể hiện quan điểm của bản thân.
Biết lắng nghe, hợp tác nhóm.
Thiết bị và học liệu
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...
Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức ngữ văn, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
Nội dung hoạt động: HS tham gia trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
Dự kiến câu trả lời:
Tên sự vật
( Dự kiến)Tên gọi ở địa phương miền Nam
Hình 1: Quả dứa
Trái thơm
Hình 2: Cái bát (ăn cơm)
Cái chén
Hình 3: Cái mũ
Cái nón
Hình 4: Bắp ngô
Trái bắp
Hình 5: Quả roi
Trái mận
Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phổ biến luật chơi: Có 5 bức tranh, HS quan sát tranh để trả lời nội dung các bức tranh trong ảnh. Nếu HS trả lời sai, HS khác có quyền trả lời.
Câu hỏi: HS quan sát tranh, bằng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết sự vật được thể hiện trong bức tranh, ở địa phương miền Nam sự vật ấy được gọi là gì?
Tên sự vật
Hình 1: Quả dứa
Hình 2: Cái bát (ăn cơm)
Hình 3: Cái mũ
Hình 4: Bắp ngô
Hình 5: Quả roi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát tranh để nhận biết các sự vật trong tranh. GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. Dẫn dắt vào bài.
GV kết nối vào tiết học: Các em thân mến, chúng ta có thể thấy ngôn ngữ các vùng miền rất đa dạng, góp phần làm nên sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu phần thực hành tiếng việt: Ngôn ngữ các vùng miền.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu tri thức ngữ văn
Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng của ngôn ngữ các vùng miền khác nhau.
Nội dung: HS trình bày sản phẩm dự án học tập của nhóm
Sản phẩm: Sản phẩm dự án học tập của HS.( Sơ đồ tư duy, bài thuyết trình,)
Ngôn ngữ các vùng miền
Đặc điểm
Tác dụng
Cách sử
dụng
..
..
.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
GV chia 3 nhóm, đọc phần KT ngữ văn trang 14 để hoàn thành phiếu học tập: (HS chuẩn bị ở nhà)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
I. Tri thức ngữ văn
HS trình bày sản phẩm chuẩn bị của nhóm bằng sơ đồ tư duy hoặc bằng bảng nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.
+ Nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Ngôn ngữ các vùng miền
Đặc điểm
Tác dụng
Cách sử dụng
- Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện chủ yếu ở các mặt ngữ âm và từ vựng:
+ Đa dạng về ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
+ Đa dạng về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa
phương (từ ngữ địa phương).
Dùng để phản ánh cách nói của nhân vật, của người dân ở địa phương khác nhau.
Tạo sắc thái thân mật, gần gũi phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật. Tô đậm tính chất địa phương.
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương cũng cân có chừng mực; nếu không, sẽ gây khó khăn cho người đọc và hạn chế sự phổ biến của tác phẩm.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn vào thực hành các bài tập và thực tiễn cuộc sống.
Nội dung: HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập. Dự kiến SP:
Phiếu học tập số 1
Câu
Từ
Nghĩa
Phạm vi sử dụng
Tác dụng
1.a
Tía
Cha
Miền Nam
Phản ánh cách nói của nhân vật; Phù hợp với
bối cảnh của tác phẩm.
1.b
Má
Mẹ
Miền Nam
Phản ánh cách nói của nhân vật; Phù hợp với
bối cảnh của tác phẩm.
1.c
Giùm/
qua
Giúp /
anh
Miền Nam
Phản ánh cách nói của nhân vật; Phù hợp với
bối cảnh của tác phẩm.
1.d
Bả
Bà
Miền Nam
Phản ánh cách nói của nhân vật; Phù hợp với
bối cảnh của tác phẩm.
2.b
Ni
Này
Miền Trung
nt
2.c
Mi /
Dớ dận
Mày /
Vớ vẩn
Miền Trung
nt
Câu
Từ
Nghĩa
Phạm vi
sử dụng
Tác
dụng
1.a
1.b
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2 SGK GV cho lớp hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
? Tìm một số từ ngữ sử dụng ở địa phương em?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu học tập cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện HS trình bày câu trả lời
+ HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Gv cho HS chấm chéo bài của nhau (dựa vào bảng kiểm)
Luyện tập
Bài tập 1,2
Bảng kiểm chấm điểm
Nội dung chấm điểm
Điểm đạt được
Xác định được từ và giải nghĩa đúng các từ địa phương trong mỗi ví dụ. Mỗi từ đúng được 1.0đ
Xác định đúng phạm vi sử dụng. 2.0đ
Nêu đúng tác dụng. Mỗi ví dụ đúng được 2.0đ
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK GV chia lớp thành 2 đội tham gia phần thi tiếp sức với 2 vòng thi:
Vòng 1: Mỗi đội 3 (hoặc 4) bạn tham gia thực hiện nhiệm vụ a của BT3: Trong thời gian 1 phút viết các từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v. Mỗi bạn HS được viết 1 từ, lần lượt xoay vòng đến các bạn còn lại cho đến khi hết giờ. Hết thời gian, đội nào viết đúng và nhiều hơn sẽ chiến thắng.
Vòng 2:	Mỗi đội 3 (hoặc 4) bạn tham gia thực hiện nhiệm vụ c của BT3: Trong thời gian 1 phút viết các từ các thanh hỏi, thanh ngã. Mỗi bạn HS được viết 1 từ, lần lượt xoay vòng đến các bạn còn lại cho đến khi hết giờ. Hết thời gian, đội nào viết đúng và nhiều hơn sẽ chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện trò chơi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện HS kiểm tra kết quả các đội
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Cho điểm
2. Bài tập 3
BẢNG HỆ THỐNG CÁC TỪ
P.âm đầu l
P.âm đầu n
P.âm đầu v
lo lắng, lạnh
no	nê,
nao
vội	vàng,
lùng, lặc lè,
núng,
nói
vắng vẻ, vội
lung lay, lạ
năng,
nôn
vã,	vui	vẻ,
lẫm,	lạc
nóng,
nôn
vênh váo, ví
lõng,..
nao,
von,
BẢNG HỆ THỐNG CÁC TỪ
Thanh hỏi
Thanh ngã
Tỉ	mỉ,	nghỉ	ngơi, chém chả, rủ rỉ, 
nghĩ ngợi, mĩ mãn, lũ lụt, xử lí,
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
GV chiếu đoạn thơ: Gọi HS đọc chuẩn chính tả đoạn thơ đó:
Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê.
Lên núi lấy lá non về làm nón lá.
Lúa nếp là lúa nếp non Lúa lên lá nõn lá non nõn nà.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát đoạn thơ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện HS đọc các đoạn thơ
+ HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.
GV nhận xét, đánh giá, nhận xét cách đọc. Chấm điểm.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 SGK: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn
bản mà em đã học hoặc đã đọc.
Hình thức: Đoạn văn, đủ số câu quy định, đúng chính tả, ngôn từ trong sáng.
Nội dung: Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.(Người đàn ông cô độc giữa rừng; Dọc đường sứ Nghệ)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS dựa vào các văn bản đã học để tìm ý viết đoạn văn đúng yêu cầu.
3. Bài tập 4
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện HS đọc đoạn văn của mình.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
Nội dung: HS tìm hiểu từ ngữ sử dụng ở địa phương mình
Sản phẩm: Sổ tay cá nhân có các từ địa phương
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
? Sưu tầm các từ địa phương được sử dụng ở địa phương em. Cho biết các từ toàn dân tương ứng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS sưu tầm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Trình bày trước lớp các từ ngữ đã sưu tầm được (Tiết học sau)
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức: GV nhận xét, cho điểm phần sưu tầm của HS (giờ học sau)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_1_truyen_ngan_va_tieu_thuyet.docx