Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Dọc đường xứ Nghệ

docx 8 trang phuong 12/11/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Dọc đường xứ Nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Dọc đường xứ Nghệ

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Dọc đường xứ Nghệ
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
Văn bản:
 DỌC ĐƯỜNG XỨ NGHỆ
 (Trích Búp sen xanh) Sơn Tùng
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
+ Tri thức về thể loại tiểu thuyết lịch sử ( bối cảnh, đề tài, nhân vật, các sự kiện); nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.
+ Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX và gia cảnh thuở nhỏ của Bác Hồ.
+ Tấm lòng của nhà văn đối với lãnh tụ và đất nước.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, từ ngữ địa phương.. ), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) được thể hiện trong văn bản.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản và tác dụng, ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- Phân tích được nhân vật, chi tiết, tình huống trong văn bản.
- Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về một nhân vật trong truyện.
3. Về phẩm chất:
- Trân trọng, tự hào, kính yêu và biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, 
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc kĩ văn bản và câu hỏi 2,3 cuối bài để hoàn thành phiếu học tập sau:
CHÂN DUNG NHÂN VẬT CÔN VÀ QUAN PHÓ BẢNG
Quan Phó bảng Sắc
Cậu bé Côn
Lời nói, hành động
Tính cách, phẩm chất của nhân vật
Nhận xét chung
Cách kể chuyện
Tình cảm, thái độ của tác giả
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
Hoạt động 1: Mở đầu.
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức đã chuẩn bị bài vào nội dung của bài học.
b. Nội dung: Giáo viên chia sẻ cho HS theo dõi video bài hát về Bác & nêu yêu cầu. HS thực hiện theo y/c.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chiếu video bài hát “Người về thăm quê” của nhạc sĩ Thuận Yến và giao nhiệm vụ cho HS. 
1, Em cảm nhận được điều gì về chân dung Bác Hồ được gợi ra từ những lời ca và giai điệu của ca khúc?
2, Chia sẻ những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Suy nghĩ cá nhân.
- Gv: theo dõi, khích lệ học sinh làm việc tích cực.
B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: tổ chức cho hs chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- HS trả lời câu hỏi.
B 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về nhà văn Sơn Tùng và đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật vb “ Dọc đường xứ Nghệ”.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm đã tìm hiểu về tác giả, tác phẩm; cách đọc văn bản và thực hiện kĩ thuật chỉ huy để đọc văn bản.
c. Sản phẩm: Các phiếu học tập, sơ đồ tư duy của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung về TG, TP.
Bước 1: G/v chuyển giao n/v:
1, Chia sẻ nội dung tìm hiểu của mình về những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm (thể loại, ngôi kể, nv chính) ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ H/s: làm việc cá nhân hoàn thành sản phẩm trc ở nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày, HS khác nhận xét đánh giá.
+ Giáo viên: Quan sát, theo dõi, điều hành quá trình học sinh thực hiện.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức, h/s điều chỉnh sản phẩm nếu cần.
Nhiệm vụ 2: Đọc và tóm tắt VB.
Bước 1: G/v chuyển giao n/v. 
 Lớp phó học tập thực hiện kĩ thuật chỉ huy: điều hành lớp đọc và tìm hiểu về bối cảnh chung diễn ra sự việc, nhân vật, nội dung chính trong văn bản.
Lớp phó, cả lớp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ H/s: Thực hiện nhiệm vụ theo sự điều hành của lớp phó.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS khác nhận xét đánh giá.
+ Giáo viên: điều hành quá trình học sinh thực hiện, chỉnh sửa, uốn nắn
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS.
Chuẩn lại một số kiến thức cơ bản.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nhân vật Côn và người cha trên hành trình dọc đường xứ Nghệ 
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1, Xem lại, hoàn chỉnh sản phẩm PHT cá nhân đã chuẩn bị.
2, Trao đổi cặp đôi về nội dung PHT, chú ý phần Nhận xét chung
3, Báo cáo sản phẩm của cặp.
B 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, trao đổi cặp đôi theo hướng dẫn.
- GV theo dõi, quan sát, gợi ý
B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trình bày, hs khác nhận xét.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức
+ Hs điều chỉnh sản phẩm (nếu cần)
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu về thiên nhiên và con người dọc đường xứ Nghệ.
Bước 1: Chuyển giao n/ vụ: 
1, Tìm chi tiết trong văn bản tác giả tái hiện thiên nhiên xứ Nghệ?
 2. Qua nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Khiêm, Côn với cha, em có cảm nhận và suy nghĩ như thế nào về con người và văn hoá của vùng đất xứ Nghệ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ H/s: Trả lời câu hỏi.
+ Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét đánh giá.
+ Gv: Quan sát, theo dõi, điều hành quá trình học sinh thực hiện.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
 +GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức 
Nhiệm vụ 6: Khái quát những nét chính về ND và NT của VB.
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa của văn bản? 
B 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lv cá nhân, trình bày theo ý hiểu.
- GV theo dõi, quan sát. 
B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trình bày, hs khác nhận xét.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B 4: Đánh giá 
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức. Hs điều chỉnh sp nếu cần
I. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Tác giả và tác phẩm Búp sen xanh
a. Tác giả:
- Tên thật là Bùi Sơn Tùng 
- Sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất ngày 22 tháng 7 năm 2021 tại Hà Nội.
- Ông tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ; trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường từ Bắc vào Nam.
- Ông sớm có ý tưởng sưu tầm tìm hiểu những tư liệu về cuộc đời, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh để viết sách lưu lại cho thế hệ sau
- Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, 
Tác phẩm tiêu biểu nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh.
b. Tác phẩm Búp sen xanh:
- Hoàn cảnh sáng tác: 
 + TP được nhà văn sưu tầm tư liệu và thai nghén suốt hơn 30 năm. Hoàn thành năm 1981
 + Xuất bản lần đầu năm 1982 tại NXB Kim Đồng
- Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử
- Ngôi kể: Ngôi 3 
àTác dụng: kể khách quan, linh hoạt những sự việc và kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí.
- Nội dung: Tp viết về Bác Hồ từ khi còn nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911)
àLà tác phẩm văn học đầu tiên viết về những năm tháng tuổi thơ của Bác Hồ.
2. Văn bản Dọc đường xứ Nghệ.
a. Đọc và tóm tắt.
* Đọc: 
* Tóm tắt:
- Trên đường cùng cha và anh qua địa phận Diễn Châu, cậu bé Côn hỏi cha về ngôi đền thờ Thục Phán và được cha kể cho nghe câu chuyện về Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Nghe xong cậu cảm kích trước cách vua Thục chém con rồi tự vẫn để giữ trọn chữ tín.
- Quan Phó bảng Sắc còn kể cho con nghe câu chuyện người xưa lí giải về hính dáng núi Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách làm cậu bé Côn thêm thấm thía khát vọng của cha ông xưa.
- Khi đi qua đền Quả Sơn, cậu bé Côn rất thắc mắc về sự uy nghi của ngôi đền và công trạng của vị quan được thờ. Ông Sắc đã kể lại cho các con nghe công trạng của Uy Minh hầu Lí Nhật Quang giúp con không chỉ biết rõ hơn về vị tướng mà còn hiểu ra ý nghĩa sâu xa trong câu vè dân gian bà ngoại từng đọc cho nghe.
- Hai anh em Khiêm, Côn được cha dẫn qua nhiều nơi có phong cảnh đẹp, những di tích lịch sử của Nghệ An rồi qua Hà Tĩnh, thăm mộ cụ Nguyễn Du. Côn tần ngần không hiểu vì sao người tài thơ văn như vậy mà không được lập đền thờ, còn kẻ ăn trộm bị đánh chết thì lại có miếu thờ thật trang nghiêm
* Một số từ ngữ cần chú ý: 
- Các từ ngữ cuối các trang văn bản.
- Một số danh từ riêng về các địa danh: 
b. Tìm hiểu chung
* Bối cảnh: 
* Nhân vật chính: Cha con cụ Nguyễn Sinh Sắc.
Lưu ý: Đây là đoạn trích trong tiểu thuyết văn học có yếu tố lịch sử, không phải văn bản lịch sử thuần tuý nên nhân vật được xây dựng theo góc nhìn chủ quan của tác giả.
 * Nội dung chính:
Vb kể lại hành trình quan Phó bảng Sắc dẫn hai người con trai đi thăm bạn bè họ hàng dọc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sau khi thi đỗ Phó bảng với cuộc trò chuyện về thiên nhiên, con người, văn hoá của dải đất Miền Trung.
 II. Đọc - hiểu chi tiết văn bản.
1. Anh em Côn và cha trên hành trình dọc đường xứ Nghệ.
 a. Quan Phó bảng Sắc.
Dẫn 2 con đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kể cho con nghe những truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ; về công lao của Uy Minh hầu Lí Nhật Quang
Lí giải cặn kẽ cho các con về tên núi Trống Thủng, núi Hai Vai, núi Cờ Rách
Giải thích cho Côn những thắc mắc về những nơi 3 cha con đi qua
Tính cách:
Quan Phó bảng Sắc là người am hiểu về thiên nhiên, con người, những truyền thống văn hoá, lịch sử của quê hương.
Ông có cách dạy con những đạo lí rất nhẹ nhàng mà sâu sắc: thông qua những chuyến đi, những câu chuyện về tên đất, tên người, ông để cho con trực tiếp trải nghiệm và thấm thía những bài học làm người.
b. Cậu bé Côn
Tần ngần nhìn ngôi đền cổ kính, mong được cha chỉ bảo về sự tích ngôi đền và những ngọn núi
Nghe chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ: cậu bé nhận ra sự nham hiểm của vua Triệu, sự mất cảnh giác của cha con vua Thục Phán và Mỵ Châu; em trân trọng khí tiết của vua Thục khi quyết không để rơi vào tay giặc
Nghe cha kể chuyện về các hòn núi: Côn cảm phục sự tưởng tượng và ước vọng của người xưa gửi gắm trong câu chuyện.
Được cha giải thích về công lao của Uy Minh hầu Lí Nhật Quang, cậu bé Côn hiểu ra được, chốn quan trường có người xấu nhưng cũng nhiều vị rất tốt, có công lớn với nhân dân và được nhân dân ghi nhớ
Côn thắc mắc không hiểu vì sao người học rộng, văn hay như Nguyễn Du khi chết đi chỉ có nấm mồ nhỏ mà kẻ ăn trộm lại được lập miếu thờ
à Tính cách, phẩm chất:
Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé Côn rất ham học hỏi: Vừa đi theo cha và anh, em vừa quan sát, tưởng tượng về cảnh sắc thiên nhiên, vừa ghi nhớ từng địa điểm và có câu hỏi để hiểu thấu đáo về lịch sử, văn hoá.
Em còn có những cảm nhận tinh tế, có suy ngẫm và lí giải sâu sắc, thấu đáo trước những câu chuyện cha kể.
Cậu bé Côn còn sớm có ý thức trân trọng truyền thống văn hoá và những đạo lí của con người.
àĐó chính là những biểu hiện của một con người sớm có lòng yêu nước sâu sắc.
c. Nhận xét chung
* Cách kể chuyện 
Sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể linh hoạt dẫn dắt hợp lí, hấp dẫn.
Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại; qua suy nghĩ và lời nói.
Sử dụng thủ pháp truyện lồng trong truyện hợp lí.
* Tình cảm, thái độ của tác giả
Có sự am hiểu về thiên nhiên và con người, văn hoá xứ Nghệ.
Hiểu và trân trọng vốn hiểu biết và phẩm chất cao đẹp của quan Phó bảng. 
Khẳng định, đề cao vẻ đẹp nhân cách của cậu bé Côn.
2. Thiên nhiên, con người, văn hoá dọc đường xứ Nghệ.
- Thiên nhiên, mây trời đẹp như bức tranh gấm thêu; dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ..; núi non biêng biếc trải tận chân trời xa; núi Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách..
à Dáng núi non thường thể hiện khát vọng của con người
- Vùng đất xứ Nghệ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử văn hoá, con người giàu khát vọng xây dựng và bảo vệ quê hương.
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ ba với các tình tiết, diễn biến hợp lí.
- Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động, suy nghĩ giúp nhân vật hiện lên sinh động, chân thực, có chiều sâu.
- Kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc suy nghĩ à Giúp câu chuyện hấp dẫn, gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa.
2. Nội dung:
- Văn bản kể lại hành trình anh em Khiêm, Côn được cha dẫn qua những nơi của Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Qua đó, tác giả tái hiện sinh động chân thực chân dung cậu bé Côn với những quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm và suy nghĩ sâu sắc trước mọi cảnh sắc và câu chuyện trong cuộc sống; đồng thời phần nào giúp người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương, cách dạy đạo lí của Quan Phó bảng Sắc với các con và tấm lòng của ông với quê hương mình
- VB cũng thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng và biết ơn của tác giả với những vẻ đẹp và giá trị lịch sử văn hoá của vùng đất xứ Nghệ nói riêng và của cả dân tộc nói chung.
Hoạt động luyện tập
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chi tiết, hình ảnh nào trong truyện khiến em có cảm xúc nhất? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh báo cáo. HS khác nhận xét.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Hoạt động Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Viết đoạn văn 7-10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Côn trong truyện. 
+ Vẽ tranh minh họa một chi tiết/ sự việc trong văn bản..
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo vào giờ sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét ý thức học của HS.
*Hướng dẫn học bài.
- Tìm đọc “Búp sen xanh” và những tư liệu về tuổi thơ của Bác
- Chuẩn bị bài mới: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Phụ lục 1: Sản phẩm dự kiến cho hoạt động 3.
CHÂN DUNG NHÂN VẬT CÔN VÀ QUAN PHÓ BẢNG
Quan Phó bảng Sắc
Cậu bé Côn
Lời nói, hành động, suy nghĩ.
Dẫn 2 con đi hầu khắp những nơi nổi tiếng về phong cảnh đẹp, về di tích lịch sử của Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kể cho con nghe những truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thuỷ; về công lao của Uy Minh hầu Lí Nhật Quang
Lí giải cặn kẽ cho các con về tên núi Trống Thủng, núi Hai Vai, núi Cờ Rách
Giải thích cho Côn những thắc mắc về những nơi 3 cha con đi qua
..
Tần ngần nhìn ngôi đền cổ kính, mong được cha chỉ bảo về sự tích ngôi đền và những ngọn núi
Nghe chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ: cậu bé nhận ra sự nham hiểm của vua Triệu, sự mất cảnh giác của cha con vua Thục Phán và Mỵ Châu; em trân trọng khí tiết của vua Thục khi quyết không để rơi vào tay giặc
Nghe cha kể chuyện về các hòn núi: Côn cảm phục sự tưởng tượng và ước vọng của người xưa gửi gắm trong câu chuyện.
Được cha giải thích về công lao của Uy Minh hầu Lí Nhật Quang, cậu bé Côn hiểu ra được, chốn quan trường có người xấu nhưng cũng nhiều vị rất tốt, có công lớn với nhân dân và được nhân dân ghi nhớ
Côn thắc mắc không hiểu vì sao người học rộng, văn hay như Nguyễn Du khi chết đi chỉ có nấm mồ nhỏ mà kẻ ăn trộm lại được lập miếu thờ 
Tính cách, phẩm chất của nhân vật
Quan Phó bảng Sắc là người am hiểu về thiên nhiên, con người, những truyền thống văn hoá, lịch sử của quê hương.
Ông có cách dạy con những đạo lí rất nhẹ nhàng mà sâu sắc: thông qua những chuyến đi, những câu chuyện về tên đất, tên người, ông để cho con trực tiếp trải nghiệm và thấm thía những bài học làm người.
Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé Côn rất ham học hỏi: Vừa đi theo cha và anh, em vừa quan sát, tưởng tượng về cảnh sắc thiên nhiên, vừa ghi nhớ từng địa điểm và có câu hỏi để hiểu thấu đáo về lịch sử, văn hoá.
Em còn có những cảm nhận tinh tế, có suy ngẫm và lí giải sâu sắc, thấu đáo trước những câu chuyện cha kể.
Cậu bé Côn còn sớm có ý thức trân trọng truyền thống văn hoá và những đạo lí của con người.
àĐó chính là những biểu hiện của một con người yêu nước sâu sắc
Nhận xét chung
Cách kể chuyện 
Sử dụng ngôi kể thứ 3 để kể linh hoạt dẫn dắt hợp lí, hấp dẫn.
Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại; qua suy nghĩ và lời nói.
Sử dụng thủ pháp truyện lồng trong truyện hợp lí
Tình cảm, thái độ của tác giả 
Có sự am hiểu về thiên nhiên và con người, văn hoá xứ Nghệ.
Hiểu và trân trọng vốn hiểu biết và phẩm chất cao đẹp của quan Phó bảng. 
Khẳng định, đề cao vẻ đẹp nhân cách của cậu bé Côn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_1_truyen_ngan_va_tieu_thuyet.docx