Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

docx 6 trang phuong 12/11/2023 1290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết - Phần 6: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Tiết :
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
NÓI VÀ NGHE
Mục tiêu:
Năng lực
Nói được ý kiến của bản thân minh về một vấn đề trong đời sống.
Biết phát triển năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
Biết cách nói và nghe phù hợp với vấn đề là nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc/ sự kiện.
Phẩm chất
Tự tin thể hiện quan điểm của bản thân.
Biết lắng nghe, hợp tác nhóm.
Thiết bị và học liệu
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...
Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
Dự kiến câu trả lời:
Cột K
Những điều em đã biết khi thực hiện để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra trong buổi
thuyết trình.
Cột W
Những điều em muốn biết thêm, nhắc lại để để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra
trong buổi thuyết trình.
Cột L
Những điều em rút ra sau phần thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề để thuyết phục các bạn về vấn đề đó.
Chuẩn bị nội dung trình bày cụ thể, rõ ràng.
Nắm kĩ nội dung mà mình chuẩn bị để trình bày vấn đề một cách tự tin, cuốn
hút người nghe.
Muốn biết quy trình khi trình bày một vấn đề trong đời sống.
Cần lưu ý những gì khi trình bày một vấn đề ?
.
- Trao đổi với bạn bè, người thân những vấn đề
còn băn khoăn ...
Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi: Khi được giáo viên giao một nhiệm vụ thuyết trình về một vấn đề nào đó, em sẽ làm thế nào để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra? Theo em, trong một cuộc họp, để đưa ra được những nguyên nhân cho kết quả của một sự kiện thì ta phải trải qua những công việc nào?
Điền vào cột K, cột W trong bảng KWL sau đây:
Cột K
Những điều em đã biết khi thực hiện để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra
trong buổi thuyết trình.
Cột W
Những điều em muốn biết thêm, nhắc lại để để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra
trong buổi thuyết trình.
Cột L
Những điều em rút ra sau phần thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề để thuyết phục các bạn về vấn đề đó.
.
.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS nhớ lại và điền cột K, cột W trong bảng KWL. GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. Dẫn dắt vào bài.
GV kết nối vào tiết học: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống thực chất là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống. Vậy làm thế nào để vấn đề ấy thuyết phục được người nghe? Tiết học hôm nay sẽ củng cố cho các em kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Trước khi nói: Tìm hiểu chung về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
Dự kiến sản phẩm
HĐ của GV và HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI CHIA SẺ:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
HS đọc mục Định hướng trong SGK và cho biết:
+ Thế nào là trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ?
+ Lấy ví dụ về các vấn đề có thể nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày.
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống cần chú ý những yêu cầu nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK)
+ GV quan sát, khuyến khích
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện một số cặp đôi phát biểu.
+ Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.
Tìm hiểu chung về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
1 Khái niệm
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe.
VD: Vấn đề nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày như:
-Thế nào là lòng vị tha?
-Thế nào là lòng dũng cảm?
2. Yêu cầu chung: Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống các em cần:
Xác định sự việc, sự kiện.
Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu(Nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể.
2.2. Thực hành về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Mục tiêu:
- Biết trình bày một vấn đề trong đời sống.
HS nói đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.
Nội dung:
GV phân chia HS thành nhóm nhỏ. Sử dụng phương pháp dạy học dự án hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu được phân công từ tiết học trước.
HS Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận (nếu cần) như: giấy, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ,...
Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm.
Biểu hiện lòng yêu nước
Văn bản:
“Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng)
Văn bản: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi)
Văn bản
“Buổi học cuối cùng” (Đô -đê)
Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham muốn tìm hiểu về cội nguồn gốc gác
Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm
chiếm.
Tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha - men, của dân làng và cậu bé Ph răng
Tại sao đó
Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn:.
Những câu trả lời của cụ Phó bảng
- Hành động chế vũ khí
- Tình yêu với tiếng mẹ đẻ là biểu hiện sâu sắc của tình yêu nước.
là	biểu
của Võ Tòng để bắn giặc
hiện	của
lòng	yêu
Pháp.
nước
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Trình bày ý kiến về vấn đề các văn bản đã học: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và Buổi học cuối cùng (Đô -đê) đều nói đến biểu hiện của lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?
Câu hỏi gợi ý:
? Nội dung nào của các văn bản đã học liên quan đến lòng yêu nước?
? Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể trong mỗi văn bản thế nào? (Hoàn thành phiếu học tập số 1)
? Tại sao đó lại là những biểu hiện của lòng yêu nước?
Phiếu học tập số 1
Văn bản 1	Văn bản 2
Thực hành về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Chuẩn bị:
(Học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo nhóm)
Biểu	hiện
lòng	yêu nước
3
.
.
.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện yêu cầu của GV theo nhóm ở nhà
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 2: Thực hành Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
? HS dựa vào dàn ý để trình bày bài nói theo cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS chuẩn bị bài nói cá nhân
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
+ HS thực hiện bài nói của bản thân trước lớp
+ HS khác chú ý lắng nghe
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Người nói:
+ Trình bày bài nói
+ Sử dụng điệu bộ, cử chỉ tự nhiên
+ Điều chỉnh giọng điệu phù hợp
Người nghe:
+ Tập trung và nắm được thông tin
+ Sử dụng ánh mắt khích lệ người nói
2. Thực hành nói và nghe Dàn ý:
*Mở đầu: Nêu tình yêu nước của cả 3 văn bản
*Nội dung chính:
Lòng yêu nước của cả 3 văn bản.
Lí lẽ vì sao đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
*Kết thúc: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ cuộc sống ngày nay.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Sau khi HS trình bày bài nói.
HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến theo bảng kiểm kĩ năng nói và bảng tự kiểm kĩ năng nghe theo mẫu:
- Cuối giờ học, HS hoàn thành cột L trong bảng KWL.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đánh giá theo các tiêu chí Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.
3. Tự đánh giá
GV nhận xét, cho điểm dựa theo các tiêu chí của
bảng kiểm
* Bảng kiểm tra kĩ năng nói:
* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe:
Nội dung kiểm tra
Đạt
chưa
đạt
- Nắm và hiểu được nội dung chính phần trình bày bài nói của bạn.
- Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm hay điểm hạn chế của trong phần trình bày của bạn.
- Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn trình bày.
Nội dung kiểm tra
Đạt
chưa
đạt
Có nêu đúng các biểu hiện về lòng yêu nước trong 3 văn bản không?
Ý kiến người nói trình bày có
thuyết phục không?
- Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, kết hợp lời nói và cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ, hình ảnh (nếu có sử dụng). Đảm bảo
thời gian quy định.
- Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
Nội dung: HS tự chuẩn bị và thực hành nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống với người thân, bạn bè ngoài cuộc sống
Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
? Nói với người thân trong gia đình về tình yêu với quê hương em.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chuẩn bị nội dung bài nói
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Thực hành nói với người thân (ở nhà)
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức: GV nhận xét, cho điểm phần chuẩn bị bài nói của HS (giờ học sau)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_1_truyen_ngan_va_tieu_thuyet.docx