Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 10: Văn bản thông tin - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Thuật ngữ

docx 6 trang phuong 12/11/2023 1421
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 10: Văn bản thông tin - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 10: Văn bản thông tin - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Thuật ngữ

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 10: Văn bản thông tin - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Thuật ngữ
Ngày soạn: 14/06/2022 Ngày giảng: 7A

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

Tiết:............
Thực hành Tiếng Việt
THUẬT NGỮ
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)
MỤC TIÊU
Về kiến thức:
Học sinh biết được:
Khái niệm của thuật ngữ.
Những đặc điểm của thuật ngữ.
Ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
Về năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ, tự học, hợp tác, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
+ Giao tiếp: trình bày, trao đổi về đặc điểm, vai trò, cách sử dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản.
+ Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng thuật ngữ phù hợp với mục đích giao tiếp.
Năng lực đặc thù
Nhận biết được thuật ngữ trong văn bản.
Sử dụng thuật ngữ trong quá trình giao tiếp, tạo lập văn bản.
4. Về phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm: Có ý thức vận dụng thuật ngữ trong tạo lập văn bản để năng cao hiệu quả giao tiếp
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, bảng phụ
Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, bài báo cáo nhóm của HS....
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS tham gia trò chơi Đối mặt nói ra những từ chuyên môn của một lĩnh vực nào đó tạo tâm thế làm quen với thuật ngữ (khoa học tự nhiên, lịch sử địa lí, ngữ văn)
Nội dung: HS tham gia trò chơi, lắng nghe, nhận xét.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tham gia trò chơi đối mặt.
? Nêu những từ ngữ em thường thấy trong các bộ môn ở chương trình học lớp 6. (Mỗi cặp đối mặt nêu từ ngữ chuyên biệt thường thấy ở một môn học)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên: Hướng dẫn HS tham gia trò chơi.
Học sinh theo dõi, tham gia trò chơi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới ( 15’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm thuật ngữ
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm thuật ngữ
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia lớp thành 8 nhóm (mỗi dãy bàn 2 nhóm)
Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài tập 1: Xếp các thuật ngữ ở cột A vào lĩnh vực khoa học phù hợp ở cột B.
? Dựa và đâu, em có thể nối được như vậy? (Dựa vào những kiến thức đã học về toán học, hóa học, sinh học, vật lí học,
? Những từ ngữ này thường được dùng trong loại văn bản nào? (Văn bản khoa học, công nghệ)
? Qua bài tập vừa thực hiện, em hiểu thế nào là thuật ngữ? (Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.)
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS:
Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1.
Xếp thuật ngữ phù hợp với lĩnh vực khoa học.
Phân tích ý nghĩa của nội dung thuật ngữ biểu thị để xác định khái niệm thuật ngữ.
B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu
HS đại diện nhóm lên ghi kết quả nối của bài tập 1.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình trình bày sản phẩm (chữa bài tập 1).
Nhận xét và bổ sung cho bạn/cặp của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
Chốt kiến thức lên màn hình.
Chuyển dẫn sang Đặc điểm của thuật ngữ.
Bài tập 1
- HS xếp các thuật ngữ ở cột A vào lĩnh vực khoa học phù hợp ở cột B
Kết quả nối: 1c, 2a, 3e,4b, 5d
Rút ra:
=> Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
Đặc điểm của thuật ngữ
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các đặc điểm của thuật ngữ
Nội dung:
GV chia nhóm cặp đôi
HS làm việc cá nhân 2’, thảo luận 3’ và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.
Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập mà học sinh hoàn thành.
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập 2, 3
Làm bài tập và rút ra nội dung cần ghi nhớ.
? Có thể có cách giải thích khác về nội dung của các thuật ngữ đã cho hay không? Có thể dùng cách hiểu của thuật ngữ này để biểu thị thuật ngữ khác không?
? Qua nghĩa của từng thuật ngữ, em có thấy yếu tố biểu cảm không?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.
Suy nghĩ cá nhân kết hợp thảo luận nhóm và viết ra giấy kết quả.
GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.
HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.
Bài 2:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit và oxit bazơ -> Hóa học
Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cũng có thể dị dữỡng như động vật. -> Sinh học
Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù. ->
Toán học
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song? -> Vật lí học
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng. -> Ngôn ngữ học
Bài 3:
Chỉ đặc điểm cấu tạo của sự vật: xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản.
Chỉ cách vận hành của sự vật: xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy.
Chỉ công dụng của sự vật: ghe câu, ghe cào tôm.
Đặc điểm của thuật ngữ:
Thuật ngữ hầu như chỉ có một nghĩa và không mang sắc thái biểu cảm, tức là không biểu thị thái độ, tình cảm của người sử dụng.
Thuật ngữ cũng có những đặc điểm rất riêng của nó đó là không mang tính hình tượng mà nội dung biểu thị là đặc trưng giải thích của thuật ngữ đó.
HĐ 3: Luyện tập ( 15 phút)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập 4 SGK.
Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.
Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm và giao bài tập cho nhóm. (mỗi dãy bàn 2 nhóm)
Bài tập: Viết một đoạn văn (5-7 dòng) giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu em đã học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hỗ trợ HS liệt kê các từ loại, thành phần câu đã học và viết đoạn văn.
HS: Liệt kê các từ loại, thành phần câu đã học và viết đoạn văn.
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
HĐ 4: Vận dụng ( 8 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học liên hệ thuật ngữ ở các bộ môn học khác nhau.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Kết quả liên hệ của học sinh.
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Hãy liệt kê ở mỗi môn học 1 thuật ngữ và giải thích ý nghĩa của thuật ngữ đó.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu từ các bộ môn đã và đang học.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả liên hệ của mình.
* HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ VÀ CHUẨN BỊ BÀI SAU ( 2 phút)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_10_van_ban_thong_tin_phan_3.docx