Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Phần 5: Viết Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ

docx 7 trang phuong 12/11/2023 910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Phần 5: Viết Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Phần 5: Viết Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Phần 5: Viết Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ
MỤC TIÊU
Về kiến thức:
VIẾT
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
(2 tiết)
Đặc điểm cơ bản của thơ 4 chữ, 5 chữ: nguồn gốc, số câu, số chữ, gieo vần, ngắt nhịp..
Về năng lực:
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ bốn chữ, năm chữ;
Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Về phẩm chất:
Biết thể hiện tình cảm của bản thân (với mọi người, với thiên nhiên,...) qua các bài thơ 4 chữ, 5 chữ, từ đó có ý thức trước những hành động của mình.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV.
Máy chiếu, máy tính.
Phiếu học tập.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1:
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ về chủ đề thơ ca.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về chủ đề thơ ca.
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Trò chơi ô chữ: Lớp chia thành 2 đội. Các đội lần lượt chọn câu hỏi để trả lời. Trả lời đúng câu hỏi hàng ngang được 10 điểm; đoán đúng ô chữ hàng dọc chủ đề được 30 điểm; trả lời sai thì nhường quyền cho đội còn lại. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
Thể thơ chủ yếu dùng trong các bài ca dao Việt Nam? (6 chữ cái) – Lục bát.
Nhà thơ được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam? (5 chữ cái) – Tố Hữu.
Thao tác chọn những tiếng giống nhau phần vần ở các câu thơ trong một bài thơ được gọi là gì? (7 chữ cái) – Gieo vần.
Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, hình tượng nhân vật trung tâm là ai? (5 chữ cái) – Bác Hồ.
Các bài thơ “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”, “Mẹ”, “Tiếng gà trưa” là những sáng tác thuộc thời kỳ nào văn học nào của Việt Nam? (7 chữ cái) – Hiện đại.
Ô chữ chủ đề: Tên gọi của một thể loại văn học rất giàu nhạc điệu, đậm chất trữ tình. (từ Hán Việt – 5 chữ cái) – Thi Ca.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chuẩn bị kiến thức về thơ ca để tham gia trò chơi.
B3: Báo cáo, thảo luận:
Hs tham gia cuộc thi do GV điều hành.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét phần thi của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ
Mục tiêu: kiến thức cơ bản về thơ 4 chữ, 5 chữ.
Nội dung: Kỹ thuật lớp học đảo ngược, Hoạt động nhóm đôi, Sơ đồ tư duy
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu HS trình bày sơ đồ tư duy nêu hiểu biết về thơ 4 chữ, 5 chữ.
(GV giao việc trước cho hs trên phần mềm hoặc phiếu học tập in sẵn)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin: Nguồn gốc, đặc điểm (số câu, số chữ, gieo vần, ngắt nhịp, nội dung) thơ 4 chữ, 5 chữ.
HS tự tìm hiểu thông tin ở nhà. Trong giờ học thảo luận nhóm đôi, hoàn thiện sơ đồ của mình.
B3: Báo cáo, thảo luận
Chọn 1 cặp đôi lên trình bày. Cặp đôi thống nhất chọn sơ đồ tư duy của 1 bạn và trình bày theo sơ đồ đó.
B4. Kết luận, nhận định (GV)
HS nhận xét lẫn nhau.
* Thơ 4 chữ
Nguồn gốc: Thể thơ bốn chữ có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện.
Mỗi dòng thơ: 4 tiếng.
Số câu không hạn định.
Có thể chia khổ thơ, thường mỗi khổ có 4 câu.
- Ngắt nhịp: 2/2; 1/3; 3/1
Dựa vào vị trí của vần trong câu:
+ Vần lưng.
+ Vần chân.
Dựa vào vị trí của câu có chứa vần:
+ Vần liền.
+ Vần cách.
Chủ đề: phong phú.
- GV trình chiếu trang padlet có phần chuẩn bị cá nhân của các học sinh. Nhận xét thái độ, tinh thần chuẩn bị của hs.
- GV Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
* Thơ 5 chữ
- Nguồn gốc: Phổ biến trong Tục ngữ và trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Trong thơ thì sau này người ta mới dùng.
- GV bổ sung:
- Mỗi dòng thơ: 5 tiếng.
+ Nguồn gốc của thơ 4 chữ: Vè, đồng dao,
- Số câu không hạn định.
VD (video): Xúc xắc xúc xẻ (Đồng dao)
Xúc xắc xúc xẻ
- Có thể chia khổ thơ, thường mỗi khổ có 4 câu.
Năm mới năm mẻ
- Ngắt nhịp: 2/3; 3/2; 1/2/2; 4/1; 1/4.
Nhà nào còn thức
- Dựa vào vị trí của vần trong câu:
Mở cửa cho chúng tôi
+ Vần lưng.
+ Vần chân.
+ Nguồn gốc của thơ 5 chữ: Hát dặm: Là thể ca 5 chữ gồm nhiều trổ (khổ), mỗi trổ thường có 5 câu, trong đó thường có một câu láy lại.
- Dựa vào vị trí của câu có chứa vần:
+ Vần liền.
+ Vần cách.
Ví dụ (video minh họa): Thuyền và bến (Hò bơi thuyền)
Nước sông Lam dào dạt
Chủ đề: phong phú.
VD 1 số bài thơ 4 chữ, 5 chữ.
Đây cảnh đẹp Nam Đàn
Ai đi chợ Sa Nam
Mà xem thuyền, xem bến
Thuyền xưa nay còn nhớ
Nơi bến cũ sông nhà
Dù thuyền có đi xa Bến vẫn chờ, vẫn đợi
VD1: Vần chân – vần cách. VD2: Vần chân – vần liền.
Dù con nước vơi đầy
Thuyền xuôi ngược đó đây
Vẫn nhớ về bến cũ
Thuyền vẫn về bến cũ
- Neo đậu bến xưa (An Thuyên).
+ Nhịp trong thơ: Nhịp thơ là chỗ ngắt dòng thơ, câu thơ thành từng vế khi đọc; hoặc cách xuống dòng cuối
các câu thơ.Vai trò: Tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời góp phần biểu đạt nội dung bài thơ.
+ Cách gieo vần: Là chọn các tiếng có phần vần giống nhau hoặc gần giống nhau để tạo âm điệu trong thơ.
Dựa vào vị trí của dòng thơ có chứa vần:
Vần liền: Các câu thơ chứa vần ngay cạnh nhau.
Vần cách: Các câu thơ chứa vần không cạnh nhau.
2. Dựa vào vị trí của vần trong dòng thơ:
Vần chân: Tiếng chứa vần nằm cuối câu thơ.
Vần lưng: Tiếng chứa vần nằm giữa câu thơ
* Bài tập nhanh: Nhận diện cách gieo vần:
Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng Cau-ngọn xanh rờn Mẹ-đầu bạc trắng
Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác.
Luyện tập: (thực hành)
3.1. Thi thả thơ (Điền từ thích hợp vào chỗ trống)
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết cách chọn từ ngữ thích hợp trong thơ đảm bảo ý nghĩa câu thơ và vần, nhịp.
b) Nội dung:
- GV sử dụng trò chơi Thả thơ.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Hướng dẫn cách chơi.
Luật chơi: Mỗi đội cử 5 hs đại diện tham gia trò chơi. Mỗi bạn cầm 1 tờ giấy, ghi 1 từ có thể điền vào chỗ trống. Đội nào hoàn thành trước, đúng và lý giải hợp lý sẽ giành chiến thắng.
? Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống?
(Ngay, trong, đây) Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào .. Mát ơi là mát!
(băm, cày, lao) (mịt, sương, mờ)
Ngựa phăm phăm bốn vó Như  xuống mặt đường Mặc sớm rừng mù .
Mặc đêm đông giá buốt.
Trung thu đón trăng sáng Trời bỗng mù mịt 
Em thở dài ngao ngán Trăng ướt nhòe, buồn chưa!
Trung thu đón trăng sáng Trời bỗng mù mịt sương Em thở dài ngao ngán Trăng ướt nhòe, buồn 	!
Bé em ơi hãy ngủ Ba mẹ đi làm rồi Ngủ ngoan nhé  Trong lời ru của chị Gió hiu hiu thổi 
Thơm hương bưởi nồng nàn Hoa cúc thắm nắng  Nghiêng vào trong giấc ngủ. B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Dán từ cần điền vào chỗ trống.
B3: Báo cáo HS:
Trả lời câu hỏi của giáo viên.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát!
Ngựa phăm phăm bốn vó Như băm xuống mặt đường Mặc sớm rừng mù sương Mặc đêm đông giá buốt.
Trung thu đón trăng sáng Trời bỗng mù mịt mưa
Em thở dài ngao ngán Trăng ướt nhòe, buồn chưa!
Trung thu đón trăng sáng Trời bỗng mù mịt sương Em thở dài ngao ngán
Trăng ướt nhòe, buồn thương!
Bé em ơi hãy ngủ Ba mẹ đi làm rồi Ngủ ngoan nhé bé ời Trong lời ru của chị Gió hiu hiu thổi nhẹ
Thơm hương bưởi nồng nàn Hoa cúc thắm nắng vàng Nghiêng vào trong giấc ngủ.
Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
Chốt kiến thức và kết luận đội thắng cuộc.
3.2. Viết tiếp một số câu thơ theo dòng thơ mở đầu cho sẵn
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tập phát triển một số câu thơ theo chủ đề được gợi ý.
b) Nội dung:
GV sử dụng Kỹ thuật thảo luận nhóm.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia lớp ra làm 4-6 nhóm (Mỗi dãy gồm 2-3 nhóm):
Viết tiếp để tạo thành bài thơ 4 chữ, 5 chữ (từ 4 đến 8 câu)
Dãy A: Mùa xuân xinh tươi Dãy B: Ngày đầu em đến lớp B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Làm việc theo nhóm.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận GV:
Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm:
Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
* Học sinh tự bộc lộ.
Tiết 2:
3.3. Tập làm một bài thơ 4 chữ, 5 chữ.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Hs tự làm một bài thơ 4 chữ, 5 chữ theo các chủ đề: Người thân, kỷ niệm, loài cây, con vật,
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc cá nhân.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
Em muốn viết về đối tượng nào? Tình cảm của em với đối tượng?
Tìm hình ảnh, sự việc ấn tượng nhất về đối tượng?
Dự kiến sử dụng biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp từ,
Chú ý cách gieo vần, số tiếng trong dòng thơ.
B3: Báo cáo, thảo luận GV:
Yêu cầu học sinh lên trình bày.
HS:
Cá nhân lên trình bày sản phẩm: Bài thơ của bản thân.
Các hs khác theo dõi, quan sát, nhận xét, giúp bạn hoàn thiện bài thơ.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của học sinh, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong sản phẩm của HS.
* HS tự bộc lộ.
HĐ 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
Sưu tầm thêm bài thơ hay 4 chữ, 5 chữ.
Nộp sản phẩm bằng giấy ktra hoặc trên phần mềm.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu nguồn tư liệu ở sách, báo, internet
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_2_tho_bon_chu_nam_chu_phan_5.docx