Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Phần 6: Viết "Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ"

docx 9 trang phuong 12/11/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Phần 6: Viết "Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Phần 6: Viết "Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ"

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ - Phần 6: Viết "Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ"
VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC XONG MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU
Về năng lực:
Biết trình bày cảm nghĩ của mình về một bài thơ bốn chữ, năm chữ theo quy trình 4 bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết đoạn văn và kiểm tra, chỉnh sửa.
Rèn luyện tư duy cách nghĩ và cách biểu đạt suy nghĩ để viết đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Biết tạo lập văn bản dưới hình thức một đoạn văn
Rèn năng lực tự học, hợp tác và sáng tạo trong viết cảm nghĩ về bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Về phẩm chất:
Biết cảm nhận, rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống và con người.
Yêu quý, trân trọng những nhân vật, sự vật, sự việc cao đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.
Phiếu học tập số 1, số 2, bảng kiểm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài văn
Đoạn văn
Giống nhau
Khác nhau
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Phân tích đoạn văn mẫu)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
(1) Bài thơ “ Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai là một trong những bài thơ hay viết về mẹ. (2) Đọc bài thơ em vô cùng xúc động. (3) Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sóng đôi: mẹ và cau. (4) Nhà thơ đã chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê cùng nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ đã đem đến cho người đọc những cảm nhận hết sức chân thực: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng”. (5) Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa của con khi
nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. (6) Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của đã cho cúng ta thấy được công lao của mẹ; sự nhọc nhằn, đắng cay me trải qua để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. (7) Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp: “ Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất” đọc lên nghe thật xót xa. (8) Khoảng cách về sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng cho thấy quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. (9) Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần. (10) Thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ.
(11) Đọc những vần thơ ấy, ai không rưng rưng nghẹn ngào, không thảng thốt giật mình nghĩ tới mẹ của mình để rồi tự vấn lương tâm “ mình đã làm được gì cho mẹ?” giống như nhà thơ, kết thúc bài thơ bằng câu hỏi tu từ không lời đáp: “Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/ Mây bay về xa”. (12) Với thể thơ 4 chữ, hình ảnh thơ mộc mạc gần gũi cùng nghệ thuật đối lập tương phản, bài thơ đã gây bao xúc động trong lòng người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người: TÌNH MẪU TỬ. (13) Chúng ta, những người làm con hãy ghi nhớ công ơn trời biển của cha mẹ và hãy làm sao để nụ cười luôn nở trên môi của mẹ nhé. .
(Theo bài làm của học sinh, có sửa chữa)
Yêu cầu
Nhận xét về bài viết mẫu
Nhận xét về hình thức, cấu trúc, dung lượng của đoạn văn
Người viết đã giới thiệu được nhan đề và tên tác giả của bài thơ chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?
Người viết đã nêu được cảm xúc chung về bài thơ chưa? Đó là cảm xúc gì, được thể hiện qua những câu văn nào?
Người viết đã chỉ ra được được những chi tiết, hình ảnh, yếu tố nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chưa? Đó là những chi tiết nào, được thể hiện qua những câu văn nào?
Người viết đã trình bày được ý nghĩa, tác dụng, lí do yêu thích những chi tiết đó chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?
Người viết đã khái quát được những cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về những chi tiết nội dung, nghệ thuật của bài thơ chưa? Đó là những suy nghĩ, cảm xúc nào, được thể hiện qua những câu văn nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Thực hành tìm ý cho đoạn văn
ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)
Định hướng
Dự kiến
Bài thơ nào của tác giả nào để lại cho em nhiều ấn tượng / em yêu thích nhất?
Em có ấn tượng hoặc yêu thích các chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào của bài thơ? (Có thể chỉ lựa chọn một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc, độc đáo)
Vì sao em yêu thích các chi tiết đó? (Hoặc các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?)
Bài thơ đã gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
BẢNG KIỂM
(Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ)
Yêu cầu
Sáng tạo
Đạt
Chưa đạt
Dự kiến chỉnh sửa
Đảm bảo hình thức
đoạn văn (cấu trúc,
dung lượng)
Giới	thiệu	được
nhan đề, tác giả và
nêu được cảm nhận
chung về bài thơ
Chỉ ra được chi tiết,
hình ảnh đặc sắc
Chỉ ra nét độc đáo
trong cách thể hiện
của nhà thơ
Khái quát lại cảm
xúc của bản thân về
bài thơ bốn chữ,
năm chữ
Đảm bảo các yêu
cầu về chính tả,
ngữ pháp, diễn đạt
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu:
Tái hiện kiến thức về bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Hiểu được việc ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ là gì?
b) Nội dung:
GV đặt câu hỏi.
HS: Trao đổi, chia sẻ, thảo luận.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi: Em đã từng được học, được đọc, được nghe những bài thơ nào được làm theo thể thơ bốn chữ, năm chữ? Trong đó em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:- Xem lại phần chuẩn bị bài học ở nhà.
Chuẩn bị ý kiến cá nhân GV: - Quan sát, hỗ trợ nếu có. B3: Báo cáo, thảo luận
HS:- Trả lời câu hỏi dựa trên sự chuẩn bị ở nhà.
Trình bày ý kiến cá nhân.
GV: - Giúp học sinh xác định đúng các bài thơ bốn chữ, năm chữ.
Lắng nghe, chia sẻ, dẫn dắt học sinh trao đổi ý kiến cá nhân.
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết nối với bài học: Như vậy qua hoạt động trên, các em đã biết trình bày miệng những ý kiến, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về các bài thơ bốn chữ, năm chữ. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để ghi những suy nghĩ, ý kiến, cảm xúc đó của mình thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Học sinh kể được tên các bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả.
Học sinh biết trình bày miệng những ý kiến, suy nghĩ về bài thơ bốn chữ, năm chữ.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
1. Tìm hiểu tri thức về kiểu văn bản
Mục tiêu: HS phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa đoạn văn và bài văn; yêu cầu về hình thức và nội dung của một đoạn văn.
Nội dung:
GV đặt câu hỏi, giao phiếu bài tập, hoạt động nhóm.
HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi/ nhóm bàn
Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Bài văn
Đoạn văn
* Giống nhau:
Đều có bố cục 3 phẩn: Mở, thân, kết và c chức năng giống nhau.
Trình bày một nội dung trọn vẹn (cảm xú về một bài thơ bốn chữ, năm chữ)
Giống nhau
Khác nhau
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi:
Nêu điểm giống và khác nhau giữa bài văn và đoạn văn ( Bố cục, dung lượng, hình thức trình bày)?
Từ đó rút ra yêu cầu khi viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ 4,5 chữ?
GV yêu cầu học sinh HS trả lời các yêu cầu của phiếu học tập số 1.
Thảo luận nhóm (cặp đôi hoặc bàn) về các yêu cầu của phiếu học tập số 1.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc mục Định hướng trong SGK kết hợp với bài soạn, nêu các yêu cầu của đoạn văn.
HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập số 1.
HS trao đổi, thảo luận, bổ sung, sửa chữa hoàn thiện phiếu học tập số 1.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV gọi một số HS trình bày. HS:
Trình bày kết quả phiếu học tập số 1.
Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định:
- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.
* Khác nhau:
Bài văn
Đoạn văn
Dung lượng lớn hơn, gồm nhiều đoạn văn tạo thành
Có phần tách đoạn, phân tách ý bằng cách xuống dòng.
Các ý được triển khai chi tiết hơn, cụ thể hơn.
Dung lượng ngắn hơn
Một đoạn do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
Các ý triển khai một cách khái quát.
* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ 4,5 chữ:
* Về hình thức:
- Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Bố cục gồm 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
* Về nội dung: Các câu cùng hướng vào một chủ đề, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn.
2. Phân tích kiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ chữ: Hình thức, nội dung. HS xác định các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ dựa vào phần Định hướng (SGK/53).
b) Nội dung: HĐ phân tích mẫu: HS làm việc cá nhân và nhóm trên phiếu h. tập số 2.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ 3: Thực hành, vận dụng
a) Mục tiêu: HS biết viết đoạn văn đúng quy trình các bước và đảm bảo các yêu cầu về hình thức, nội dung.
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tiến hành các bước chuẩn bị (trước khi viết) bằng phiếu học tập số 2.
- HS viết bài.
- Đánh giá bằng bảng kiểm.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, bài viết của học sinh và kết quả đánh giá bài viết dựa trên bảng kiểm.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV trình chiếu đề bài và cung cấp phiếu học tập số 3.
2. Thực hành
Đề bài: Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ bốn chữ, năm chữ đã học (Ông đồ - Vũ Đình Liên).
Chuẩn bị.
Tìm ý và lập dàn ý
Viết bài.
Kiểm tra và chỉnh sửa.
Đoạn văn tham khảo:
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ “Ông đồ”
Định hướng
Dự kiến
Bài thơ nào của tác giả nào để lại cho em nhiều ấn tượng
/ em yêu thích nhất?
Em có ấn tượng hoặc yêu thích các chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào của bài thơ? (Có thể chỉ lựa chọn một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc, độc đáo)
Vì sao em yêu thích các chi tiết đó? (Hoặc các chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?)
Bài thơ đã gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK/53,54 và hoàn thiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 3.
HS:
Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn đề tài.
Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu.
Lập dàn ý và viết bài theo dàn ý.
Sửa lại bài sau khi viết.
B3: Báo cáo, thảo luận
Giai đoạn 1:
GV: Gọi một số HS trình bày phần tìm ý của cá nhân. HS: Lắng nghe, trao đổi, thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện ý tưởng.
Giai đoạn 2:
HS viết bài.
GV gọi một số HS trình bày bài viết của cá nhân. HS:
Trình bày bài viết của cá nhân.
Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn dựa trên bảng kiểm.
B4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét sản phẩm của HS, rút kinh nghiệm và chốt kĩ năng, phẩm chất cần đạt.
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài viết sau chỉnh sửa.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
(GV giao bài tập)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi học xong bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành (dàn ý)
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò: Hoàn thành bài viết đoạn văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_2_tho_bon_chu_nam_chu_phan_6.docx