Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc

docx 12 trang phuong 12/11/2023 1760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Bạch tuộc
B ÀI 3
Tr uy ện kh oa h ọ c vi ễn tư ởng 
MỤC TIÊU
Kiến thức
Tri thức Ngữ văn (Truyện khoa học viễn tưởng, đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật....
Số từ và phó từ
Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc
Thảo luận vấn đề gây tranh cãi
Về năng lực
Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua: cử chỉ, hành động, lời thoại, ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện, lời người kể chuyện; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).
Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với cách giải quyết vấn đề của tác giả; nêu được lí do.
Nhận biết và vận dụng được phó từ và số từ vào đọc hiểu nói và nghe có hiệu quả
Viết được bài văn biểu cảm về con người và sự vật .
Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.
Phẩm chất
Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV.
Một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
Máy tính, Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng để chiếu VB mẫu.
Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
Phiếu học tập:
Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài thảo luận nhóm của HS về một vấn đề gây tranh cãi.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: xác định vấn đề
Mục tiêu: Giúp HS
Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
Nội dung:
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, hình ảnh gợi cho em suy nghĩ điều gì.
HS quan sát các hình ảnh trên màn chiếu suy nghĩ cá nhân và trả lời.
Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
Nội dung của hình ảnh
Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở)
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi:
? Những hình ảnh trên gợi cho em cảm xúc và mong muốn gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân.
GV hướng dẫn HS quan sát.
B3: Báo cáo thảo luận GV:
Yêu cầu cá nhân lên trình bày sản phẩm.
Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
Trả lời câu hỏi của GV.
Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định
Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc Harry Potter là tên của series tiểu thuyết phim huyền bí gồm bảy phần của nhà văn Anh
Quốc J. K. Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu lưu phù thủy của cậu bé Harry Potter cùng hai người bạn thân là Ronald Weasley và Hermione Granger, lấy bối cảnh tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts nước Anh.
Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1:
BẠCH TUỘC
( Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển)
Giuyn Vec- nơ
Ngày soạn:	Ngày dạy:
MỤC TIÊU
Về năng lực:
Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
Năng lực đặc thù
- Biết cách đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng.
Xác định được ngôi kể trong văn bản.
Phân tích được đề tài, sự kiện,tình huống và nhân vật, bối cảnh truyện.
Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Về phẩm chất:
+ Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước.
+ Tình yêu thương còn thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị
Máy chiếu, máy tính.
Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
Phiếu học tập.
Học liệu
SGK, SGV.
Tranh ảnh về nhà văn Giuyn vec- nơ và văn bản “Bạch tuộc”.
Phiếu số 1: Nối
Phần 1
Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ
Phần 2
Cuộc chiến của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ
Phiếu số 2
Hãy sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo trình tự xuất hiện trong đoạn trích
Phiếu số 3
Con bạch tuộc
Đoàn thủy thủ
Phiếu số 4
Nghệ thuật
Nội dung
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ xem một bộ phim khoa học viễn tưởng chưa? Khi đó, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tri thức đọc, hiểu
Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (Sự kiện, tình huống, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,) của văn bản “ Bạch tuộc”
Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi.
- HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia nhóm cặp đôi
Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
? Đề tài của truyện KHVT thường gắn với các lĩnh vực khoa học nào?
? Truyện KHVT các sự kiện có thật hay do nhà văn tưởng tượng ra?
?Tình huống trong truyện KHVT thường diễn ra như thế nào?
? Cốt truyện trong tác phẩm KHVT thường gắn với sự kiện gì?
?Nhân vật trong truyện KHVT thường là những con người như thế nào?
? Bối cảnh trong truyện là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
Đề tài
Đề tài của truyện KHVT thường gắn với các lĩnh vực khoa học như: Công nghệ tương lai, du hành vũ trụ,người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng trái đất...
Sự kiện
Sự kiện trong truyện KHVT có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện.
Tình huống
Tình huống trong truyện KHVT thường đột ngột, bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm
Cốt truyện
Cốt truyện trong tác phẩm KHVT thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ; với những sự kiện “ đi trước thời gian”, những tình huống táo bạo, bất ngờ,..
Nhân vật
Nhân vật trong truyện KHVT thường là những con người thông thái ( nhà khoa học, nhà phát minh,
HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.
sáng chế, trong các lĩnh vực ( đề tài) mà tác phẩm đề cập.
6. Bối cảnh
Bối cảnh trong truyện KHVT thường gắn với đề tài của truyện.
2.2 Đọc, hiểu văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Giuyn Vec- nơ và tác phẩm “Ba vạn dặm dưới đáy biển” cũng như đoạn trích “Bạch tuộc”.
Nội dung: - HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Giuyn Véc- nơ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
Giuyn Véc-nơ (1828- 1905), Pháp.
Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này.
Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.
2. Tác phẩm
a. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, ngôi kể, bố cục)
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm.
HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
+ Thể hiện rõ lời thoại
Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: (Phiếu học tập số 1)
? Truyện “Bạch tuộc” thuộc thể loại gì? Em hiểu gì về thể loại đó?
? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Đọc văn bản
Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV:
Nhận xét cách đọc của HS.
Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
a) Đọc và tóm tắt
- HS đọc đúng.
b) Tìm hiểu chung
Xuất xứ: Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển.
Văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
(Tri thức Ngữ văn trang 58)
Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của nhân vật Tôi).
Văn bản chia làm 2 phần
+ P1: Từ đầu đèn trên trần bật sáng
à Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ.
+ P2: Còn lại:
à Cuộc chiến của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ
a. Mục tiêu: Giúp HS
Tìm được những chi tiết nói về những con bạch tuộc
Hoàn cảnh xuất hiện.
b. Nội dung:
GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 2 nhóm hoặc 4 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2, (nếu 2 nhóm) hoặc 1,2,3,4 (nếu 4 nhóm)...
- Phát phiếu học tập số 2& giao nhiệm vụ:
Nhóm I: Tìm những chi tiết nói về hoàn cảnh xuất hiện những con bạch tuộc?
Nhóm II: Tìm những chi tiết miêu tả về con bạch tuộc?
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới & giao nhiệm vụ mới:
Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
Trong cuộc nói chuyện giữa Nét với Giáo sư A-rôn-nác, hình ảnh những con bạch tuộc được miêu tả như thế nào?
Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả về những con bạch tuộc?
Qua đó em biết gì về những con bạch tuộc?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
* Vòng chuyên sâu
HS:
Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (7 phút)
HS:
3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép.
5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
a. Hoàn cảnh xuất hiện:
Tàu No-ti-lớt lặn xuống biển, cách mặt biển một ngàn năm trăm mét.
Cuộc nói chuyện của Nét với Giáo sư A-rôn-nác về những con bạch tuộc.
=> Qua cuộc nói chuyện giữa Nét và Giáo sư A-rôn-nác, độc giả có những hình dung ban đầu về con bạch tuộc. Đó là một con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương.
b. Con bạch tuộc khổng lồ xuất hiện:
Con bạch tuộc dài chừng tám mét.
Nó bơi lùi rất nhanh.
Mát nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy.
Tám chân từ đầu mọc ra, dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong.
Có hai trăm rưỡi cái giác ở trong vòi.
Hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại.
Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm.
Thân hình thoi.
Nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn.
Màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ.
Vòi bạch tuộc có khả năng mọc lại.
=> Con bạch tuộc được miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Đây là một con vật rất to lớn, như một con quái vật dưới biển sâu. Trong miêu tả của tác giả, có những
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
chi tiết giống với đặc điểm thực tế của loài bạch tuộc, có những chi tiết mang tính tưởng tượng. Khi tác phẩm ra đời, chỉ một số người đi biển mới từng gặp bạch tuộc. Bằng trí tưởng tượng rất phong phú, tác giả đã giúp độc giả hình dung được một loài vật đáng sợ.
2. Cuộc chiến đấu với con bạch tuộc
a. Mục tiêu: Giúp HS
Cuộc giáp chiến của thủy thủ đoàn với những con bạch tuộc.
Nghệ thuật kể chuyện .
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Chuyện gì đã xảy ra với con tàu?
? Giải thích nghĩa của từ “Giáp chiến”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: 2 phút làm việc cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày.
HS:Trình bày những hiểu biết của mình
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
a) Trước khi giáp chiến
- Con tàu bỗng dừng lại, toàn thân rung lên, đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa
- Giáp chiến nghĩa là tiến gần đến để giao tranh.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia nhóm.
Phát phiếu học tập số 3 & giao nhiệm vụ:
Tìm những chi tiết miêu tả cuộc chiến đấu của thủy thủ đoàn với những con bạch tuộc
Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
2 phút làm việc cá nhân.
3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
b) Cuộc giáp chiến
Con bạch tuộc
Đoàn thủy thủ
- Một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một con rắn, hai chục cái vòi nữa thì ngoằn ngoèo ở phía trên.
Sẵn sàng giáp chiến với con bạch tuộc khổng lồ.
Thuyền trưởng Nê-mô chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp.
GV:
Yêu cầu HS trình bày.
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
- Một cái vòi lao tới, nhấc bổng người thủy thủ lên.
Thuyền trưởng Ne-mô chặt đứt phăng cái vòi khủng khiếp.
Viên thuyền phó, các thủy thủ và ba nhà khoa học chiến đấu với những con bạch tuộc khác đang bò trên thành tàu.
- Tám vòi thì bảy vòi bị chặt đứt, cái vòi còn lại vẫn quấn chặt người thủy thủ trên không.
- Thuyền trưởng và mọi người định lao đến cứu người thủy thủ.
Phun ra chất lỏng màu đen.
Cuốn theo
một người thủy thủ xuống biển.
- Ai cũng sôi sục tinh thần căm thù.
- Một con bạch tuộc quật ngã Nét, định nuốt chửng anh.
Nét phóng lao nhọn vào mắt con quái vật.
Nê-mô lao đến cứu Nét.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Cuộc giáp chiến kết thúc như thế nào?
? Tại sao mắt Nê- Mô ứa lệ?
? Thông qua cuộc giáp chiến em có nhận xét gì về đoàn thủy thủ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
c. Cuộc giáp chiến kết thúc
Con bạch tuộc
Đoàn thủy thủ
Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, lặn xuống biển sâu.
Đoàn thủy thủ chiến thắng, đứng lặng người nhịn xuống biển cả.
Làm việc cá nhân 5’ (đọc SGK, tìm chi tiết)
Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
Trả lời câu hỏi.
Mắt Nê-mô ứa lệ vì ông vừa mất một người đồng hương của mình trong trận chiến với lũ quái vật bạch tuộc
Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập của HS.
Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục 3.
=> Đàn bạch tuộc hung hãn, tàn bạo, sẵn sàng giết chết đoàn thủy thủ nhưng cuối cùng đã nhận kết cục thua trận, phải chạy trốn xuống biển.
=> Đoàn thủy thủ dũng cảm, kiên cường chống lại lũ quái vật biển sâu. Trong cuộc chiến đó, ta không chỉ thấy được sự anh dũng mà còn thấy được tinh thần đoàn kết, tình yêu thương. Những người thủy thủ không ngại nguy hiểm để cứu đồng đội của mình, và họ rất đau đớn trước sự hi sinh của một
người đồng hương.
3. Những chi tiết đặc sắc
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
?Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học?
?Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Làm việc cá nhân 5’ (đọc SGK, tìm chi tiết)
Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
Trả lời câu hỏi.
Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập của HS.
* Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học:
Sự ra đời của tàu ngầm.
Hình ảnh con bạch tuộc - một loài vật mà có người đã trực tiếp thấy.
* Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn:
Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét. => Khi tác phẩm ra đời, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai nhưng tác giả đã tưởng tượng đến viễn cảnh chiếc tàu có thể lặn được thực tế ở độ sâu hai, ba ngàn mét.
Chi tiết miêu tả những con bạch tuộc: lao nhọn, súng bắn đều vô hiệu, bạch tuộc rất to lớn, khổng lồ, vòi của bạch tuộc có khả năng mọc lại, đặc điểm của loài bạch tuộc...
=> Lúc này, chỉ một số người đi biển mới nhìn thấy bạch tuộc, nhưng tác giả đã có thể hình dung được những đặc điểm cụ thể của loài bạch tuộc (về kích cỡ), tưởng tượng ra trận chiến giữa chúng với đoàn thủy thủ.
=> Tác giả đã dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ cùng với những hiểu biết của mình và trí tưởng tượng phong phú để sáng tạo nên một câu chuyện kịch tính, li kì, hấp dẫn, mở ra một thế giới mới mẻ, thú vị cho độc giả.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia nhóm lớp theo bàn
Phát phiếu học tập số 4.
Giao nhiệm vụ nhóm:
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện?
? Nội dung chính của văn bản “Bạch tuộc”?
? Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho mình khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV:
Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
Chuyển dẫn sang đề mục sau.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện.
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị.
Từ ngữ giàu gợi hình gợi cảm.
Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, những câu cảm thán.
2. Nội dung, Bài học
Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tinh yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ.
Bài học: Khi gặp khó khăn hay hiểm nguy, hãy dũng cảm đói mặt với nó, hãy “ chiến đấu” với những thử thách đến cùng. Chiến thắng sẽ thuộc về những người kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ.
Hãy biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn; không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà bỏ mặc người khác.
Đoàn kết sẽ taọ nên sức mạnh để vượt qua, chiến thắng được khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.
Bài tập 1: Hãy sắp xếp các chi tiết, sự kiện sau theo trình tự xuất hiện trong đoạn trích Bạch tuộc.
1
Lũ bạch tuộc thất bại, lặn xuống biển sâu.
2
Cuộc chiến giữa đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ.
3
Những con bạch tuộc khổng lồ xuất hiện.
4
Đoàn tàu No-ti-lớt lặn giữa biển
5
Cuộc nói chuyện giữa "tôi" và Nét về những con bạch tuộc khổng lồ.
Bài 2: Theo em tình huống nào trong văn bản được mô tả hấp dẫn nhất?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV giao bài tập cho HS.
HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
-> Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-lớt với những con quái vật bạch tuộc
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Nhân vật nào trong đoạn trích “ Bạch tuộc” để lại trong em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả ( Khoảng 4,5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này?
Nộp sản phẩm vào trang paled hoặc lớp học classzoom.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết tiếp theo.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_3_truyen_khoa_hoc_vien_tuong.docx