Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Chất làm gỉ
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Chất làm gỉ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Chất làm gỉ
Đọc hiểu văn bản 2 CHẤT LÀM GỈ - RÂY BRET-BƠ-RY - Ngày soạn: Ngày dạy: MỤC TIÊU Về năng lực: - Biết cách đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng. Xác định được ngôi kể trong văn bản. Phân tích được đề tài, sự kiện, tình huống và nhân vật, bối cảnh truyện. Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. Về phẩm chất: + Từ ý tưởng tạo ra chất làm gỉ để phá hủy mọi vũ khí và ngăn chặn chiến tranh trên thế giới của viên trung sĩ đã bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật của giới trẻ. + Truyện thể hiện ước mơ của người viết về một thế giới hòa bình và sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Từ đó bồi dưỡng tinh thần yêu chuộng hòa bình và phát triển. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SGK, SGV. Tranh ảnh về nhà văn Rây Bret-bơ-ry và văn bản Chất làm gỉ. Máy chiếu, máy tính. Bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. Nội dung: GV cho HS xem đoạn video nói về chiến tranh. GV hỏi, HS trả lời. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Khi xem xong đoạn video, em có suy nghĩ gì về chiến tranh? ? Nếu em trong vai trò là một người lính, em sẽ làm gì để ngăn chặn cuộc chiến tranh? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Rây Bret-bơ-ry và tác phẩm Chất làm gỉ. Nội dung: HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin. GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Rây Bơret-Bơ-Ry? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. * Tiểu sử: Rây Bret-bơ-ry (Ray Bradbury Douglas) (22/8/1920- 5/6/2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng và bí ẩn người Mĩ. Là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ XX và XXI của nước Mĩ. Ông đã được giải thưởng Franh-klin (Franklin) và O Hen-ry (O Henry) * Các tác phẩm chính: - Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như Xứ Tháng Mười (The Martian Chronicles -1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951). Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình. 2. Tác phẩm a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, ngôi kể, bố cục) b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm. HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ lời thoại. GV gọi 3 học sinh phân vai để đọc rõ lời thoại của các nhân vật đồng thời thể hiện rõ tư tưởng, tính cách, hành động của nhân vật mình hóa thân. Tóm tắt văn bản: Viên đại tá cho gọi anh trung sĩ đến để nói cho anh biết về kế hoạch thuyên chuyển anh đến một nơi khác vì đại tá nghe nói anh trung sĩ có những biểu hiện không bình thường về thần kinh gây ảnh hưởng đến công việc. Anh trung sĩ không đồng ý và nêu ra ý tưởng của mình là không muốn có chiến tranh nên đã nghiên cứu ra chất làm gỉ để phá hủy các loại vũ khí ngăn chặn chiến tranh. Sau một hồi nói chuyện, Đại tá vẫn không tin vào ý tưởng của anh trung sĩ, cho rằng anh đang mắc chứng bệnh hoang tưởng và cần được bác sĩ Mét-thiu hỗ trợ. Sau cuộc nói chuyện, anh trung sĩ đi ra khỏi phòng. Ngay sau đó, viên Đại tá được tận mắt chứng kiến sự phá hủy của chất làm gỉ ngay trong cuộc nói chuyện với bác sĩ Mét – thiu, với anh lính gác khiến đại tá tức điên lên. GV giao nhiệm vụ: ? Nêu xuất xứ của văn bản Chất làm gỉ? 2.1. Đọc và tóm tắt a. Đọc: - HS đọc đúng. b. Tóm tắt: 2.2. Tìm hiểu chung ? Truyện Chất làm gỉ thuộc thể loại gì? Em hiểu gì về thể loại đó? ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? ? Chỉ ra các PTBĐ của văn bản? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? ? Gỉ sét là gì? Nguyên nhân tạo ra gỉ sét (chất làm gỉ)? (GV có thể giải thích thêm: Khi sắt hay hợp kim của sắt (như thép) tiếp xúc với oxy và độ ẩm trong một khoảng thời gian dài, tạo thành một hợp chất mới gọi là oxít sắt hay còn gọi là gỉ sắt. Chất xúc tác chính cho quá trình gỉ là nước. Cấu trúc sắt hoặc thép có vẻ chắc chắn, nhưng các phân tử nước có thể xâm nhập vào các lỗ nhỏ và vết nứt trong bất kỳ kim loại nào kể cả sắt, sự kết hợp của nguyên tử hidro có trong nước với các nguyên tố khác để hình thành axít, ăn mòn sắt, làm cho sắt bị phơi ra nhiều hơn. Nếu trong môi trường nước biển, sự ăn mòn có thể xảy ra nhanh hơn. Trong khi đó các nguyên tử oxy kết hợp với các nguyên tử sắt để hình thành oxít sắt hay gỉ sắt, chúng làm yếu sắt và làm cho cấu trúc của sắt trở nên giòn và xốp.) B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Đọc văn bản. Tóm tắt được văn bản. Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ GV: Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). Theo dõi, hỗ trợ HS. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). GV: Nhận xét cách đọc của HS. Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . Xuất xứ: Trích Truyện khoa học viễn tưởng chọn lọc, Thái Hà dịch. Thể loại: Truyện ngắn (Truyện khoa học viễn tưởng). Ngôi kể: Ngôi thứ ba. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. Bố cục: (2 phần) Phần 1 (từ đầu đến “Tạm biệt đại tá”): Cuộc nói chuyện của trung sĩ và viên đại tá. Phần 2 (còn lại): Sự phá hủy của chất làm gỉ. g. Nhan đề: CHẤT LÀM GỈ Gỉ sét là gì? Gỉ sét (hay rỉ sét) là sắt bị oxy hóa. Gỉ sét được hình thành do sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị rỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Nếu có đủ thời gian, oxy và nước, bất kỳ khối sắt nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy. Chất làm gỉ? Sắt kết hợp với oxy và nước (ở môi trường) bị biến thành các oxít sắt, làm hư kết cấu sắt ban đầu. => Dựa trên cơ sở khoa học về chất làm gỉ, viên trung sĩ đã nghiên cứu và tạo ra chất có thể phá hủy các loại vũ khí để ngăn chặn các cuộc chiến tranh => Ý tưởng về chất có thể làm cho thế giới được hòa bình => Tư tưởng nhân văn ngay từ nhan đề truyện. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Cuộc nói chuyện giữa trung sĩ và viên đại tá a. Mục tiêu: Giúp HS Chỉ ra nội dung và ý nghĩa của cuộc nói chuyện; biết được tính cách của từng nhân vật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua lời đối thoại. b. Nội dung: - GV sử dụng phiếu học tập, câu hỏi cho HS thảo luận; sử dụng KT đặt câu hỏi cho HS trả lời. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Phiếu học tập số 1: - Chia lớp ra làm 2 nhóm hoặc 4 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2, (nếu 2 nhóm) hoặc 1,2,3,4 (nếu 4 nhóm)... Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ: Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về mong muốn và niềm tin của 2 nhân vật. Nhóm 3,4: Tìm hiểu về dự định của 2 nhân vật và kết quả của cuộc nói chuyện. Cả 2 nhóm đánh giá về cuộc nói chuyện. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ GV: Theo dõi, hỗ trợ HS. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). GV: Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . a. Cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật: * Mong muốn: - Viên đại tá muốn thuyên chuyển anh trung sĩ trẻ đi nơi khác, có thể là sang bên kia đại dương và phục vụ trong một quân đoàn nào đó thật xa. - Muốn sống không có chiến tranh. Anh muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường. * Niềm tin: Viên đại tá không tin vào ý tưởng của viên trung sĩ. Trung sĩ rất tin tưởng vào ý tưởng của bản thân, bởi vì anh đã nghiên cứu về chất làm gỉ dựa trên cơ sở khoa học. * Dự định: Đại tá dự định gọi điện cho bác sĩ Mét-thiu vì đại tá nghĩ rằng viên trung sĩ cần có sự giúp đỡ của bác sĩ khám chữa. Anh trung sĩ dự định phá hủy vũ khí chiến tranh bằng chất làm gỉ, đầu tiên là khắp châu Mỹ trong vài ngày, sau đó sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiến tranh. * Kết thúc cuộc nói chuyện: Đến lúc này, đại tá vẫn chưa tin viên trung sĩ. Trung sĩ dùng chất làm gỉ để phá hủy tất cả các vũ khí để ngăn chặn chiến tranh. => Cuộc nói chuyện không mang tính xây dựng do viên đại tá và trung sĩ trẻ có cách nhìn nhận khác nhau về chiến tranh và sự tiến bộ của khoa học. b. Nhân vật trung sĩ trẻ: - Tên là Hô – lit. Là một người lính trẻ đã trải qua cuộc chiến tranh 16 năm. VIÊN ĐẠI TÁ TRUNG SĨ TRẺ Mong muốn Viên đại tá mong muốn gì? Trung sĩ trẻ mong muốn gì? Niềm tin Viên đại tá có tin vào ý tưởng của trung sĩ trẻ không? Trung sĩ trẻ có tin vào ý tưởng của bản thân không? Dự định Viên đại tá đã dự định làm gì với trung sĩ trẻ? Trung sĩ trẻ đã trình bày những dự định của mình như thế nào? Kết thúc cuộc nói chuyện Viên đại tá có tin tưởng anh trung sĩ không? Anh trung sĩ đã làm gì tiếp theo? Đánh giá về cuộc nói chuyện? (Cuộc nói chuyện có mang tính xây dựng không? Các nhân vật có tìm được tiếng nói chung không?) B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) HS trả lời các câu hỏi sau: Nhân vật anh trung sĩ: ? Nhân vật anh trung sĩ được giới thiệu qua lời của ai? Và được giới thiệu như thế nào? ? Em có nhận xét gì về mong muốn của anh trung sĩ? ? Em có nhận xét gì về ý tưởng của trung sĩ? ? Qua cuộc nói chuyện với viên đại tá, em hãy cho biết trung sĩ trẻ là một người như thế nào? Nhân vật viên đại tá: ? Viên đại tá trong truyện được giới thiệu như thế nào? ? Em có nhận xét gì về mong muốn của viên đại tá? ? Em hãy nhận xét về thái độ của viên đại tá trong cuộc nói chuyện với trung sĩ trẻ? Qua cuộc nói chuyện với trung sĩ trẻ, em hãy cho biết viên đại tá là một người như thế nào? Nghệ thuật: ? Trong phần 1, tác giả Rây Bret-bơ-ry đã sử dụng những nghệ thuật nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: 2 phút làm việc cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. HS:Trình bày những hiểu biết của mình B4: Kết luận, nhận định (GV) - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. Mong muốn cao cả, tốt đẹp: Xóa bỏ vũ khí, chấm dứt chiến tranh. Ý tưởng thông minh, sáng tạo, dựa trên cơ sở khoa học để tạo ra chất làm gỉ phá hủy các loại vũ khí để kết thúc chiến tranh trên thế giới. => Trung sĩ trẻ là một người tài giỏi, có lí tưởng, có ước mơ cao đẹp. c. Nhân vật viên đại tá: Là cấp trên của trung sĩ trẻ, có quyền lực chỉ huy đơn vị. Mong muốn tầm thường, vì lợi ích của cuộc chiến tranh Ông gạt phăng tất cả những dự định, ước mơ của trung sĩ và khăng khăng yêu cầu cấp dưới phải làm theo mệnh lệnh. => Viên đại tá là người có tính cách nóng nảy, bị kích động, không biết lắng nghe và tin tưởng cấp dưới, chuyên quyền độc đoán, bảo thủ. * Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật qua lời đối thoại trực tiếp, từ đó bộc lộ tính cách, tâm lí của nhân vật. Nghệ thuật đối lập trong con người và tính cách của hai nhân vật chính thông qua đối thoại. Trí tưởng tượng độc đáo dựa trên sự tiến bộ của khoa học. => Làm nổi bật tư tưởng nhân văn của Rây Bret-bơ-ry về một thế giới không còn chiến tranh. 2. Sự phá hủy của chất làm gỉ a. Mục tiêu: Giúp HS Tìm hiều sự phá hủy của chất làm gỉ là có thật. Từ đó thấy được tư tưởng nhân văn của tác giả: Mong muốn thế giới không còn chiến tranh. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, trí tưởng tượng phong phú... b. Nội dung: GV sử dụng KT khăn trải bàn, tổ chức hoạt động nhóm cho HS. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) c. Sản phẩm: Câu trả lời của từng nhóm học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Làm việc nhóm theo KT khăn trải bàn: Chia lớp thành 3 nhóm: (Tiết này GV có thể cho HS ngồi theo hình chữ U). a. Tình huống truyện: - Phần (2) kể về việc đại tá gọi cho bác sĩ Mét-thiu để nhờ chữa bệnh cho viên trung sĩ. Nhưng sau đó, tất cả những điều viên Nhóm 1 trình bày câu 1, 2 Nhóm 2 trình bày câu 3, 4 Nhóm 3 trình bày câu hỏi trung tâm. Nội dung phần 2 kể về điều gì? Khi viên đại tá nói chuyện với bác sĩ Mét – thiu thì chuyện gì đã xảy ra? Thái độ của viên đại tá như thế nào? Tại sao người lính gác không thể làm theo lệnh của viên đại tá là bắt hoặc bắn chết trung sĩ trẻ? Kết thúc truyện có gì đặc sắc? Thái độ của đạo tá như thế nào? Liệu đại tá có làm gì được viên trung sĩ không? CHTT: Em hãy nhận xét về tình huống truyện? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. Thảo luận nhóm 3 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục tiếp theo. trung sĩ nói đã xảy ra, khiến đại tá tức giận và đòi bắt anh ta. - Khi đại tá đang nói chuyện với bác sĩ Mét – thiu thì cây bút của ông ta đã biến thành gỉ vàng trong sự sững sờ và tức giận của đại tá. Lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá bởi vì khẩu súng của anh ta đã biến thành gỉ sắt màu vàng. Đại tá tức giận và phải dùng chiếc ghế gỗ để tóm viên trung sĩ. Đại tá không thể làm gì được viên trung sĩ, vì anh ta có thể đã trốn thoát. => Tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên, li kì, hấp dẫn, trí tưởng tượng phong phú. B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Trả lời các câu hỏi: ? Trung sĩ trẻ Hô – lit đã chứng minh điều gì? ? Chất làm gỉ có sức mạnh như thế nào? ? Ý nghĩa của chất làm gỉ là gì? b. Sự phá hủy của chất làm gỉ Trung sĩ trẻ đã chứng minh chất làm gỉ là có thật dựa trên cơ sở khoa học. Chất làm gỉ có sự phá hủy ghê gớm, nó có thể biến những thiết bị quân sự, những vũ ? Nghệ thuật được sử dụng trong phần 2? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc cá nhân 5’ (đọc SGK, tìm chi tiết) Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục Tổng kết. khí chiến tranh biến thành chất bột có màu vàng đỏ: Cái bút, khẩu súng, máy bay, tàu thuyền quân sự... c. Ý nghĩa của chất làm gỉ Mong muốn chấm dứt chiến tranh, thế giới được sống trong bình yên. Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ của tác giả. => Tư tưởng nhân văn của tác giả Rây Bret- bơ-ry muốn thế giới thoát khỏi những cuộc chiến tranh, con người được sống trong hòa bình. * Nghệ thuật: Xây dựng tình huống bất ngờ, li kì, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. Xây dựng tâm lý, tính cách, hành động của nhân vật để bộc lộ chủ đề của tác phẩm. à Ước mơ chất làm gỉ dựa trên cơ sở của khoa học kĩ thuật sẽ trở thành hiện thực để cứu thế giới ra khỏi những cuộc chiến tranh. III. Tổng kết B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm lớp theo bàn Phát phiếu học tập số 3. Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nội dung chính của văn bản Chất làm gỉ. ? Từ câu chuyện, em rút ra ý nghĩa gì? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy. Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập). GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. Chuyển dẫn sang đề mục sau. Nội dung: Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa viên đại tá và trung sĩ trẻ về một loại chất làm gỉ có thể làm han gỉ tất cả các loại vũ khí để ngăn chặn chiến tranh trên thế giới và sự phá hủy của chất làm gỉ xảy ra thực sự bất chấp sự tức giận và sự bất lực trong việc ngăn cản trung sĩ trẻ của viên đại tá. Ý nghĩa: Qua câu chuyện về chất làm gỉ có thể phá hủy tất cả các loại vũ khí để ngăn chặn chiến tranh, tác giả Rây Bret-bơ-ry đã cho người đọc thấy trí tưởng tượng độc đáo dựa trên cơ sở của khoa học kĩ thuật và tư tưởng nhân văn lớn của tác giả: Mong muốn thế giới luôn được sống trong hòa bình và sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật thông qua đối thoại trực tiếp, nghệ thuật đối lập làm nổi bật tính cách, hành động, lời nói của các nhân vật. Trí tưởng tượng phong phú, độc đáo dựa trên cơ sở của khoa học kĩ thuật. Xây dựng tình huống bất ngờ, li kì, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc chơi trò chơi: DÙNG CHẤT LÀM GỈ NGĂN CHẶN CHIẾN TRANH. Nội dung: Bạn hãy cùng trung sĩ trẻ dùng chất làm gỉ để ngăn chặn chiến tranh bằng cách trả lời đúng các câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ phá hủy được 1 vũ khí chiến tranh. Trả lời được hết tất cả các câu hỏi sẽ nhận được biểu tượng hòa bình. Sản phẩm: Đáp án đúng của trò chơi Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức trò chơi cho HS. Câu 1: Truyện “Chất làm gỉ” thuộc thể loại nào? Truyện trinh thám Truyện khoa học Truyện khoa học viễn tưởng Truyện truyền kì Câu 2: Dòng nào nêu đúng tên các nhân vật của truyện? Đại tá, viên trung sĩ (Hô-lít), bác sĩ Mét-thiu, người lính gác Đại tá, viên trung sĩ, người cận vệ Đáp án các câu hỏi: Câu 1: Đáp án C Câu 2: Đáp án: A Câu 3: Đáp án: D Câu 4: Đáp án: B Câu 5: Đáp án: B Câu 6: Đáp án: A Câu 7: Đáp án: B Câu 8: Đáp án: D Câu 9: Đáp án: A Câu 10: Đáp án: C C. Đại tá Hô-lít, viên trung sĩ, bác sĩ Mét-thiu, người lính gác D. Đại tá, viên trung sĩ Mét-thiu, bác sĩ Hô-lít, người lính gác Câu 3: Đâu không phải là các sự kiện chính của truyện? A. Đại tá muốn điều chuyển viên trung sĩ đến nơi khác. B. Viên trung sĩ nói về ý tưởng muốn phá hủy tất cả vũ khí bằng chất gỉ sét. C. Ý tưởng của viên trung sĩ được chứng minh và đại tá muốn tiêu diệt viên trung sĩ. D. Viên trung sĩ bị bắt giam chờ ngày xử tội. Câu 4: Dòng nào không nêu đúng những dự định mà viên trung sĩ đã nói với đại tá? Sẽ phá hủy các vũ khí chiến tranh bằng chất làm gỉ. Sẽ phá hủy các căn cứ quân sự bằng khí độc. Đầu tiên sẽ đi khắp châu Mỹ trong vài ngày, sau đó sẽ sang châu Âu để phá hủy các vũ khí chiến tranh bằng chất làm gỉ. Mục tiêu trong vòng một tháng, thế giới sẽ tránh được thảm họa chiến tranh. Câu 5: Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Là một chất hóa học có thể phá hủy mọi thứ vũ khí. Là chất tạo ra phản ứng khiến cho các loại vũ khí bằng kim loại đều bị gỉ và tan thành bụi. C. Là một phép thuật có khả năng phá hủy mọi thứ. D. Là một thiết bị mà con người có thể dùng để điều khiển theo ý muốn. Câu 6: Ý tưởng làm hoen gỉ các vật bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Dựa vào cấu trúc của các nguyên tử xác định. Không dựa trên cơ sở thực tế nào Dựa vào cơ chế hoạt động của hơi nước. Dựa vào một nhân tố bí ẩn có khả năng phá hủy các vật bằng kim loại. Câu 7: Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá? Vì người lính gác đã bị ý tưởng của viên trung sĩ chinh phục. Vì khẩu súng của người lính gác đã biến thành vụn sắt gỉ màu vàng. Vì người lính gác đã bị khống chế. Câu 8: Dòng nào không nêu đúng nhận xét về tính cách của nhân vật viên đại tá? Thiếu tin tưởng người khác Thiếu sự đồng cảm, lắng nghe Nóng giận và kích động Bình tĩnh khi giải quyết vấn đề và tin tưởng cấp dưới Câu 9: Ý tưởng về chất làm gỉ của viên trung sĩ có ý nghĩa gì? Ý nghĩa nhân văn, muốn cho thế giới không có chiến tranh, tránh được các thảm họa do chiến tranh gây ra. Ca ngợi trí tưởng tượng phong phúc của con người. Khẳng định tài năng của viên trung sĩ. Câu 10: Truyện thể hiện ước mơ gì của người viết? Ước mơ chinh phục vũ trụ Ước mơ chinh phục những chân trời khoa học. Ước mơ về một thế giới hòa bình và sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Ước mơ được khẳng định bản thân. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Điều khiển trò chơi. HS: Đọc yêu cầu của câu hỏi và lựa chọn đáp án B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án. - HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa). Tổ chức thực hiện Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý tưởng chất làm gỉ phá hủy các vũ khí để ngăn chặn chiến tranh sau khi học xong văn bản Chất làm gỉ? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản (đặc biệt là những chi tiết nói về ý tưởng và sự phá hủy của chất làm gỉ). HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn. B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm. HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn 4. Hoạt động 5: Dặn dò về nhà: Học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài Thực hành tiếng việt. ********************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_3_truyen_khoa_hoc_vien_tuong.docx