Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Số từ, phó từ
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Số từ, phó từ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Số từ, phó từ
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỐ TỪ - PHÓ TỪ TUẦN.. Tiết .. Ngày soạn: . MỤC TIÊU Về năng lực: Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm. Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc suy ngẫm và chuẩn bị bài ở nhà. Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp. Năng lực đặc thù: Nhận diện được số từ, phó từ trong câu. Biết vận dụng số từ và phó từ trong đọc, viết, nói và nghe. Về phẩm chất: Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy chiếu/Ti vi, máy tính. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... Các phiếu học tập được sử dụng trong bài: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu Phó từ Đi kèm loại từ Ý nghĩa bổ sung cho từ trung tâm a b c d e f g h i k PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu Số từ Nghĩa mà từ bổ sung cho danh từ trung tâm Hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu a b c d TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nội dung: Từ video bài hát quen thuộc, học sinh phát hiện và kết nối vào bài học. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): GV cho cả lớp quan sát bài tập trên màn chiếu và gọi 1 HS đọc câu hỏi: ?Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong các câu văn sau: Các bạn học sinh đang trao đổi rất say sưa hai bài tập cô giáo đã giao. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm theo bàn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá GV nhận xét và giới thiệu bài học: Các em vừa xác định được các danh từ, động từ, tính từ trong câu. Vậy các từ còn lại: các, đang, rất, hai, đã giữ vai trò gì trong câu? Trong bài học ngày hôm nay, cô sẽ giúp các em tìm hiểu thêm về các từ đó qua bài học: Số từ và Phó từ nhé! Danh từ: bạn, học sinh, bài tập, cô giáo Động từ: trao đổi, giao Tính từ: say sưa Mục tiêu: Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Kiến thức Ngữ văn Học sinh hiểu và nhận biết được số từ, phó từ. . - Sử dụng được số từ, phó từ trong đọc, viết, nói và nghe. Nội dung: Các kiến thức cơ bản về số từ và phó từ. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nội dung 1: Số từ 1. Số từ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện (Yêu cầu đã được giao tới các nhóm từ tiết trước): ? Tìm và ghi lại những các câu văn có chứa các từ chỉ số lượng và số thứ tự trong văn bản “Bạch tuộc” của Giuyn Vec-nơ. GV chiếu ví dụ mẫu. HS Quan sát và phân tích các ví dụ mẫu: ? Xác định ý nghĩa của từ in đậm và cho biết chúng bổ nghĩa cho danh từ nào trong câu: Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. Năm 1861, về phía tây bắc Tê-nê-rip, cũng ở khoảng vĩ độ này, thủy thủ tàu A-lếch-tơn phát hiện ra một con bạch tuộc khổng lồ đang bơi cùng tuyến đường. Ý nghĩa: + Tám, mười lăm, một: chỉ số lượng + 1861: chỉ số thứ tự Bổ sung ý nghĩa cho các danh từ: + tám -> mét + mười lăm: phút + 1861: Năm + một: con (bạch tuộc) => Những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự của sự vật ta gọi là Số từ. ?Nhận xét về vị trí của các số từ so với danh từ mà nó bổ sung ý nghĩa? ?Trở lại với ví dụ phần khởi động, e hãy xác định số từ có trong câu và nêu ý nghĩa? Vị trí: + Số từ đứng trước danh từ bổ sung ý nghĩa về số lượng + Số từ đứng sau danh từ bổ sung ý nghĩa về thứ tự Số từ: ba -> chỉ số lượng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện theo nhóm: Tìm và ghi lại các câu văn HS quan sát ví dụ mẫu -> thực hiện yêu cầu Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. => Tổ trọng tài đếm nhanh và công bố nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được nhiều câu văn đúng yêu cầu nhất. HS trình bày cá nhân phát hiện trên ví dụ mẫu. => GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Nội dung 2: Phó từ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ *Ví dụ 1: GV chiếu lại Bài tập phần Khởi động: ? Các từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? 2. Phó từ - Bổ sung ý nghĩa: + các -> bạn (Danh từ) Các bạn học sinh đang học bài rất say sưa, cố hoàn thành ba bài tập cô giáo đã giao. + đang -> học (Động từ) + rất -> say sưa (Tính từ) + đã -> giao (Động từ) ? Xác định các ý nghĩa mà từ in đậm đã bổ sung cho các động từ, tính từ và danh từ? - Ý nghĩa: ? Nhắc lại khái niệm Phó từ? + các: chỉ số nhiều + đang: chỉ thời gian + rất: chỉ mức độ + đã: chỉ thời gian => Các từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ hoặc đại từ để bổ sung ý nghĩa... ta gọi là phó từ. *Ví dụ 2: ? Các từ in đậm trong câu sau bổ sung nghĩa cho những từ nào? Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong... (Véc-nơ) Đó là mơ ước tự nhiên của mỗi người trong chúng ta (Brét-bơ-ry) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ) Tôi biết đó là vô vọng nhưng tôi vẫn cố khởi động thiết bị liên lạc. (En-đi uya) ... Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry) Tôi cũng đưa mắt nhìn qua ô cửa và bất giác lùi lại. (Véc-nơ) Dù có vấp phải cái gì, chúng ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc-nơ) Tôi đã quyết định rồi. (Brét-bơ-ry) k) Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. (Véc-nơ) - Bổ sung ý nghĩa: quá -> khủng khiếp (Tính từ) đang -> đỗ (Động từ) mỗi -> người (Danh từ) lại -> mọc (Động từ) vẫn -> cố (Động từ) đừng -> để tâm (Động từ) cũng -> đưa (mắt) (Động từ) không -> ngại (Động từ) rồi -> quyết định (Động từ) k. luôn luôn -> mở, khép (Động từ) ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho các động từ, tính từ và danh từ? ? Khái quát các ý nghĩa mà phó từ thường bổ sung cho các từ đi kèm với nó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày kết quả cá nhân + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Ý nghĩa: + quá: chỉ mức độ + đang: chỉ thời gian + mỗi: chỉ số ít + lại: chỉ sự lặp lại + vẫn: chỉ sự tiếp diễn + đừng: chỉ sự cầu khiến + cũng: chỉ sự diễn ra đồng thời, tương tự + không: chỉ sự phủ định + rồi: chỉ sự hoàn thành, kết quả + luôn luôn: chỉ tính thường xuyên, liên tục. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Câu Phó từ Đi kèm loại từ Ý nghĩa bổ sung cho từ trung tâm a b c d e f g h i k Câu Phó từ Đi kèm loại từ Ý nghĩa bổ sung cho từ trung tâm a quá Tính từ chỉ mức độ b đang Động từ chỉ thời gian c mỗi Danh từ chỉ số ít d lại Động từ chỉ sự lặp lại e vẫn Động từ chỉ sự tiếp diễn f đừng Động từ chỉ sự cầu khiến g cũng Động từ chỉ sự diễn ra đồng thời, tương tự h khôn g Động từ chỉ sự phủ định i rồi Động từ chỉ sự hoàn thành, kết quả k luôn luôn Động từ chỉ tính thường xuyên, liên tục. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK/69-70 Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bài 1/69 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV phát phiếu học tập. HS hoạt động theo nhóm ? Từ các ví dụ 2 trong bài học về phó từ, thực hiện bảng thống kê theo Phiếu học tập số 1: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm thực hiện yêu cầu Bước 3: Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày GV gọi 1 nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. II. Thực hành Bài 1 Bài 2/70 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Hs đọc đề bài Hoàn thành bảng thống kê theo Phiếu học tập số 2. Bài 2 Câu Số từ Nghĩa mà từ bổ sung cho danh từ trung tâm Hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu Câu Số từ Nghĩa mà từ bổ sung cho danh từ trung tâm Hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu a bảy bổ sung ý nghĩa số lượng x a b b hai mươi bổ sung ý nghĩa số lượng mười → mươi c c mười lăm bổ sung ý nghĩa số lượng năm → lăm d Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. Bước 3:Báo cáo, thảo luận + HS trình bày kết quả của các nhân + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức d hai, ba bổ sung ý nghĩa thứ tự x Bài 3/70 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ ? HS đọc đề bài ? Các tổ hợp "số từ + danh từ" in đậm Bài 3 a) Số lượng và kích thước của con bạch tuộc. (Số lượng: một con; kích thước: tám trong những câu dưới đây giúp em hình mét) dung về loài bạch tuộc như thế nào? b) Số lượng khối thịt và cân nặng của a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám con bạch tuộc. (Số lượng khối thịt: một; mét. (Véc-nơ) cân nặng: hai mươi, hai lăm tấn). b) Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một c) Số lượng vòi của bạch tuộc. (Bạch tuộc khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm có tám vòi, trong đó có bảy vòi đã bị chặt tấn. (Véc-nơ) đứt). c) Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt. (Véc-nơ) Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động độc lập. Bước 3:Báo cáo, thảo luận HS trình bày kết quả của mình GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi Sản phẩm: Bài làm của HS Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc, trong đó có sử dụng phó từ và số từ. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm trong đoạn văn đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: Viết 1 đoạn văn. Nội dung: cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc, trong đó có sử dụng phó từ và số từ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà. HS có thể tham khảo đoạn văn sau: Sau khi học xong văn bản Bạch tuộc, tôi cảm thấy trí tưởng tượng của con người thực là phong phú. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm sơ khai và chúng ta mới chỉ biết sơ qua về loài bạch tuộc. Thế nhưng Véc-nơ, tác giả của Hai vạn dặm dưới đáy biển đã đưa vào tác phẩm của mình những tưởng tượng phong phú đi trước thời gian. Những tưởng tượng đó đã khiến tôi khâm phục sự sáng tạo của con người. Phó từ: đang Số từ: hai vạn Nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm: bổ sung ý nghĩa số lượng của chiều sâu dưới đáy biển. * HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ: Học và nắm chắc ND bài học. Hoàn thiện các bài tập và chọn viết về một nhân vật trong văn bản còn lại. Chuẩn bị bài: Thực hành đọc hiểu: Nhật trình Sol 6 (En-đi Uya)
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_3_truyen_khoa_hoc_vien_tuong.docx