Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Nhật trình Sol 6

docx 10 trang phuong 12/11/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Nhật trình Sol 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Nhật trình Sol 6

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Nhật trình Sol 6
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT TRÌNH SOL 6
( Trích tiểu thuyết Người về từ sao Hỏa)
Andy –Weir
Ngày soạn:	Ngày dạy:
MỤC TIÊU
Về năng lực:
- Thực hành đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng.
Xác định được ngôi kể trong văn bản.
Phân tích được đề tài, sự kiện,tình huống và nhân vật, bối cảnh truyện.
Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Về phẩm chất:
+ Lòng dũng cảm, khả năng ứng biến linh hoạt trước những hoàn cảnh khó khăn bất ngờ tưởng chừng như tuyệt vọng.
+ Ý chí nghị lực, khát vọng sống, tinh thần vượt khó, khả năng giải quyết vấn đề khi bản thân và người khác rơi vào những tình huống nguy hiểm, khẩn cấp
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV.
Tranh ảnh về nhà văn Andy – Weir, tiểu thuyết “Người về từ sao hỏa” , văn bản “Nhật trình Sol 6
Máy chiếu, máy tính.
Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
Phiếu học tập.
Phiếu số 1: Xác định thông tin văn bản
a. Xuất xứ
b. Thể loại (Thể loại? đề tài, PTBĐ? Ngôi kể?)
c. Bố cục (Nội dung và giới hạn từng phần)
Phiếu số 2
QUÁ TRÌNH TÔI GẶP VÀ VƯỢT QUA TAI NẠN
1. Vì sao nhân vật tôi lại bị thương?Cảm giác của tôi khi đó như thế nào?
2. Tôi tỉnh lại như thế nào? Tình trạng khi đó?
3. Dụng cụ nào đã giúp tôi vượt qua tai nạn? Vì sao?
4. Sau khi tỉnh lại tôi đã làm gì?
5.Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn?
* Qua đó em nhận xét gì về tình huống tôi và đồng đội đã gặp phải – Đặc biệt là tình huống của tôi? Dự đoán điều tệ nhất có thể xảy ra trong tình huống đó?
...................................................................................................................................
,..................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
=> Kết quả của tình huống? Từ việc tôi đã làm, nhận xét, đánh giá về nhân vật?
..
..
Phiếu số 3
Tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật
Hành động
* Nhận xét: .............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Tình cảnh và những nguy cơ mà nhân vật gặp phải khi mắc kẹt tại sao Hỏa?
Tình cảnh
Nguy cơ
Nhận xét:
Phiếu số 4
Nghệ thuật
Nội dung
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong văn học, cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: Chơi trò chơi “Đoán nhân vật”
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Cách 1:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV đưa ra thông tin 3 thông tin về một nhân vật liên quan chủ đề sinh tồn nơi hoang dã để Hs suy nghĩ, vận dụng kiến thức của bản thân đoán nhân vật
Đây là nhân vật rất nổi tiếng trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Daniel – Defoe.
Do bị đắm tàu, nhân vật này đã bị trôi dạt vào đảo hoang, chống chọi với đói rét, mưa nắng, thú dữ, bệnh tật, sự cô đơn
Chiếu chân dung nhân vật
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ – trả lời cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhân vật Rô-bin-sơn Cru-xo _ Trí thông minh nghị lực, sự khéo léo đã giúp Rô – Bin sơn tồn tại, chiến thắng nghịch cảnh để sinh tồn trên hoang đảo hơn 10 năm.
GV: Liên hệ - dẫn dắt – giới thiệu vào văn bản: Câu chuyện về nghị lực sinh tồn luôn hấp dẫn người đọc. Như Robinson ít ra vẫn đấu tranh sinh tồn ở môi trường trái đất, nhưng nếu chẳng may em rơi vào hoàn cảnh gần như Robinson nhưng lại ở môi trường ngoài trái đất thì sao? Điều gì có thể xảy ra? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Cách 2:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV cho Hs xem 1 video về đề đề tài Sao Hỏa/ Du hành vũ trụ và trả lời câu hỏi
? Vi deo nói về điều gì?
? Em có suy nghĩ gì về “Du hành vũ trụ”?
? Nội dung vi deo phản ánh điều gì về sự phát triển của thế giới?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ – trả lời cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
GV: Liên hệ - dẫn dắt – giới thiệu vào văn bản:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Andy-Weir và tác phẩm “Người về từ sao Hỏa” cũng như đoạn trích “Nhật trình Sol 6”.
Nội dung:
HS thực hiện BT dự án, tìm kiếm và chia sẻ thông tin về tác giả - tác phẩm
GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* BT dự án:
- Nhóm 1: HS đọc SGK, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả ở nhà qua Internet
-> Thuyết trình trước lớp về tác giả và tiểu thuyết “Người về từ sao Hỏa”
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Andy
– Weir ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Đọc SGk, xem lại thông tin đã tìm hiểu ở nhà
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.

Andy Weir sinh ngày 16/06/1972 tại California, Mỹ. Năm 15 tuổi, ông được thuê làm lập trình viên cho một phòng thí nghiệm quốc gia và kể từ đó đến nay, vẫn làm việc như một kỹ sư phần mềm.
Ông rất đam mê khoa học không gian, thích nghiên cứu thuyết tương đối, cơ học quỹ đạo và lịch sử du hành vũ trụ có người lái.
Người về từ sao Hỏa (Tên gốc: The Martian) là tiểu thuyết đầu tay, được ông bắt đầu viết từ năm 2009. Bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản, Andy Weir đã quyết định đăng tác phẩm trên website cá nhân dưới dạng truyện dài kỳ cho độc giả đọc miễn phí. Sau đó, trước yêu cầu của người hâm mộ, ông đã phát hành phiên bản Amazon Kindle với giá tối thiếu 99 cent. Trong vòng ba tháng, phiên bản Kindle đã bán được 35,000 bản, nằm trong top sách khoa học giả tưởng bán chạy nhất của Amazon. Thành công này đã thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản, và đến năm 2013, sách đã được ký hợp đồng xuất bản dưới dạng audiobook và sách giấy. Bộ phim cùng tên chuyển thể từ cuốn sách, với sự tham gia của Matt Damon, đã trở thành bom tấn của mùa thu 2015 và được giới chuyên môn đánh giá rất cao, nhận được 7 đề cử cho giải Oscar.
2. Tác phẩm
Mục tiêu: Giúp HS
Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, ngôi kể, bố cục)
Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm.
HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
+ Thể hiện rõ lời thoại
Giải thích một số từ: Sol, Hap, MAV
HS hoàn thiện, thảo luận trong nhóm Phiếu học tập số 1 (đã chuẩn bị ở nhà)
? Đoạn trích “Nhật trình Sol” thuộc thể loại gì? Em hiểu gì về thể loại đó? Xác định đề tài của tác phẩm?
? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai?
? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Đọc văn bản
Thảo luận thống nhất trong nhóm (2’)
Nhóm 2 lên thuyết trình (2’)
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ xung (1’
GV:
Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV:
Nhận xét cách đọc của HS.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
a) Đọc và chú thích
HS đọc đúng.
Tóm tắt nội dung đoạn trích
b. Xuất xứ: Trích tiểu thuyết Người về từ sao Hỏa
c. Thể loại: Văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
(Tri thức Ngữ văn trang 58)
Đề tài: Du hành vũ trụ
Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của nhân vật Tôi).
d. Bố cục: Văn bản chia làm 2 phần
+ P1: (Đầu – tình trạng này quá lâu): Nguyên nhân và quá trình mắc nạn của tôi
+ P2: Còn lại: Tình cảnh và những nguy cơ mà tôi gặp phải khi mắc kẹt lại sao hỏa.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Nguyên nhân và quá trình mắc nạn của nhân vật tôi
a. Mục tiêu: Giúp HS
Tìm được những chi tiết nói về nguyên nhân mắc nạn của nhân vật tôi
Quá trình tôi vượt qua nguy hiểm.
b. Nội dung:
GV sử dụng bảng kiểm, KT đặt câu hỏi
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn .
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
ND 1:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia lớp ra làm hoặc 4 - 6 nhóm:
Các nhóm thảo luận, gạch chân bằng bút chì vào văn bản
+ Tìm những chi tiết nói về nguyên nhân mắc nạn của tôi.
+ Tìm những chi tiết miêu tả bộ đồ dù hành và cách tôi khắc phục lỗi của nó để tự cứu mình.
Hoàn thiện phiếu BT số 2
Vì sao nhân vật tôi lại bị thương? Cảm giác của tôi khi đó như thế nào
Tôi tỉnh đã tỉnh lại như thế nào? Tình trạng khi đó?
Dụng cụ nào đã giúp tôi vượt qua tai nạn?
Sau khi tỉnh lại tôi đã làm gì?
Nhận xét về cách kể chuyện của nhà văn?
* Qua đó em nhận xét gì về tình huống tôi và đồng đội đã gặp phải – Đặc biệt là tình huống của tôi? Dự đoán điều tệ nhất có thể xảy ra trong tình huống đó.
=> Kết quả của tình huống? Từ việc làm của tôi em có đánh giá, nhận xét gì về nhân vật?
?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
B1:
HS:
Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). B2:
GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu bài tập cho nhau để kiểm tra chéo
GV đưa bảng kiểm chuẩn, yêu cầu 1 HS đọc, các nhóm đối chiếu, tích kết quả đúng, bổ sung chi tiết, đáp án còn thiếu.
HS: Thực hiện nhiệm vụ B3: Báo cáo, thảo luận GV:
a. Nguyên nhân:
- Trận bão cát ác liệt đã khiến Na Sa hủy nhiệm vụ. Tôi cùng những người đồng hành phải từ căn cứ quay lại tàu không gian (MAV) trong bộ đồ chuyên dụng của phi hành gia.
b. Quá trình mắc nạn và vượt qua của tôi
Đĩa liên lạc bị gió thổi bay đâm vào ăn ten thu tầm.
Một trong những chiếc đăng tên đâm vào tôi xuyên qua áo du hành -> Tôi cảm nhận cơn đau đớn nhất cuộc đời xé toạc một bên người
+ Áp xuất trong bộ đồ giảm, đôi tai ù lên đau đớn
Tôi thức dậy nhờ tiếng báo động ôxi trong bộ đồ
+ Chiếc ăng –ten xuyên thủng bọ đồ và bên hông.
+ Tôi bị đánh bật xa về phía sau, lăn xuống một ngọn đồi dốc
+ Máu tuôn trào từ vết thươngbộ đồ trung hòa trở lại -> Bộ đồ du hành đã cứu nhân vật tôi sống sót
Sau khi tỉnh lại:
+ Cẩn thận xem xét bên hông, khắc phục lỗi hỏng trên bộ đồ
+ Rút đăng ten ra khỏi người dù đau đớn
=> Trí tưởng tượng phong phú, kết hợp với vốn hiểu biết sâu về KH, tác giả đã tạo ra một tình huống nguy hiểm đặc biệt khiến nhân vật đối diện với tử thần, làm nền tảng cơ sở cho những tình tiết truyện phát sinh về sau.
Bằng một chút may mắn, vốn kiến thức tích lũy từ trước, cùng với sự dũng cảm, kiên cường, nhân vật tôi đa bình tĩnh xử lý trước những vấn đề khó khăn và TẠM THỜI vượt qua được nguy hiểm.
Yêu cầu đại diện của một – hai nhóm lên nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn qua bảng kiểm của GV
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
5 phút đầu các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhóm bạn
3 phút tiếp: Các nhóm công bố kết quả nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang nội dung 2
ND2:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
?Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học?
?Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn?
? Tác dụng của yếu tố tưởng, siêu nhiên trong đoạn trích?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Làm việc cá nhân 5’ (đọc SGK, tìm chi tiết)
Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
Trả lời câu hỏi.
Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập của HS.
Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.
* Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học:
Những chuyến du hành vũ trụ, khám phá các hành tinh trong đó có sự thật con người đã đặt chân đến sao Hỏa.
Tàu vũ trụ, áo phi hành gia, các thiết bị liên lạc, thông tin ...
* Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn:
Cơn bão cát trên sao Hỏa
Căn cứ Háp
Quá trình tôi gặp nạn và vượt qua tai nạn
=> Tác giả đã dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ cùng với những hiểu
biết của mình và trí tưởng tượng phong phú để sáng tạo nên một câu chuyện kịch tính, li kì, hấp dẫn, mở ra một thế giới mới mẻ, thú
vị cho độc giả.
2. Tình cảnh và những nguy cơ mà tôi phải đối mặt khi mắc kẹt tại sao Hỏa?
a. Mục tiêu: Giúp HS
Nhận biết những nguy cơ mà tôi gặp phải sau khi bị mắc kẹt.
Đánh giá tình huống mà tôi gặp phải.
Nghệ thuật kể chuyện
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
ND1:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Điều gì khiến “ tôi vui mừng không tả” và điều gì khiến “ Tôi buồn da diết”
? Tại sao chiếc MAV được coi là quan trọng nhất?
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: 1 phút làm việc cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày.
HS:Trình bày câu trả lời của mình
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
Điều khiến “tôi vui mừng khôn tả”: Căn Háp vẫn còn nguyên vẹn
Điều khiến “Tôi buồn da diết”: Chiếc MAV đã đi rồi
=> MAV là thiết bị kết nối liên lạc với căn cứ dưới trái đất và là phương tiện duy nhất cỏ thể đưa đoàn phi hành gia trở về trái đất.
ND2:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia nhóm.
Phát phiếu học tập số 3 & giao nhiệm vụ:
Tìm những chi tiết miêu tả suy nghĩ và hành động của nhân vật tôi?
Em có nhận xét gì về tâm trạng, suy nghĩ và hành động của nhân vật?
Chỉ ra tình cảnh mà tôi và những nguy cơ mà tôi có thể gặp sau khi xem xét mọi thứ ? Em có nhận xét gì về tình cảnh đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
3 phút làm việc cá nhân.
5 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
Tâm trạng, suy nghĩ của tôi
Hành động
- Khi trở về Háp: biết mình tàn đời nhưng không muốn chết
- Biết vô vọng không có cách nào liên lạc với Hơ - mét
Lần mò tìm khóa khí, mở cửa vào căn cứ
Sau khi vào: Cởi bộ đồ phi hành, xem xét rõ ràng vết thương, khâu nó lại
Vẫn cố khởi động thiết bị liên lạc, kiểm tra bộ đồ của mình
=> Suy nghĩ, nhìn nhận thẳng thắn vào tình cảnh của mình. Hành động nhanh
Yêu cầu HS trình bày.
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV đưa ra bảng kiểm các nhóm đối chiếu kết quả.
Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
nhẹn, dứt khoát, không chịu từ bỏ hy vọng dù trong hoàn cảnh tuyệt vọng.
* Tình cảnh của nhân vật tôi
Mắc kẹt trên sao Hỏa, không có cách nào liên lạc với trung tâm. Ở Trái đất ai cũng nghĩ rằng mình đã chết.
Nguy cơ có thể gặp:
+ Nếu máy oxi hỏng -> Chết ngộp
+ Máy lọc nước hóng -> Chết khát
+ Căn Háp thủng lỗ -> Tôi nổ tung
+ Hết thức ăn -> Đói chết
=> Tình huống vô cùng khó khăn tuyệt vọng, phải đối diện với nhiều nguy cơ mang tính sinh tồn, chưa có cách giải quyết.
ND3:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Tình huống trong vb này nói riêng và các tình huống trong các văn bản KHVT đã học nói chung có gì khác so với tình huống trong các truyện ngắn các em đã học? Tình huống như vậy có tác dụng gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Làm việc nhóm bàn, trao đổi, thống nhất ý kiến.
Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.
GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
Trả lời câu hỏi.
Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ học tập của HS.
Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau.
- Tình huống đột ngột bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm -> Đặc trưng về tình huống trong truyện KHVT
=> Tác dụng: Tăng sức hấp dẫn, thu hút người đọc dõi theo câu chuyện.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Chia nhóm lớp theo bàn
Phát phiếu học tập số 4.
Giao nhiệm vụ nhóm:
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Đề tài hấp dẫn, mang tính hiện đại
truyện?
? Nội dung chính của văn bản “Nhật trình Sol 6”?
? Vì sao truyện này có tính chất viễn tưởng?
? Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho mình khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:
Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
Chuyển dẫn sang đề mục sau.
Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện.
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị khi tạo ra tình huống truyện bất ngờ li kì, hấp dẫn.
2. Nội dung, Bài học
Văn bản kể về tình cảnh khi gặp nạn và những nguy cơ mà phi hành gia Mark Watney phải đối mặt
-> Truyện này có tính chất viễn tưởng bởi nó có nhiều yếu tố tưởng tượng, hư cấu dựa trên những kiến thức thành tựu của khoa học vũ trụ hiện đại, đề tài mới lạ, gắn với công nghệ tương lai kết hợp với bối cảnh vũ trụ hùng vĩ, bí hiểm.
Bài học: Khi gặp khó khăn hay hiểm nguy, hãy bình tĩnh dũng cảm đối mặt với nó. Kiến thức và những kĩ năng của bản thân sẽ giúp chúng ta vượt qua nguy hiểm. Trong mọi tình huống đừng bao giờ tuyệt vọng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.
Bài tập 1: Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?
1
Những thông số kĩ thuật khoa học chính xác
2
Cấu trúc, cấu tao hoạt động của những thiết bị liên lạc, Ăn ten, tàu vũ trụ
3
Kiến thức vật lý, hóa học vũ trụ
4
Cấu tạo, chức năng, cách thức hoạt động và cách khắc phục lỗi của bộ đồ phi hành
gia
5
Những nguyên lý trong ngành hàng không vũ trụ
Bài tập 2: Phân biệt yếu tố thần kì siêu nhiên trong truyện khoa học viễn tưởng và yếu tố kì ảo, huyền huyễn trong truyện dân gian?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV giao bài tập cho HS.
HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
BT 2: Phân biệt yếu tố thần kì, siêu nhiên trong truyện khoa học viễn tưởng và yếu tố kì ảo, huyền huyễn trong truyện dân gian:
Yếu tố tưởng tương siêu nhiên trong truyện KHVT: Những chi tiết tưởng tượng phải luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời.
Yếu tố tưởng tượng kì ảo trong truyện dân gian hoàn toàn là hư cấu của tác giả dân gian nhằm một mục đích nào đó, không có thật.
B4: Kết luận, nhận định:
GV nhấn mạnh một lần nữa các đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng, cách đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng. Đánh giá bài làm của HS, động viên, khích lệ những bài tốt bằng cách cho điểm.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
Bài tập:
Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “Tôi”, em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào?
Tìm xem bộ phim cùng tên được chuyển thể từ tác phẩm và viết cảm nhận của mình sau khi xem.
- Nộp sản phẩm vào trang paled hoặc lớp học classzoom.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết tiếp theo.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_3_truyen_khoa_hoc_vien_tuong.docx