Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 5: Viết "Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 5: Viết "Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 5: Viết "Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc"
HOẠT ĐỘNG VIẾT: VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC TUẦN .. Tiết .. Ngày soạn: MỤC TIÊU: Về năng lực: Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm. Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc suy ngẫm và chuẩn bị bài ở nhà. Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động vận dụng kiến thức đã học vào việc tạo lập văn bản. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản. Rèn kĩ năng trình bày những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và thái độ về một người, một sự việc nào đó trong cuộc sống hay trong tác phẩm văn học. Về phẩm chất: Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo. Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy chiếu/Ti vi, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học Nội dung: HS lắng nghe video bài hát và trình bày cảm nhận. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chiếu video. HS lắng nghe đoạn video bài hát “Mẹ là phật sống đời con” và trả lời câu hỏi: ? Theo em nội dung đoạn bài hát nói ai? Và nói về điều gì? ? Cảm xúc của em khi nghe doạn bài hát như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS lắng nghe đoạn video bài hát GV: hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày câu trả lời của mình. HS trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Nội dung đoạn bài hát nói về Mẹ. Nói về những tình cảm và lòng biết ơn của con dành cho mẹ kính yêu. Nghe đoạn bài hát em rất xúc động và thêm yêu kính, biết ơn mẹ nhiều hơn. - GV kết nối với dạng bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc để giới thiệu dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, trong cuộc sống việc bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với một ai đó hay một sự việc nào đấy rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, đúng không nào? Và, để việc bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm trong giao tiếp của các em đạt hiệu quả, ngày hôm nay, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu và thực hành viết một dạng văn biểu cảm quen thuộc nhé. Chúng ta sẽ đến với bài học: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Định hướng a) Mục tiêu: - HS biết được kiểu bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc và các yêu cầu đối với kiểu bài này. b) Nội dung: - Thế nào là Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. - Những lưu ý khi viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Quan sát phần Định hướng SGK/75 và trả lời câu hỏi: ? Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là gì? ? Để Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc ta cần lưu ý điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: suy nghĩ và trả lời cá nhân GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV chỉ định 1 – 3 học sinh trình bày câu trả lời của mình. HS trình bày. Các bạn còn lại nhận xét và bổ sung nội dung còn thiếu (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. Kết nối với đề mục: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và thái độ về một người, một sự việc nào đó trong cuộc sống hay trong tác phẩm văn học. Để Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc ta cần lưu ý: + Xác định đối tượng biểu cảm: con người, sự việc em định viết trong bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học? +Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người ấy/ sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc tình cảm hay những suy nghĩ/ bài học gì? + Lập dàn ý cho bài viết. + Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của em một cách trung thực. Nhiệm vụ 2: Thực hành a) Mục tiêu: Giúp HS Biết viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc theo trình tự các bước. Biết cách trình bày những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và thái độ về một người, một sự việc nào đó trong cuộc sống hay trong tác phẩm văn học. b) Nội dung: - Các bước cụ thể để Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ? Nhắc lại các bước cần thực hiện khi thực hành Viết một bài văn hoàn chỉnh? - GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành một đề bài cụ thể: Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học. Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản “Bạch tuộc” (Vec- nơ) Xác định nhân vật hoặc sự việc mà em định viết bài văn biểu cảm. Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý. Sửa lại bài sau khi đã viết xong? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học, tìm ý và lập dàn ý. Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. Sửa bài cho học sinh. Học sinh: Tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. II. THỰC HÀNH Cần đảm bảo 4 bước: + Chuẩn bị + Tìm ý và lập dàn ý + Viết bài văn hoàn chỉnh + Kiểm tra lại và sửa chữa Bước 1. Chuẩn bị Đọc kĩ văn bản “Bạch tuộc” Xem lại tiết đọc hiểu văn bản. Xác định nhân vật hoặc sự việc yêu thích. Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý a) Tìm ý Tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi: Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất trong văn bản “Bạch tuộc” là ai, sự việc nào? (Giới thiệu nhân vật/tóm tắt sự việc) Nhân vật hay sự việc ấy để lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì? (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã) Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (Về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống)? b) Lập dàn ý Mở bài: Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích “Bạch tuộc” mà em muốn viết bài văn biểu cảm. Thân bài: Lần lượt nêu những cảm xúc, suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể. Ví dụ: Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc. (Ví dụ: Cảm phục, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô; Cảm nghĩ về giáo sư A-rôn-nác, nhân vật xưng tôi trong truyện hoặc cảm xúc về trận chiến với Bạch tuộc.) Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc cụ thể. Như: + Theo em, thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm, vị tha (kể lại 1 số chi tiết, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, suy nghĩ của ông); hoặc sự việc chiến đấu với đàn bạch tuộc khổng lồ là một cuộc chiến đấu căng thẳng, nguy hiểm và dữ dội (kể tóm tắt lại trận chiến) + Em cảm phục, ngưỡng mộ vị thuyền trưởng có lòng dũng cảm và luôn vì người khác; hay trận chiến đấu với bạch tuộc đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả. + Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu. - Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn. Bước 3. Viết bài Dựa vào dàn ý đã lập em hãy viết một bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học. Bước 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ, đúng trình tự ở dàn ý hay chưa. Đọc và phát hiện các lỗi và sửa lại bài viết. Như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu được hết những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết); +Lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu), chính tả Nhiệm vụ 3: Trả bài a) Mục tiêu: Giúp HS Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. b) Nội dung: GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. HS đọc bài viết, làm việc nhóm. Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ HS làm việc theo nhóm Bước 3: Báo cáo thảo luận III. TRẢ BÀI HS có thể tham khảo bài viết sau: Trong đoạn trích Bạch tuộc, em ấn tượng nhất là thuyền trưởng Nê-mô, một người vừa có vẻ đẹp của thể lực lẫn tinh thần. GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. HS nhận xét bài viết. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. Chiếu bài tham khảo lên màn chiếu và cho một HS đọc to bài tham khảo trước lớp. Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích Bạch tuộc hiện lên là một người sẵn sàng chiến đấu với lũ bạch tuộc, nói cách khác, ông là một người quyết đoán, gan dạ. Ông đã sẵn sàng chiến đấu với những con bạch tuộc bằng rìu và đã đã chém đứt các vòi của chúng. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, giáo sư A-rôn-nác đã lao tới cứu anh ta. Nhưng Nê-mô đã đến trước giáo sư. Lưỡi rìu của Nê-mô cắm phập vào mồm quái vật, và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Ở chi tiết này, có thê thấy sức mạnh cùng sự nhanh nhẹn của một thuyền trưởng. Phải có sức khỏe về thể chất, Nê-mô mới có thể sẵn sàng chiến đấu với lũ "quái vật" này và có những hành động vô cùng nhanh như vậy. Không những thế, Nê-mô còn là một người có cả vẻ đẹp về tâm hồn – ông sống rất tình cảm. Vì sao ông phải chiến đấu với lũ bạch tuộc? Đó không chỉ còn là vì lũ bạch tuộc khiến con tàu No-ti-lớt không đi được mà còn vì những con người trên chiếc tàu ấy. Nếu không chiến đấu với lũ bạch tuộc, sẽ không có cơ hội nào để cứu người thủy thủ kia, không có cơ hội nào để cứu Nét Len. Việc Nê-mô chặt đứt vòi bạch tuộc hay rìu của ông cắm phập vào mồm quái vật vừa cho thấy sức mạnh thể chất của ông, nhưng cũng nói lên sự giận dữ của ông với lũ "quái vật" dám động vào những người trên tàu. Nói cách khác, đó là tình cảm giữa người với người, tình cảm của những người đã thân thiết dành cho nhau. Tôi nhớ nhất là chi tiết mắt Nê-mô ứa lệ khi nghĩ về "biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình". Tôi ấn tượng bởi đó là sự xúc động của một con người dành cho một con người, của người có quê hương dành cho đồng hương của mình, của một thuyền trưởng dành cho thuyền viên. Tôi còn ấn tượng bởi ông không khóc nức nở, không khóc thành tiếng hay một sự xúc động thái quá. Ở đây, Nê-mô chỉ "ứa nước mắt", những giọt nước mắt của ông cứ trào ra, ông không hề kêu lên hay cố tình thể hiện mà nó là cảm xúc chất chứa đến hồi bộc phát. Chi tiết này là một chi tiết đắt giá nói lên vẻ đẹp tinh thần của Nê-mô. Nhân vật Nê-mô với sự gan dạ, quyết đoán và tình thương người đã để lại trong tôi sự cảm phục và ngưỡng mộ. Ông cũng cho tôi hiểu về sức mạnh của con người, sức mạnh của tinh thần đồng đội. Chính Nê-mô đã cho tôi biết cách cần phải rèn luyện bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần. 3. Hoạt động 3: Vận dụng Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. Sản phẩm: Bài làm của học sinh. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: Dựa vào các bước trong cách làm biểu cảm về một con người hoặc sự việc để thực hiện đối với bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý. Chú ý những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc, tìm các ý, lập dàn ý cho bài văn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà. * HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ: Học và nắm chắc ND bài học. Hoàn thiện các bài viết vào vở bài tập. - Soạn bài: Nói và nghe “Thảo luận nhóm về một vấn đề”
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_3_truyen_khoa_hoc_vien_tuong.docx