Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 6: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 6: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng - Phần 6: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề
TUẦN: Tiết: Ngày soạn: NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN NHÓM VÀ MỘT VẤN ĐỀ I. MỤC TIÊU 2. Về kĩ năng *Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông *Năng đặc thù: - Nắm được mục đích, yêu cầu thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói ( thuyết trình) để trao đổi, tranh luận vấn đề còn có ý kiến thống nhất . - Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học - Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống - Biết thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi - Trình bày vấn đề trước tập thể 3. Về phẩm chất - Yêu nước: Hiểu và tự hào về sự phong phú của tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu với tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc chúng ta. - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm,... 2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... Tiêu chí Mức độ Chưa đạt Đạt Tốt 1. Lựa chọn vấn đề gây tranh cãi Chưa nêu được vấn đề Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; thể hiện nhưng chưa rõ quan điểm. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; thể hiện rõ quan điểm. 2. Lập luận Không biết cách tổ chức hệ thống lí lẽ kết hợp với dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm Luận điểm tương đối phù hợp, rõ ràng. Hệ thống lí lẽ hợp lí, được củng cố bằng dẫn chứng Luận điểm phù hợp, rõ ràng, sâu sắc và tất cả được chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng sắc bén 3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng Giọng điệu tương đối phù hợp với đề bài, nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. Giọng điệu phù hợp với đề bài, nói to, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. 5. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn. TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: – Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết. b)Nội dung: HS dựa kiến thức đã học thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu học sinh đọc lại văn bản : “Bạch tuộc” và Chất làm gì”, tóm tắt hai văn bản B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm (hay hoạt động cá nhân) - GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần) B3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm của nhóm (hay của cá nhân) B4: Kết luận, nhận định (GV): - HS nhận xét, bổ sung - GV đánh giá kết quả của học sinh trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh vào bài mới. - Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện: cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ. Kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển. - Văn bản “ Chất làm gỉ”: viên trung sĩ Hô- lít gặp đại tá và trình bày về ý tưởng của mình là nghiên cứu một chất làm hoen gỉ sắt thép để giữ gìn hòa bình thế giới. Viên đại tá không tin và yêu cầu anh đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Và kết truyện là những vật dụng sắt thép bị hoen gỉ và đại tá muốn giết viên trung sĩ nhưng không được . Gv giới thiệu bài mới : Truyện khoa học viễn tưởng là những câu chuyện do tác giả tưởng tượng nhưng luôn dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ, truyện khoa học viễn tưởng hấp dẫn người đọc bằng các sự kiện giàu kịch tính, tình huống bất ngờ; kích thích trí tưởng tượng. truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời. Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với các lĩnh vực khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng Trái Đất,... Sự kiện trong truyện khoa học viễn tưởng có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện. Như vậy trong truyện khoa học viễn tưởng, có yếu tố có thật và yếu tố không có thật... 2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới CHUẨN BỊ BÀI NÓI 1. Định hướng a) Mục tiêu: Lựa chọn vấn đề tranh cãi b) Nội dung : Ý kiến cá nhân về vấn các điểm chưa thống nhất Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV : Chia lớp thành 4 nhóm 1,2,3,4 Các nhóm bắt thăm đề tài thảo luận B2: Thực hiện nhiệm vụ - Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm - Các thành viên: + Đọc kĩ văn bản , đọc kĩ phần tóm tắt + Chuẩn bị ý kiến cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận * Tên văn bản - Nội dung thảo luận : .......................... - Ý kiến cá nhân: ................................... B4: Kết luận, nhận định: Lựa chọn vấn đề gây tranh cãi Sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” có thực hay không? 2. Thực hành a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nội dung cần thảo luận b) Nội dung: HS đọc lại 2 văn bản phần đọc hiểu, thực hiện theo yêu cầu của GV - Xem lại nội dung bài đọc hiểu. - Tìm hiểu thông tin về khoa học viễn tưởng. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Thảo luận: Sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” có thực hay không? GV chia lớp thành 2 nhóm N1,3: Tìm những chi tiết có thật và không có thật về sự vật và con người trong Văn bản : Bạch tuộc N2,4: Tìm những chi tiết có thật và không có thật về sự vật và con người trong văn bản : Chất làm gỉ: B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận theo nhóm , đưa ra ý kiến thống nhất B3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày Văn bản Sự việc có thật Sự việc không có thật Bạch tuộc Chất làm gỉ B4: Kết luận, nhận định GV Yêu cầu các nhóm nhận xét, cho ý kiến Văn bản Sự việc có thật Sự việc không có thật Bạch tuộc Những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại Những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị, con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét Chất làm gỉ Nhân vật đại tá, viên trung sĩ và nhưng xung đột, chiến tranh Chất làm gỉ là một phát minh xuất phát từ những nguyên lí khoa học, mang tính khả thi và có thể thực hiện được. - Đó là một phát minh mang tính nhân văn, hướng đến một mục tiêu cao đẹp nhằm xây dựng một thế giới hòa bình nên nó hoàn toàn có thể thực hiện được. Nhân vật như vậy có lẽ vẫn tồn tại bởi con người thường ghét chiến tranh, yêu hòa bình, có những người họ sẽ sẵn sàng làm mọi thứ để đổi lấy hòa bình dù cho điều đó có thể đi ngược lại lý tưởng mà đất nước họ đang theo đuổi. - Viên trung sĩ muốn biến những cỗ đại bác thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột bom trở nên vô hại và xe tăng đổ rụi, nằm im trong các hố đầy nhựa đường để chiến tranh kết thúc. - Đó là một phát minh mang tính tưởng tượng nhiều hơn bởi nó là rất khó để có thể tạo ra một thiết bị đạt đến hoàn hảo như vậy. - Nó là không thể bởi khi con người còn mâu thuẫn, tranh chấp với nhau về lãnh thổ, kinh tế thì chiến tranh vẫn sẽ tiếp diễn và vũ khí hạt nhân vẫn sẽ phát triển. - Nếu thực sự có một viên trung sĩ như vậy trong một doanh trại quân đội, có lẽ cậu đã bị đuổi hoặc bắn chết ngay từ khi ý tưởng điên rồ của cậu bị phát hiện bởi nó đi ngược lại lí tưởng nơi cậu đang làm việc. 2. Thực hành Phiếu học tập số 1 Mục đích thảo luận ? Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm thuyết trình để tìm cách giải quyết. Nội dung thảo luận “Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc hoặc Chất làm gỉ có thực hay không? Ý kiến đồng ý Những nguy hiểm có thật trong nơi biển cả Ý kiến phản bác Những con bạch tuộc với những vòi khổng lồ không có thật Ý kiến thống nhất và các điểm còn khác biệt Sự việc có thật : Những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại. Sự việc không có thật: Những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị, con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét Phiếu học tập số 2 LẬP DÀN Ý Mở đầu Nêu vấn đề cần thảo luận: “Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc hoặc chất làm gỉ có thực hay không?” - Giới thiệu thể loại: - Giới thiệu vấn đề tranh cái đó là sự việc gì, trong tác phẩm nào? Nội dung chính + Nếu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc (ngắn dài, tuỳ thời gian). + Nêu các điểm gây tranh cãi. Ví dụ: Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực. + Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực. + Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi. Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện là cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ của đại dương với các cảnh như tay bạch tuộc quấn chặt lấy tên thủy thủ, cảnh Nê- mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Và kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển. Đứng trước các sự việc diễn ra trong văn bản, có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực. Bản thân em cho rằng những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị như: con vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét là những chi tiết không có thật bởi trên thực tế con bạch tuộc rất nhỏ, những con tàu ngầm hiện đại cũng không lặn sâu như vậy. Còn những chi tiết sự hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại là có thật. Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực. Kết thúc Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận. Trên đây là bài trình bày của em về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản Bạch tuộc đang được thảo luận. Trong bài em cũng đưa ra và giải thích về những điều có thật và không có thật đó. TRÌNH BÀY NÓI a) Mục tiêu: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét, phản hồi về nội dung và kĩ năng nói của người trình bày. Từ đó, GV nhận xét về kĩ năng và nội dung nói – nghe của HS; đưa ra các uốn nắn về kĩ thuật nói. b) Nội dung: HS Trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm - Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận. - Các cá nhân dựa vào dàn ý đã làm, nêu ý kiến của mình trước nhóm - Trao đổi, tranh luận các ý kiến còn khác biệt. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi - Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận, các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận trong nhóm B3: Báo cáo, thảo luận Các thành viên báo cáo trước nhóm B4: Kết luận, nhận định - Gv yêu câu các nhóm cử đại diện trình bày - Hs trình bày vấn đề được thảo luận của nhóm mình - HS khác trình bày nhận xét đưa ra ý kiến phản bác . - Gv nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học sinh. - Bài nói của học sinh TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI a) Mục tiêu: HS trao đổi, nhận xét, phản hồi về nội dung và kĩ năng nói của người trình bày b) Nội dung: Dựa vào bài nói của học sinh GV yêu cầu các học sinh nhận xét : Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): GV cùng HS thống nhất các nguyên tắc thảo luận: 1. Lắng nghe lẫn nhau. 2. Tôn trọng ý kiến trái chiều. 3. Phản biện dựa trên lí lẽ, dẫn chứng. Yêu cầu HS nhận xét theo yêu cầu sau : Nội dung Nhận xét Thông tin từ người nói Lí lẽ ....... + Bằng chứng 1.... + Bằng chứng 2.... Ngôn ngữ, điệu bộ Ý kiến trao đổi B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe bài nói của bạn - Nhận xét theo các tiêu chí B3: Báo cáo, thảo luận HS đưa ra nhận xét của mình về bài của bạn B4: Kết luận, nhận định HS trao đổi về bài nói GV nhận xét thống nhất ý kiến ( nếu cần) 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân, làm bài tập của GV giao. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS: Sự việc và con người trong Văn bản Chất làm gỉ có thật hay không Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào phiếu tìm ý lập dàn ý - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét bài làm của HS, những ưu điểm của bài nói này so với bài trước. - Chuyển dẫn sang mục khác. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức, nội dung của bài học cho HS, b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập 1: Hãy tìm hiểu xem những điều viết trông hai văn bản trên ngày nay đã trở thành hiện thực chưa . Bài tập 2: Hãy giới thiệu một vấn đề nào đó trong phim hay một câu chuyện khoa học viễn tưởng em đã được đọc hoặc được xem . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS; - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. Phụ Lục Phiếu học tập số 1 PHIẾU TÌM Ý Họ và tên HS: . Nhiệm vụ: Lựa chọn vấn đề cần thảo luận Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái. Mục đích thảo luận ? Nội dung thảo luận Ý kiến đồng ý Ý kiến phản bác Ý kiến thống nhất và các điểm còn khác biệt Phiếu học tập số 2 LẬP DÀN Ý Mở đầu Nêu vấn đề cần thảo luận: Nội dung chính + Nếu tóm tắt nội dung câu chuyện . + Nêu các điểm gây tranh cãi. + Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực. + Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi. Kết thúc Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận. TỰ ĐÁNH GIÁ Câu 1. Nội dung chính của đoạn chữ in nghiêng ở phía trên văn bản Một trăm dặm dưới mặt đất là gì? A. Kể lại những câu chuyện phiêu lưu và thám hiểm miệng núi lửa B. Miêu tả cảnh một giáo sư người Đức thực hiện cuộc du hành trong lòng đất C. Giới thiệu khái quát tiểu thuyết Cuộc du hành vào lòng đất của Véc-nơ D. Kể lại cảnh đoàn thám hiểm khám phá những bí mật trong trung tâm Trái Đất ĐA: C. Giới thiệu khái quát tiểu thuyết Cuộc du hành vào lòng đất của Véc-nơ Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích Một trăm dặm dưới mặt đất là gì? A. Kể lại câu chuyện A-xen bị tai nạn, rơi vào một chiếc hang rộng vô cùng B. Kể lại câu chuyện vị giáo sư đã khám phá ra chiếc hang trong lòng đất C. Kể lại việc vì sao cậu bé A-xen lại bị rơi vào chiếc hang rộng vô cùng D. Kể lại cảnh cậu bé A-xen khám phá ra bí mật của vùng biển Lin-đen-brốc ĐA B. Kể lại câu chuyện vị giáo sư đã khám phá ra chiếc hang trong lòng đất Câu 3. Không gian trong đoạn trích là không gian nào? A. Trong hang và trên mặt đất B. Trong lòng chiếc hang khổng lồ C. Bãi biển và bầu trời D. Bầu trời sao và vòm đá hoa cương ĐA B. Trong lòng chiếc hang khổng lồ Câu 4. Vì sao biển ngắm trong đoạn trích lại có tên là Lin-đen-brốc? A. Tên biển đã có từ thời xa xưa B. Do người dân địa phương đặt từ lâu C. Lấy tên vị giáo sư đã khám phá ra nó D. Lấy tên từ một truyền thuyết về biển cả ĐA C. Lấy tên vị giáo sư đã khám phá ra nó Câu 5. Trí tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh nào? A. Cảnh vòm đá hoa cương của chiếc hang rộng mênh mông B. Cảnh cậu bé A-xen bị hất xuống một đường hầm thẳng đứng C. Cảnh từng đợt sóng theo nhau xô lên bãi cát vàng mịn D. Cảnh khối núi đá kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương ĐA: A. Cảnh vòm đá hoa cương của chiếc hang rộng mênh mông Câu 6. Phương án nào nêu nhận xét đúng về cách viết của tác giả trong đoạn trích trên? A. Sử dụng nhiều chi tiết thần kì, hoang đường, không có thực B. Sử dụng nhiều cảnh tượng mang yếu tố thần linh, siêu nhiên C. Sử dụng nhiều chi tiêt tưởng tượng, nhưng có cơ sở khoa học D. Tạo ra tình huống li kì chỉ có trong truyện thần thoại, truyền thuyết ĐA : C. Sử dụng nhiều chi tiêt tưởng tượng, nhưng có cơ sở khoa học Câu 7. Câu văn nào thể hiện rõ người viết dựa vào kiến thức khoa học? A. Khả năng chiếu sáng, sự khuếch tán, sắc sáng trắng và khô, sự tăng nhiệt độ,..., tất cả chứng tỏ ánh sáng này thuần túy do điện mà ra. B. Không tài nào tưởng tượng nổi, tôi ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi! C. Nhưng cháu sẽ được nhìn thấy tận mắt và tự hiểu là có những điều mà khoa học địa chất chưa khám phá hết! D. Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ảnh đổi màu chuyển động. ĐA: A. Khả năng chiếu sáng, sự khuếch tán, sắc sáng trắng và khô, sự tăng nhiệt độ,..., tất cả chứng tỏ ánh sáng này thuần túy do điện mà ra. Câu 8. Câu nào sau đây chứa số từ? A. Trí tưởng tượng của tôi hoàn toàn bất lực trước khoảng rộng bao la ấy! B. Không tài nào tưởng tượng nổi, tôi ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi! C. ... Sau bốn mươi bảy ngày bị cầm tù trong một đường hầm chật hẹp, nay được hít thở cái không khí ẩm và mặn của biển, còn gì vui sướng hơn! D. Không lẽ cháu bị điên vì cháy thấy ánh sáng Mặt Trời, cháu nghe tiếng gió thổi và cả tiếng sóng vỗ nữa. ĐA: C. Sau bốn mươi bảy ngày bị cầm tù trong một đường hầm chật hẹp, nay được hít thở cái không khí ẩm và mặn của biển, còn gì vui sướng hơn! Câu 9. Câu văn "Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động." đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ ĐA: B. So sánh Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) trả lời câu hỏi: Vì sao cuối đoạn trích, nhân vật "tôi" lại "ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!"? Gợi ý: nhân vật "tôi" đã "ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!" . + Do vẻ đẹp trong lòng hang dưới mặt đất quá sức tưởng tượng của nhân vật "tôi". + Vẻ đẹp thiên nhiên dưới lòng đất đẹp đến nỗi trí tưởng tượng của nhân vật "tôi" hoàn toàn bất lực, và "tưởng như đang ở một hành tinh nào đó rất xa lạ với con người". + Cái ngỡ ngàng, sửng sốt của nhân vật tôi chắc chắn là do nhìn thấy cảnh đẹp ngoài sức tưởng tượng; và có lẽ trong lòng anh cũng đang reo lên những cảm xúc lẫn lộn về sự kì vĩ của tạo hóa.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_3_truyen_khoa_hoc_vien_tuong.docx