Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”
BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VĂN BẢN 1: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM” A. MỤC TIÊU Về năng lực Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm . Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản. Năng lực đặc thù Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của văn bản nghị luận văn học : mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản nghị luận. Ham tìm hiểu và yêu thích văn học Đọc hiểu nội dung: Nhận biết được nội dung mỗi văn bản thể hiện: Tình cảm cảm của nhà văn Đoàn giỏi trong các sáng tác của mình, tình yêu thiên nhiên, thêm tự hào về vẻ đẹp thiện nhiên và trân quí con người, trân quí tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học. - Đọc hiểu hình thức: Nhận biết đặc trưng thể loại nghị luận ( ý kiến, luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng) trong văn bản. Phát hiện và phân tích cách lập luận của giả. Liên hệ, mở rộng: Hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương qua văn bản “ Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”: hiểu thêm về tình cảm gia đình trong “ Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người qua “ Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập. Tranh ảnh về nhà văn Bùi Hồng và tác phẩm “Đất rừng phương Nam”. Các phiếu học tập TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT . HĐ 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: Hoạt động nhằm khởi động - kích hoạt kiến thức nền, kết nối kiến thức đã biết với bài học. Qua đó tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động học tập của học sinh Nội dung:- HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi ..... Sản phẩm:Tất cả HS nắm được nhiệm vụ học tập- chia sẻ được hiểu biết của bản thân. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV -HS Kết quả cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) Cho hs nghe bài hát về vùng đất phương Nam “ Bài ca đất phương Nam” – Tô Thanh Phương? Lời bài hát gợi cho em nhớ tới văn bản nào? Của ai? Em còn nhớ gì về nhân vật chính trong văn bản đó? B2.HS quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi. B3.Tổ chức cho HS nhận xét ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: -Lời bài hát gợi cho em nhớ tới văn bản “ Người đàn ông cô độc giữa rừng” – tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” - Đoàn giỏi - Nhân vật Võ Tòng- một con người mộc mạc giản dị chân thành cởi mở và có lòng yêu nước HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I.TRI THỨC NGỮ VĂN Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể: Phát biểu được đặc điểm của văn bản nghị luận văn học và giá trị nhận thức của văn học. Xác định được kiến thức cần tìm hiểu trong SGK: Tiếp cận văn bản, các kiến thức Ngữ văn trong mục “ Kiến thức Ngữ văn” để kết nối vào bài học Nội dung: HS làm việc với SGK và tham gia trả lời câu hỏi. Sản phẩm: Sổ tay văn học, vở ghi Tổ chức thực hiện: Đặc điểm của văn bản nghị luận văn học Hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. Đọc phần “ Kiến thức Ngữ văn” SGK. Hãy chia sẻ những hiểu biết về đặc điểm của nghị luận văn học? Giá trị nhận thức của nghị luận văn học? B2.HS suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời -Đặc điểm của nghị luận văn học Mục đích: thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học B3.Tổ chức cho HS thuyết trình những nội dung thu thập được. B4.Giáo viên tổng hợp, khắc sâu kiến thức. Nội dung: thường tập trung phân tích vẻ đẹp về nội dung hoặc sự độc đáo về hình thức của tác phẩm văn học Ở lớp 6, HS đã biết về mục đích của VB nghị luận thông qua khái niệm VB nghị luận. Ở đây,mục đích của VB nghị luận là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề cuộc sống hoặc văn học. Nội dung chính của VB nghị luận là một khái niệm mới, GV cần chú ý giải thích khái niệm và cách xác định nội dung chính của VB nghị luận (dựa vào tri thức đọc hiểu trong SGK). Ở lớp 6, HS đã biết về khái niệm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB nghị luận và nhận biết các yếu tố này trong những VB nghị luận đơn giản, chỉ có một tầng ý kiến. Tuy vậy, ở một số VB nghị luận cụ thể (đặc biệt là nghị luận văn học), tác giả trình bàyý kiến thành các tầng, bậc, rồi mới triển khai lí lẽ và bằng chứng. Do vậy, để HS có thể đọc hiểu VB nghị luận có hai tầng ý kiến, có thể là khái niệm Ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong VB nghị luận. GV cần kích hoạt kiến thức nền của HS về khái niệm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng (đã học trong Ngữ văn 6), sau đó dựa vào phần tri thức đọc hiểu và sơ đồ trong SGK để HS nhận ra khái niệm ý kiến lớn, ý kiến nhỏ. Giá trị nhận thức của văn học Hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) Chia sẻ kiến thức “ Kiến thức Ngữ văn” SGK về giá trị nhận thức của văn học B2.HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu SGK. B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: Giá trị nhận thức của văn học: tác phẩm văn học không chỉ mang lại cho con người hiểu biết về thiên nhiên con người và cuộc sống xã hội mà còn giúp người đọc hiểu chính mình. Văn học có giá trị nhận thức là muốn khẳng định tác phẩm văn học mang lại hiểu biết cho người đọc. GV lưu ý hs một số giá trị của tác phẩm văn học như giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục Tìm hiểu chung Đọc văn bản 1 kết hợp tìm hiểu thông tin theo định hướng trong hộp chỉ dẫn. Trả lời các câu hỏi trong SGK, phần chuẩn bị theo mẫu. PHIẾU SỐ 1 1. Nhà văn Bùi Hồng 2.Những chú ý khi đọc văn bản nghị luận văn học Cách đọc Thể loại Phương thức biểu đạt: Bố cục Hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) HS làm việc dự án cho phiếu số 1 (1)Nêu hiểu biết của em về tác giả? Gọi HS đọc đoạn 1 và nêu cách đọc văn bản nghị luận Văn bản viết theo thể loại gì? PTBĐ của văn bản? Trình bày bố cục của văn bản? B2.HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu SGK. B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: Tác giả: Nhà văn: Bùi Hồng ( 1931- 2012) quê ở Hà Tĩnh Tác phẩm: Cách đọc: đọc chậm rãi, rõ ràng , chú ý nhấn giọng ở những câu văn nêu dẫn chứng “ ba ba to bằng cái nia. khiêng nổi” Đọc với giọng tha thiết với những dẫn chứng được trích từ tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” Thể loại: Nghị luận văn học phương thức biểu đạt: Nghị luận Bố cục: 3 phần Phần 1: từ đầu. trẻ emà giới thiệu những nét đặc sắc của tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” Phần 2: tiếp vô tận à nghệ thuật miêu tả cảnh trong Đất rừng phương Nam Phần 3: còn lại à nghệ thuật miêu tả con người trong Đất rừng phương Nam HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU VĂN BẢN Tìm hiểu chi tiết Hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) GV chia nhóm cặp đôi Văn bản viết về vấn đề gì? Vấn đề đó nằm ở phần nào của văn bản? ( nằm ở nhan đề văn bản) Nhan đề đã thể hiện vấn đề đó như thế nào? ( thể hiện khái quát vấn đề nghị luận) (3)Mục đích của văn bản là gì? (4) Để thuyết phục người đọc hiểu rõ vấn đề nghị luận, tác giả đã làm cách nào Vấn đề nghị luận trong văn bản: Vấn đề chính: Đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đất rừng phương Nam. Mục đích của văn bản: Cho người đọc thấy được vẻ đẹp của khung cảnh và nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm. Từ đó, người đọc có được những hiểu biết về con người, thiên nhiên Nam Bộ, khơi gợi sự yêu thích đối với nơi này. Phương pháp: để thuyết phục người đọc, người viết đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến. GV chốt lại bằng sơ đồ tư duy B2. HS làm việc theo cặp – sau đó đại diện cặp báo cáo kết quả B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: 2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng Tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng PHIẾU SỐ 2 ( GV cho hs làm ở nhà) Ý kiến Lí lẽ Bằng chứng Ý kiến 1: Ý kiến 2 Ý kiến 3 Nhận xét đánh giá Hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) GV sử dụng kĩ thuật vấn đáp khi cho hs tìm hiểu đoạn 1- sgk (tìm hiểu ý kiến 1). Còn đoạn 2 và 3 GV cho hs sử dụng KT mảnh ghép để tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng – rút ra nhận xét đánh giá Chia nhóm lớp. Vòng 1: Nhóm 1,2: tìm hiểu về thiên nhên trong Đất rừng phương Nam Nhóm 3,4: tìm hiểu về con người trogn Đất rừng phương Nam Vòng 2: Tạo nhóm mới Giao nhiệm vụ: Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng 1 Rút ra nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 Thời gian: 10 phút 2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng * Ý kiến 1: Đặc điểm khái quát của Đất rừng phương Nam Nhân vật: thuộc nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề. Kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ. => Tác giả cho người đọc cái nhìn bao quát về những đặc sắc của tác phẩm. * Ý kiến 2: Đặc sắc về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Lí lẽ Bằng chứng Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng Những thân cây tràm vỏ trắngxanh thẳm không cùng. Tìm hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã thể hiện thái độ gì? U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng. Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn Nước ầm ầm đổ ra biểnnhư hai dãy trường thành vô tận Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét Những lời nói ngọt nhạt,lão Ba Ngù. => Những bằng chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động, làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc. GV hỏi thêm để mở rộng vấn đề (4) Trong phần 3 tác giả so sánh hai nhân vật ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của hai nhân vật này? à Tác giả đưa ra những nhận định đúng đắn, giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của Đất rừng phương Nam. Để làm sáng tỏ lí lẽ của mình, tác giả nêu rõ những dẫn chứng được trích từ trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi. Chắc hẳn phải rất yêu thích, hiểu rõ về tác phẩm, Bùi Hồng mới có thể đưa ra những nhận định xác đáng và dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục như vậy. * Ý kiến 3: Đặc sắc về nghệ thuật miêu tả con người Nam bộ trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Ông Hai bán rắn Võ Tòng Giống Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. - Đều bị cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. - Đều đánh trả và bị tù. Khác Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. - Kiếm sống bằng đủ thứ - Gây án tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ của địa chủ. Lí lẽ Bằng chứng - Con người Nam bộ được miêu tả với những nét sắc sảo, lạ lùng. + Những lời nói ngọt nhạt, cái túi tiền thâm đen, căng phồng, bóng mỡ của dì Tư Béo. + Cái áo vắt vai và những câu đối thoại ngật ngưỡng, hài hước, dở tỉnh, dở say của lão Ba Ngù. - Tác giả khắc họa kĩ lưỡng nhất hai nhân vật: + Giống nhau: ông Hai bán rắn và chú + Khác nhau Võ Tòng nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu,... - Gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn Làm nghề săn bẫy thú. Hai hố mắt sâu hoắm, từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao. Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy. Chỗ gò má bên phải có năm cái sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ, như đầu móng cọp cào... => Tác giả đã phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết: có sự kết hợp giữa chuyện thực và chuyện ảo; có sự trộn lẫn giữa cổ điển phương Tây và cổ điển phương Đông. Từ đó, tính cách của nhân vật được làm rõ. Nhờ có cách so sánh, tác giả đã khắc họa rõ nét hơn đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm: hình ảnh ông Hai rắn hiện lên đẹp đẽ, tự do còn chú Võ Tòng hiện lên với tính cách cương trực, mạnh mẽ, dũng cảm và ngoại hình có phần bặm trợn, hung dữ. Tác giả đã phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết: có sự kết hợp giữa chuyện thực và chuyện ảo; có sự trộn lẫn giữa cổ điển phương Tây và cổ điển phương Đông. Từ đó, tính cách của nhân vật được làm rõ và qua đó cũng là để khẳng định tài năng của nhà văn Đoàn Giỏi khi xây dựng nhân vật B2. HS làm việc theo cặp – sau đó đại diện cặp báo cáo kết quả B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: GV chốt lại bằng bảng tổng hợp kiến thức Chuyển ý: Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã làm rõ được mục đích của văn bản chưa? Giá trị nhận thức của văn bản nghị luận Hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) HS làm việc cặp đôi 3. Giá trị nhận thức Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1? Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào? Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được nội dung và mục đích của cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ông Hai và chú Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1 Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Cụ thể: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã cho em hiểu thêm về đặc điểm thiên nhiên và tính cách con người Nam Bộ vùng châu thổ Cửu Long Giang. Từ đó văn bản khơi gợi trong lòng người đọc tình cảm yêu mến với mảnh đất này. B2.HS chia sẻ phần ý kiến của mình với bạn bàn dưới B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: Hoạt động của GV -HS Dự kiến kết quả HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) HS làm việc cặp đôi Chia nhóm theo bàn. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? III. Tổng kết 1. Nghệ thuật Lí lẽ xác đáng, thuyết phục. Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. ? Nội dung chính của văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”? ? Qua giờ học, em rút ra bài học gì - Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc. 2. Nội dung Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. khi khám phá một tác phẩm nghị luận văn học và giá trị nhận thức 3. Những lưu ý khi đọc hiều văn bản nghị luận văn học sau khi học văn bản nghị luận văn - Xác định vấn đề nghị luận học. - Hiểu mục đích của văn bản viết để làm gì? (4) Trình bày bố cục của văn bản? - Chỉ rõ hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản B2.HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu SGK. B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý - Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào? kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: - Liên hệ và rút ra bài học nhận thức sau khi học văn bản nghị luận để thấy được văn bản đã giúp em hiểu thêm về văn bản được phân tích và chính văn bản nghị luận này. HĐ 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì? Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” Kể chuyện về vùng đất phương Nam Miêu tả về vùng đất phương Nam Giới thiệu về nhà văn Đoàn Giỏi Vì sao văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" là văn bản nghị luận? Vì văn bản tập trung miêu tả vùng đất phương Nam Vì tác giả kể về cái hay cái đẹp của văn bản “ Người đàn ông cô độc giữa rừng” Vì tác giả giúp người đọc hiểu người đàn ông cô độc là ai Vì tác giả phân tích cái hay về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” Theo em mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì”? Ca ngợi Võ Tòng Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng đất phương Nam Nêu lên cách xây dựng nhân vật của tác giả Đoàn Giỏi Chỉ ra cái hay của tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” Người viết đã bày tỏ cảm xúc về tác phẩm qua câu văn nào? Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ Đoàn Giỏi đã từng viết một loạt sách về các con vật trên rừng dưới biển Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một thi sĩ của đất rừng phương Nam. Cả ba ý trên đều đúng Sản phẩm: Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: C Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Chiếu bài tập HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án B3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án. HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng. 4. HĐ 4: VẬN DỤNG Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa). Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Viết một đoạn văn bày tỏ quan điểm của em khi có ý kiến cho rằng “ Tác giả Bùi Hồng đã phân tích cái hay của tác phẩm Đất rừng phương Nam bằng cách đưa ra được các bằng chứng rất thuyết phục. Em có đồng ý với ý kiến đó không? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản (đặc biệt là những chi tiết kể/tả về Võ Tòng HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn. B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn * Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” ********************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_4_nghi_luan_van_hoc_phan_1_d.docx