Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị

docx 7 trang phuong 12/11/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
BÀI 4: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
TUẦN .....- TIẾT .....: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM CHỦ VỊ
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù 
- Nhận biết được các cách thực hiện mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ)
+ Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ
+ Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ
- Rèn luyện được kĩ năng nói, viết, đặt câu có mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
2. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập.
- Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu.
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh xác định các thành phần câu và nêu vai trò của từng thành phần câu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Bước 1. GV đưa câu hỏi
1. Xác định thành phần chính trong câu văn sau:
(a)	Xuân đã về.
(b) Mùa xuân tươi đẹp đã về.
2. Nhận xét về cấu tạo cấu tạo của CN câu b có gì đặc biệt?
Bước 2
+ HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
Bước 3
+ HS trình bày.
+ HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học 
 Trong nhiều trường hợp chúng ta bắt gặp cụm chủ-vị làm một thành phần nào đó của câu hoặc một thành phần của cụm từ. Cách dùng như vậy gọi là mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ - vị. Để hiểu kĩ cách dùng này bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.. 
- HS xác định:
(a) Xuân/ đã về.
 CN VN
(b) Mùa xuân/ tươi đẹp/ đã về.
 CN VN
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
a. Mục tiêu: 
- Các cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng mở rộng các thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: 
1. Xem lại phần chuẩn bị bài ở nhà, trao đổi với bạn bên cạnh (2 phút) thống nhất phần tìm hiểu các cách mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị.
Bước 2: 
- HS trao đổi, thảo luận.
- Cử đại diện báo cáo kết quả. 
Bước 3: 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Dự kiến SP:
Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng một trong hai cách:
- Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ
- Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ hoặc vị ngữ. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Kiến thức cơ bản
 Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng một trong hai cách:
- Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ
- Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ hoặc vị ngữ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 a. Mục tiêu: 
- HS thực hành làm bài tập để hiểu kiến thức về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị.
 b. Nội dung: Học sinh làm tập SGK/90-91.
c. Sản phẩm: Phần bài tập hs đã làm.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập 1. 
Bước 1: 
1. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1(SGK/90)
2. GV phát phiếu bài tập, HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo.
Câu
Vị ngữ là cụm động từ
Động từ trung tâm
Thành tố phụ là cụm chủ vị trong vị ngữ
a
b
Bước 2: 
- Hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo 
Bước 3: 
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: 
- GV đánh giá, nhận xét
- GV chốt kiến thức
Nhiệm vụ 2: HS làm bài tập 2. 
Bước 1: 
1. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2(SGK/90)
2. Hãy hoạt động nhóm đôi thống nhất đáp án bài tập 2 sau đó trình bày.
Bước 2: 
- HS trao đổi, thảo luận.
- Cử đại diện báo cáo kết quả. 
Bước 3: 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV đánh giá, nhận xét
- GV chốt kiến thức: 
Nhiệm vụ 3: HS làm bài tập 3. 
Bước 1: 
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. 
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm bàn ( 3 phút) thực hiện các nhiệm vụ:
1. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ 
2. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi chủ ngữ đó.
Bước 2: 
+ HS thảo luận nhóm.
+ Cử đại diện báo cáo.
Bước 3: 
+ Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm thảo luận.
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: 
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 4: HS làm bài tập 4. 
Bước 1: 
1. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4(SGK/91)
2. Hãy hoạt động nhóm đôi thống nhất đáp án bài tập 4 sau đó trình bày.
Bước 2: 
- HS trao đổi, thảo luận.
- Cử đại diện báo cáo kết quả. 
Bước 3: 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: 
- GV đánh giá, nhận xét
- GV chốt kiến thức: 
II. Thực hành:
Bài tập 1
Câu
Vị ngữ là cụm động từ
Động từ trung tâm
Thành tố phụ là cụm chủ vị trong vị ngữ
a
tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên
tưởng
mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên
b
cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ
làm
kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ
Bài tập 2
a) nét mặt hầm hầm.
b) tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía...
Bài tập 3
Câu
Chủ ngữ là cụm danh từ
Danh từ trung tâm
Thành tố phụ là cụm chủ vị trong chủ ngữ
a
Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi
quần áo
má nuôi tôi vừa khâu cho tôi
b
Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc
chuyện
bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc
Bài tập 4
a) trời mưa to
b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 5SGK/91 và bài tập mở rộng.
c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 4: HS làm bài tập mở rộng. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv yc hs hoạt động nhóm tham gia trò chơi: “Nhìn hình đặt câu”
Thể lệ: Gv chia lớp thành 3 nhóm, hs thảo luận nhóm theo 3 bước:
+ Bước 1: Suy nghĩ độc lập: (1’).
+ Bước 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh: (1’).
+ Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.
Gv đưa 3 hình ảnh, hs đặt câu và dựa theo câu: tôi thấy ....
Bức tranh 1
Bức tranh 2
Bức tranh 3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm.
- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 5: HS làm bài tập 5. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yc hs hoạt động cá nhân trong 5 phút và trả lời câu hỏi sau:
Viết đoạn văn (Khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Trình bày kết quả.
- HS khác nhận xét và bổ sung.
 Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Đoạn văn tham khảo
Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa”, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi “Bà ơi” thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ “Vì” ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp.
- Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.".
- Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần".
 Bài tập 5: 
* Dặn dò
- Ôn tập lại kiến thức về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
- Hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập và vận dụng vào vở.
Chuẩn bị bài: Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
- Đọc kĩ phần kiến thức Ngữ Văn trang 83.
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm các phiếu học tập.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_4_nghi_luan_van_hoc_phan_3_t.docx