Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4 Nghị luận văn học - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”

docx 7 trang phuong 12/11/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4 Nghị luận văn học - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4 Nghị luận văn học - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4 Nghị luận văn học - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”
BÀI 4.
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
TUẦN.....TIẾT	THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
SỨC HẤP DẪN CỦA TÁC PHẨM HAI VẠN DẶM DƯỚI ĐÁY BIỂN
 Lê Phương Liên 	
MỤC TIÊU 1.Về năng lực:
Năng lực chung.
Biết tự học, tự chủ trong việc đọc - hiểu một văn bản nghị luận văn học , biết hợp tác và sáng tạo để tìm hiểu tư liệu về tác giả, tác phẩm, nhiệm vụ đặt ra trong bài học.
Năng lực đặc thù:
Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của văn bản nghị luận văn học : mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản nghị luận. Ham tìm hiểu và yêu thích văn học
Đọc hiểu nội dung: Nhận biết được nội dung văn bản thể hiện: Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của nhà văn Giuyn Véc-nơ trong các sáng tác của mình, khẳng định ông là nhà văn tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng. Khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người
- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết đặc trưng thể loại nghị luận ( ý kiến, luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng) trong văn bản. Phát hiện và phân tích cách lập luận của tác giả.
- Liên hệ, mở rộng: Hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương qua văn bản “ Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”: hiểu thêm về tình cảm gia đình trong “ Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người qua “ Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”.
2. Về phẩm chất:
Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Kế hoạch bài dạy
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Tranh ảnh về tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: HS chia sẻ
Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: GV nhắc lại yêu cầu: Trong tiết trước, cô đã yêu cầu các em về nhà đọc trước cuốn truyện “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Một bạn hãy kể tóm tắt lại truyện.
HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS nghe và trả lời Bước 3:
+ HS trình bày sản phẩm
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học
+ GV dẫn dắt: Văn học cổ điển luôn có một sức lôi cuốn riêng của nó, và tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” cũng không ngoại lệ. Tác giả Jules Verne đã đưa ra nhiều ý tưởng đi trước thời đại về tàu ngầm, và cách mô tả đáy biển của ông khiến người đọc bị cuốn hút Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm
hiểu một văn bản nghị luận về truyện này.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Dự kiến kết quả
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
1. Tác giả
Bước 1: – GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Cách đọc: to, rõ ràng, chú ý nhấn giọng ở những câu văn nêu dẫn chứng.
- GV giao nhiệm vụ nghiên cứu PHT số 1 ở tiết trước. Mời các nhóm xung
phong thuyết trình kết quả.
Tác gải: Lê Phương Liên
Sinh năm 1951
Quê quán: Hà Nội.
Em hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Lê Phương Liên
Em cho biết thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản?
Văn bản “Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển” viết về vấn đề gì?
Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần?
Bước 2:
+ HS trao đổi thảo luận và trả lời
Bước 3:
+ HS đại diện trình bày sản phẩm thảo luận, HS khác bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bản
Từng là cô giáo dạy sau khi tốt nghiệp khoa Toán - Lý trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.
Tác phẩm: truyện vừa “Những tia nắng đầu tiên” và truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là tác phẩm đầu tay. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm: Khi mùa xuân đến, Hoa dại, Bức tranh còn vẽ, Én nhỏ, Khúc hát hạnh phúc, Dòng thu, Cuộc phiêu lưu của chú rối Tễu, Khu vườn biết nói, Ký ức ánh sáng..
Bà đã được nhận nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Trung ương Đoàn, Giải thưởng Bộ Giáo dục năm 1970 cho truyện ngắn Câu hỏi trẻ thơ, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1997.
Bà có rất nhiều những sáng tác đặc sắc dành cho thiếu nhi
Tác phẩm
Thể loại: Nghị luận văn học.
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu ... kì lạ. Giới thiệu những nét đặc sắc của tác phẩm.
- Phần 2: Tiếp ...của tác giả. Nghệ thuật
xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc
Phần 3: Tiếp ... tình người? Sự sáng tạo của Véc-nơ.
Phần 4: Còn lại. Vị trí của Véc-nơ trên diễn đàn văn học thế giới.
Đọc – Tìm hiểu chi tiết
Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm văn bản nghị luận văn học “Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”; đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm “ Hai vạn dặm dưới đáy biển, nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả Lê Phương Liên
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và Bản thuyết trình thảo luận nhóm
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV -HS
Dự kiến kết quả
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
Bước 1. GV yêu cầu HS đọc phần (1) và trả lời các câu hỏi:
Văn bản viết về vấn đề gì? Vấn đề đó nằm ở phần nào của văn bản? (nằm ở nhan đề văn bản)
Nhan đề đã thể hiện vấn đề đó như thế nào? (Thể hiện khái quát vấn đề nghị luận)
Mục đích của văn bản là gì?
Để thuyết phục người đọc hiểu rõ vấn đề nghị luận, tác giả đã làm cách nào
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2.
+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3.
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4.
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
=> Ghi lên bảng
Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học của văn bản
Vấn đề nghị luận: Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển.
Mục đích của văn bản: Giúp người đọc hiểu thêm về các nhân vật, lối viết độc đáo của truyện. Đặc biệt, đó là thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua các tình huống truyện được dựng lên Từ đó người đọc thấy được sự hấp dẫn của tác phẩm
Phương pháp nghị luận: để thuyết phục người đọc, người viết đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
GV chốt lại bằng sơ đồ tư duy
Tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
Hoạt động của GV -HS
Dự kiến kết quả
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
* Ý kiến 1. Giới thiệu tác phẩm
B1(1) GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ( gồm 6 bạn) để tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng
Chia nhóm lớp.
Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phần 1
+ Nhóm 2: Tìm hiểu phần 2
+ Nhóm 3: Tìm hiểu phần 3
+ Nhóm 4: Tìm hiểu phần 4
Thời gian: 10 phút
Tìm hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã thể hiện thái độ gì?
B2. HS làm việc theo nhóm – sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả
B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn?
B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: GV chốt lại bằng bảng tổng hợp kiến thức
Đặc sắc của tác phẩm: có nhiều yếu tố li kì và có tính nhân văn.
Tóm tắt: Câu chuyện về cuộc hành trình bất đắc dĩ của nhà nghiên cứu biển A-rôn-nác, Giáo sư Viện bảo tàng Pa-ri, cùng người cộng sự Công-xây và người thợ săn cá voi Nét Len sau khi đột nhiên bị rơi vào con tàu No-ti-lớt kì lạ.
=> Phần mở đầu cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản nhất của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển.
* Ý kiến 2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc
- Con người luôn luôn muốn tiến ra biển, muốn làm chủ biển cả và muốn chiếm lĩnh trọn vẹn tất cả các đại dương
+ Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong Hai vạn dặm dưới đáy biển là một con người bí ẩn gần như huyền thoại, chính là hình tượng anh hùng mang tư tưởng của tác giả Véc – nơ
+ Thuyền trưởng Nê-mô là một con người vừa có trí tuệ, vừa có tính phiêu lưu, mạo hiểm.
+ Đọc Hai vạn dặm dưới đáy biển, người đọc được chia sẻ khát vọng khám phá cuộc sống cả về nội tâm và ngoại cảnh với nhân vật tự sự, Giáo sư A -rôn-nác, có lẽ cũng chính là hiện thân của tác giả.
=>Tác giả xây dựng được những nhân vật mang những tính cách, hành động riêng biệt, có cá tính riêng, tạo sự thu hút, hấp dẫn cho tác phẩm.
* Ý kiến 3. Sự sáng tạo của Véc-nơ trong tác phẩm
- Véc-nơ đã ghi dấu ấn vào lịch sử văn học thế giới chính là ở những sáng tạo mang tính khoa học viễn tưởng
+ Những máy móc công nghệ hiện đại.
+ Những dự cảm về không gian tận đáy biển xa xôi, nơi con người chưa đặt chân đến.
=> Véc-nơ có vốn hiểu biết sâu rộng về địa lí thế giới, am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội... Chính những điều này đã tạo nên thành công cho tác phẩm của ông.
- Đặc sắc trong tác phẩm:
+ Một lối kể chuyện hấp dẫn.
+ Tình huống bất ngờ, nghẹt thở, đầy kịch tính.
+ Giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người.
=> Tạo nên sức hấp dẫn trong mọi thời đại của tác phẩm.
- Giá trị nhân văn
+ Ca ngợi sức mạnh của con người.
+ Thể hiện sự hòa đồng giữa con người với biển cả: con người cần biển cả, yêu biển cả, hiểu về biển cả hơn như tìm hiểu bản thân mình.
+ Thể hiện tình cảm giữa con người với con người.
=> Tác phẩm mang những giá trị nhân văn sâu sắc, có giá trị mọi thời đại.
* Ý kiến 4. Vị trí của Véc-nơ trên diễn đàn văn học thế giới
Nhà văn tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng.
Thể hiện khát vọng chinh phục thế giới.
Giá trị nhận thức của văn bản nghị luận
Hoạt động của GV -HS
Dự kiến kết quả
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP
B1(1) HS làm việc cặp đôi
(1) Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về văn bản Bạch Tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3?
B2.HS chia sẻ phần ý kiến của mình với bạn bàn dưới
B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn?
B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học:
3. Giá trị nhận thức
Văn bản này giúp ta hiểu thêm về văn bản Bạch tuộc nó không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu, mạo hiểm, mang lại cho ta những cảm xúc nhất thời, hơn hết nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện khao khát muốn tìm hiểu, muốn sống chung với biển cả của nhân loại.
Tổng kết
Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1. GV đặt câu hỏi
III. Tổng kết
1. Rút ra nội dung và ý nghĩa của văn bản?
1. Nội dung
2. Nhận xét về nghệ thuật văn bản
- Văn bản cho người đọc hiểu hơn về nội dung, nhân
Bước 2.
vật, sự sáng tạo trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ.
đáy biển. Qua đó, người đọc cũng hiểu rõ hơn về tác
+ HS trả lời từng câu hỏi
giả và vị trí của ông trên diễn đàn văn học thế giới.
Bước 3.
2. Nghệ thuật
+ HS trình bày
Lí lẽ bằng chứng chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
+ HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của
- Bố cục mạnh lạc, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
bạn.
Bước 4.
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
3. Những lưu ý khi đọc hiều văn bản nghị luận văn học
Xác định vấn đề nghị luận
Hiểu mục đích của văn bản viết để làm gì?
Chỉ rõ hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản
Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?
Liên hệ và rút ra bài học nhận thức sau khi học văn bản nghị luận để thấy được văn bản đã giúp em hiểu thêm về văn bản được phân tích và6 chính văn bản
nghị luận này.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS: Hãy viết đoạn văn ( từ 5 – 7 dòng) về nhân vật thuyền trưởng Nê-mô, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Chiếu bài tập
HS: Đọc yêu cầu của bài thực hiện viết bài.
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV mời HS đọc bài, chấm chữa.
GV mời HS khác nhận xét bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS, nhận xét, rút kinh nghiệm.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em hãy trình bày suy nghĩ của em về sức hấp dẫn của một tác phẩm mà em đã học
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản.
HS tự chọn ngữ liệu, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV giao nhiệm vụ kiểm tra ở tiết học sau.
HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV kiểm tra vào tiết học hôm sau.
Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc phần định hướng, chuẩn bị trước bài “Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật”
********************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_4_nghi_luan_van_hoc_phan_4_t.docx