Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 5: Viết "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 5: Viết "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 5: Viết "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật"
KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 Bài 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC TÊN TIẾT DẠY: VIẾT: VIẾT BÀI PHÂN TÍCH VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT Môn: Ngữ văn Thời gian thực hiện: I. MỤC TIÊU: 1. Về năng lực * Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm . - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. - Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản. * Năng lực đặc thù - Dùng lời văn của bản thân để viết bài phân tích đặc điểm của một nhân vật trong tác phẩm văn học (đã học, đã đọc, đã nghe) đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Hiểu được các chi tiết, đặc điểm về nguồn gốc, gia đình, tính cách, con người và số phận hoặc tình huống... làm nên nét độc đáo, nổi bật của nhân vật, từ đó dùng lời văn của bản thân để phân tích, đánh giá về nhân vật văn học. - Biết lựa chọn một số từ ngữ, cách đặt câu, tìm dẫn chứng, dùng lí lẽ để phân tích, đánh giá về nhân vật thông qua các đặc điểm đã được tác giả nói tới, kết hợp yếu tố tự sự, yếu tổ miêu tả, biểu cảm theo cảm nhận của mình. - Tập trung trọng tâm vào các đặc điểm của nhân vật để đưa ra cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất, qua đó thấy được nét riêng độc đáo trong hình tượng nhân vật được phân tích. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo. - Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS. 2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... + Phiếu học tập số 1: PHIẾU TRUYỆN Họ và tên HS: . Nhiệm vụ: Đọc lại văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” và xác định các đặc điểm của nhân vật Võ Tòng theo các gợi ý sau: Ngoại hình: .. .. Xuất thân: . . Hình dáng . . Suy nghĩ, lời nói: .. .. Việc làm .. .. \\\ III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu: GV đưa ra câu hỏi phát vấn: Trong các tác phẩm văn học đã đọc, học hay nghe kể lại em thích nhất là nhân vật nào? Điều gì về nhân vật khiến em ấn tượng và yêu thích nhân vật ấy? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ Bước 4: Kết luận èGV dẫn dắt vào nội dung tiết học: Khi đọc một tác phẩm tự sự nào đó chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ đều yêu thích, ấn tượng hoặc thậm trí có tình cảm rất sâu sắc đối với một nhân vật được tác giả xây dựng trong tác phẩm. Và hình ảnh của nhân vật ấy sống mãi trong lòng bạn đọc là nhờ tài năng của tác giả đã tạo ra những đặc điểm riêng biệt ấn tượng để nhân vật ấy có nét riêng khác biệt với các nhân vật khác. Vậy đặc điểm của nhân vật có ảnh hưởng như thế nào tới cách nhìn của người đọc về nhân vật ấy? Khi viết một bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật văn học ta cần khai thác các đặc điểm của nhân vật đã được xây dựng ra sao? Để trả lời câu hỏi đó tiết học này cô và các em cùng củng cố và phát triển kĩ năng viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học. b. Nội dung: GV phát phiếu học tập số 1, HS trả lời vào phiếu học tập. c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh d. Tổ chức thực hiện: 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Định hướng a. Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật: - Dùng lời văn của mình. - Biết cách lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu;biết sử dụng dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng toe vấn đề, biết đánh giá, nhận xét nhân vật dựa vào các đặc điểm mà tác giả đưa ra trong tác phẩm, thêm các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm để bài viết chặt chẽ, giàu cảm xúc hơn. b. Nội dung: - GV sử dụng KT động não để hỏi HS về xác định yêu cầu, nội dung của đề. - HS trả lời c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi Với đề bài: “Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học” thì: 1. Kiểu bài yêu cầu chúng ta làm gì? 2. Khi viết bài phân tích đặc điểm nhân vật chúng ta cần lưu ý những điều gì? Cần dựa vào đâu để phân tích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - HS dựa vào các gợi ý từ SGK để trả lời câu hỏi - Trao đổi cặp đôi và thống nhất nội dung. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện học sinh của một vài cặp đôi trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc nhóm. - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. - Kết nối với đề mục: Thực hành viết bài phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Trích tiểu thuyết “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn giỏi) I. ĐỊNH HƯỚNG 1. Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học. 2. Các yêu cầu - Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, miêu tả, nêu lên nhận xét về những nét tiêu biểu của nhân vật trong tác phẩm như: lai lịch, hình dáng, tính cách, những suy nghĩ, lời nói, việc làm... -Lựa chọn nhân vật sẽ phân tích trong tác phẩm vặn học và đọc kĩ tác phẩm viết về nhân vật đó. - Ghi chép những đặc điểm của nhân vật đã được nói đến trong tác phẩm. Đưa ra đánh giá, suy nghĩ về nhân vật dựa trên những đặc điểm đó. - Lập dàn ý và viết bài phân tích đặc điểm của nhân vật theo dàn ý đã lập. Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết bài theo các bước. - Tập trung vào các đặc điểm nổi bật làm nên số phận của nhân vật - Lựa chọn một số từ ngữ để viết câu, viết đoạn, sử dụng dẫn chúng, lí lẽ hợp lí đưa ra các nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách khách quan; bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tìm ý, lập dàn ý. b. Nội dung: - GV sử dụng phiếu học tập số 1, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời độc lập vào phiếu được phát. c. Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh. - Phiếu học tập đã làm của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 1. Yêu cầu HS đọc lại văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi, tìm các đặc điểm của nhân vật Võ Tòng và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 1. 2. Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý. 3. Sửa lại bài sau khi đã viết xong? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: - Hướng dẫn học sinh đọc lại văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi để thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập, tìm ý và lập dàn ý. - Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. - Sửa bài cho học sinh. Học sinh: - Hoàn thiện phiếu học tập số 1. - Tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. - Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. - HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. II. THỰC HÀNH Đề bài: Viết bài phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Trích tiểu thuyết “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn giỏi). 1. Chuẩn bị Hoàn thiện phiếu học tập số 1 2. Tìm ý và lập dàn ý a. Tìm ý Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi: - Đặc điểm của nhân vật Võ Tòng được khắc họa từ những đặc điểm nào? (Chỉ rõ qua các từ ngữ trong văn bản) - Qua các đặc điểm ấy em thấy nhân vật Võ Tòng được khắc họa như thế nào? -Nhân vật Võ Tòng để lại trong em những ấn tượng, tình cảm và suy nghĩ gì về con người Nam Bộ? b) Lập dàn ý - Mở bài: Giới khái quát về nhân vật Võ Tòng, tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích được khai thác. - Thân bài: Phân tích và làm sáng tỏ nhân vật Võ Tòng qua các phương diện: + Lai lịch: Chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu. + Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao; + Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trả thù kẻ phá hoại gia đình mình, chỉ ngửa mặt cười lớn rồi vào rừng làm nghề săn bẫy thú; + Hành động và việc làm: - Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em về các đặc điểm đã phân tích về chú Võ Tòng. -Kết bài - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là một con người như thế nào?) - Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó rút ra bài học cho mình và thế hệ trẻ hôm nay 3. Viết bài - Dựa vào dàn ý đã làm, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau: + Luyện tập viết đoạn mở bài và kết bài + Viết đoạn văn phân tích một đặc điểm nào đó của nhân vật Võ Tòng + Viết đoạn văn phân tích toàn bộ các đặc điểm của nhân vật Võ Tòng 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết - Đọc và sửa lại bài viết. Hoạt động 3: Trả bài a. Mục tiêu: Giúp HS - Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. b. Nội dung: - GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. - HS đọc bài viết, làm việc nhóm. c. Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ. - HS làm việc theo nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét bài viết. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết. III. TRẢ BÀI 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: - Dựa vào các bước trong cách làm viết bài văn phân tích đặc điể của nhân vật văn học. - Chú ý chuỗi sự kiện (mở đầu, phát triển, kết thúc), tìm các ý, lập dàn ý cho bài văn. HS: Tìm các chi tiết, đặc điểm của nhân vật Dế Mèn qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá về nhân vật. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét. Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài) 1. Bước 1: Chuẩn bị - Xem lại nội dung văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” - Chú ý các đặc điểm của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích 2.Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - HS tìm ý: - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba đoạn gồm: + Mở bài: Nêu tên nhân vật, tác giả, tác phẩm vả đoạn trích. + Thân đoạn: a. Vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn – Vẻ đẹp mạnh mẽ: bóng hơn, vuốt sắc, đầu nổi, răng đen tuyền. – Cử chỉ, vóc dáng: khuỵu chân, đạp phanh, toàn thân run khi đi, vuốt râu nghiêm nghị, nghiêm nghị. => Vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung, tràn đầy sức sống của chú dế mèn. b. Tính cách và thái độ của Dế Choắt – Kiêu căng, tự phụ, không quan tâm đến người khác: mắng Dế Choắt. – Cử chỉ đắc ý, tự hào: phớt lờ Dế Choắt khi đòi đào tổ. – Coi thường người khác, xốc nổi: coi thường những người yếu đuối, vất vả mà sống không nổi. – Ngông cuồng, dại dột: trêu ghẹo chị cốc. c. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn – Khoe với Dế Choắt là muốn trêu ghẹo chị Cốc, nhưng sau đó nó lẻn vào hang ẩn náu, chỉ sau khi chị Cóc bay đi mới dám ra khỏi hang. – Vô cùng ân hận khi Dế Choắt lại phải chịu những trò đùa của mình. – Trước cái chết thương tâm của Dế Mèn, em đã hiểu ra bài học không nên hiếu thắng, phải suy nghĩ trước khi hành động kẻo mang họa vào thân. - Nhận xét về nhân vật Dế Mèn: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em về các đặc điểm đã phân tích về Dế Mèn. + Kết đoạn: Đánh giá ý nghĩa của nhân vật Dế Mèn, rút ra bài học nhận thức trong cuộc sống 3. Bước 3: Viết Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh phân tích đặc điểm của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài). Nhiệm vụ 2: Trả bài Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV trả bài cho HS, hướng dẫn HS chỉnh sửa lại bài văn theo phiếu đánh giá gợi ý Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:HS xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. +HS tự sửa lại bài văn để hoàn chỉnh theo yêu cầu. +Tự kiểm tra lại bài văn của mình theo gợi ý của GV. 4. Bước 4: Trả bài ( Kiểm tra, chỉnh sửa đoạn văn) 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Phát triển năng lực phân tích, đánh giá về một nhân vật văn học trong chương trình sách giáo khoa đã được học. b. Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Hãy phân tích đặc điểm về một nhân vật văn học mà em yêu thích trong chương trình sách giáo khoa đã được học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ. HS: Đọc, xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà. * Hướng dẫn tự học ở nhà: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài “Nói và nghe”. *****************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_4_nghi_luan_van_hoc_phan_5_v.docx