Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 6: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề

docx 10 trang phuong 12/11/2023 1190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 6: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 6: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 4: Nghị luận văn học - Phần 6: Nói và nghe Thảo luận nhóm về một vấn đề
KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7 Bài 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
TÊN TIẾT DẠY: NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ
Môn: Ngữ văn
Thời gian thực hiện:
MỤC TIÊU:
Về năng lực
Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .
Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
Năng lực đặc thù
HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói; tiếp tục rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe thảo luận nhóm về một vấn đề đã được học.
Có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của các bạn, có thể đưa ra nhận xét, góp ý cho bạn.
HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể).
3. Về phẩm chất:
Tự tin thể hiện bản thân
Biết lắng nghe
Thiết bị và học liệu
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...
Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến
Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu: Nhắc lại những kiến thức thảo luận nhóm về một vấn đề đã được định hướng ở bài 3 (Trang 77)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận. Gợi ý:
-Thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) đê trao đối, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
-Để thực hiện thào luận nhóm về một vấn đề, các em cần chú ý:
Lựa chọn được vấn đề gây tranh cãi (chưa thống nhất).
Xác định các điểm đã thống nhất và các điểm còn khác biệt.
Chuẩn bị ý kiến của cá nhân về các điểm chưa thống nhất.
Chú ý đến thái độ, cử chỉ khi phát biểu, thảo luận.
HS chia sẻ nhanh suy nghĩ về một bài phút (kĩ thuật trình bày 01 phút).
Bước 4: Kết luận, nhận định. GV dẫn dắt vào nội dung tiết học.
Cuộc sống của chúng ta đôi khi trong một cuộc thảo luận nhóm sẽ xảy ra tranh luận, mâu thuẫn về một vấn đề nào đó. Thế nên, trước những vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên suy nghĩ, nhận xét; sử dụng lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ, đồng thời phải đưa ra được sự thống nhất trong nhóm khi tham gia thảo luận. Tiết học hôm nay sẽ tiếp tục giúp các em biết cách để thảo luận nhóm về một vấn đề.
1Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành
Hoạt động 1: Thực hành nói và nghe
Đề bài: Có người cho rằng, phân tích đặc điềm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng " (trích tiêu thuyết “Đất rừng phương Nam ”) cùa Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ẩy. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm?
TRƯỚC KHI NÓI
Mục tiêu: N1- GQVĐ: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói, có kĩ năng, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.
Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong.
Sản phẩm: Sản phẩm bài viết, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng	điệu của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
?Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Bài nói nhằm mục đích gì?
Người nghe là ai?
Em chọn không gian nào để thực hiện bài nói (trình bày?
Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút?
Trước khi nói
Chuẩn bị nội dung nói
- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói (trình bày).
-Xem lại nội dung đọc hiêu văn bàn Người đàn ông cô độc giữa rừng ở Bài 1 và các yêu cầu phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng đã nêu ở phần Viết.
-Tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm
nhân vật.
? Hãy lập dàn ý cho bài nói của mình?
- Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụđể bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS trình bày sản phẩm trước
nhóm, các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập.
-Xác định các điếm thống nhất và các điểm còn gây tranh cãi.
-Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.
Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt, cho phù hợp với phần trình bày bài nói.
Bổ sung tranh ảnh, video,.. (nếu cần):
2. Tìm ý, lập dàn ý
*Tìm ý:
Các ý cần phải nói và sắp xếp theo trình tự phù hợp:
+ Tìm ý cho bài nói qua việc đặt và trả lời các câu hỏi sau:
Kể lại câu chuyện về nhân vật là thế nào?
=>Kể lại câu chuyện là dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến câu chuyện đã xảy ra, đồng thời không cần nhận xét về nhân vật.
Phân tích đặc điểm nhân vật là gì?
=> Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như về:
Hai yêu cầu (kể lại và phân tích) có gì giống
nhau và khác nhau?
lai lịch, hình dáng, suy nghĩ, lời nói, việc làm... Qua các đặc điểm của nhân vật ta có thể thấy nêu lên nhận xét của người viết về nhân vật ấy.
=> Giống nhau ở chỗ: Đều dựa vào các sự việc, chi tiết liên quan đến nhân vật trong văn bản để khai thác, sử dụng vào bài nói.
=> Khác nhau nhau ở chỗ:
+ Kể lại: cần khách quan. Không thêm bớt và không cần nếu nhận xét của người kể lại. Kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự
+ Phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói. Phân tích thuộc kiểu văn bản nghị luận.
+ GV quan sát, khuyến khích
Điểm nào cần trao đổi để thống nhất ý kiến?
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Em hãy tự tập luyện bằng cách:
Đứng trước gương để tập trình bày bài nói.
Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét mặt. cho phù hợp để tạo sức hấp dẫn cho bài nói.
-Em có thể rủ nhóm cùng tập luyện hoặc nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự
điều chỉnh hoặc gửi video cho các
Khi phân tích đặc điểm nhân vật ta chỉ nên lựa chọn những chi tiết liên quan tới nhân vật ấy trong tác phẩm, không sử dụng các chi tiết không liên quan tới nhân vật.
-Không nên liệt kê và kể lại toàn bộ câu chuyện theo các sự kiện đã có, chỉ chọn lọc những đặc điểm để làm nổi bật nhân vật được phân tích.
Khi kể lại ta không nên liệt kê các đặc điểm của nhân vật mà cần bám sát vào các sự kiện, sự việc đã được tác giả xây dựng.
*Lập dàn ý:
Mở bài: Nêu vấn dề: Việc kể lại câu chuyện về Võ Tòng và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có gì giống nhau và khác nhau?
-Khẳng định ý kiến phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy là chưa chính xác.
Thân bài:
-Nêu tóm tắt yêu cầu của việc kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng:
+Kể lại câu chuyện là dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến câu chuyện đã xảy ra, đồng thời không cần nhận xét về nhân vật Võ Tòng.
Ví dụ: Khi kể lại đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” ta cần bám sát vào diễn biến câu chuyện theo trình tự hợp lí đã được tác giả xây dựng:
Kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú.
Quá khứ của chú Võ Tòng.
-Cuộc sống hiện tại của nhân vật Võ Tòng.
+Phân tích đặc điểm nhân vật: là giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai
bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau.
lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc là,
Nêu nhận xét của người viết về nhân vật Võ Tòng: Võ Tòng là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc. Là người đàn ông khỏe mạnh, tính tình ngay thẳng, gan dạ và rất tự trọng...
+ Chỉ ra điểm giống và khác nhau của hai yêu cầu trên.
Kết bài:
Khẳng định lại những điểm giống và khác nhau giữa kể chuyện và phân tích nhân vật.
Tự luyện tập và trình bày
+ Để trình bày tốt, em hãy luyện tập trước ( trình bày một mình hoặc trước bạn bè, người thân)
+ Cách nói: tự nhiên, gần gũi, chia sẻ, giãi bày.
Kiểm tra, chỉnh sửa.
* Bảng tự kiểm tra bài nói:
Nội dung kiểm tra
Đạt/
chưa đạt
- Bài nói có đủ các phần mở bài,
thân bài, kết bài.
Giới thiệu được vấn đề: Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích
“Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng
Giống nhau
Đều dựa vào sự việc và chi tiết về nhân vật Võ Tòng trong văn bản
Khác nhau
Kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại.
Phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói.
Kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự còn phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận
phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Khẳng định quan điểm cá
nhân.
Em đã trình bày lần lượt: các lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn
đề
Em đã dùng ngôi thứ nhất để trình bày vấn đề.
Em đã sử dụng giọng điệu, âm lượng, các phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt) hài
hoà khi trình bày.
THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE
Mục tiêu: N1- GQVĐ: Biết cách, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.
Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong.
Sản phẩm: Phần trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
Tổ chức thực hiện.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điến vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn
-HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Lưu ý:
- GV có thể cho HS hoạt động theo cặp đôi, cùng xây dựng bài nói và cùng lên trình bày trước lớp (HS tự phân công các phần
trong bài nói của cả 2)
II. Thực hành nói và nghe
TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN LỚP VỀ BÀI NÓI
a. Mục tiêu: N1- GQVĐ
Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói.
Chỉnh sửa bài nói cho mình và cho bạn.
b. Nội dung:
GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá hoạt động nói dựa trên các tiêu chí.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.
c. Sản phẩm: Phiếu đánh giá bài nói .
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đánh giá bài nói của các bạn đã trình bày theo phiếu đánh giá HĐ nói gắn với các tiêu chí.
GV đặt thêm câu hỏi:
+ Với người nghe: Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của bạn? Nếu muốn thay đổi, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn?
+ Với người nói: Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? Em muốn trao đổi, bảo lưu hay tiếp thu những góp ý của các bạn và thầy cô? Nếu được trình bày lại, em muốn thay đổi điều gì?
-HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV Gọi một số HS trình bày phần nhận xét đánh giá của mình về bài nói trước lớp của bạn.
Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn.
* Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
III. Đánh giá, thảo luận
Bảng kiểm tra bài nói của bạn: Tham khảo phiếu đánh giá bài nói theo tiêu chí (phía dưới)
Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe:
Nội dung kiểm tra
Đạt/
chưa đạt
- Nắm và hiểu được ý chính của
bài nói trình bày ý kiến của bạn
-Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm hay điểm hạn chế của bạn; điều em tâm đắc hay điều em muốn thay đổi trong bài nói của bạn.
-Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn trình
bày ý kiến.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI NÓI THEO TIÊU CHÍ
NHÓM............................
TIÊU CHÍ
Chưa đạt (0 điểm)
Đạt (1 điểm)
Tốt (2 điểm)
1. Giới thiệu được vấn đề trong tác phẩm tự chọn
Chưa có vấn đề để nói
Có giới thiệu vấn đề nhưng chưa gắn với vấn đề được đưa ra.
Giới thiệu ngắn gọn về yêu cầu của đề đưa ra và khẳng định được quan
điểm cá nhân
2. Vấn đề đưa ra thảo luận có nhiều ý kiến chưa thống nhất
Nôi dung sơ sài, chưa có lí lẽ, dẫn chứng để người nghe hiểu được nội
dung vấn đề
Có lí lẽ, dẫn chứng để người nghe hiểu được nội dung vấn đề nhưng chưa hấp
dẫn.
Lí lẽ sâu sắc, dẫn chứng phong phú, hấp dẫn, thuyết phục người nghe.
3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm, chủ động thuyết trình
Nói nhỏ, khó nghe, nói lặp lại ngập ngừng nhiều lần, phụ thuộc văn bản
chuẩn bị sẵn
Nói to, nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu, chủ động thuyết
trình
Nói to, truyền cảm hầu như không lặp lại hay ngập ngừng; chủ động thuyết trình
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,..) phù hợp
Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù
hợp.
Điệu bộ tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, biểu cảm phù hợp với nội dung vấn đề
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe, nét mặt sinh động.
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí
Không chào hỏi và/
hoặc không có lời kết thúc bài nói.
Chào hỏi và có lời kết thúc bài nói.
Chào hỏi có lời kết thúc bài nói ấn tượng.
Tổng:	/10 điểm
Bài nói tham khảo:
Đề bài: Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Ý kiến của em thế nào? Hãy thảo luận nhóm về vấn đề đã nêu.
Chào hỏi, giới thiệu vấn đề bài nói:
Xin chào các bạn, tôi là... học sinh lớp ...Hôm nay tôi ở đây để trình bày ý kiến của mình về nhận định sau. Có người cho rằng: Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy.
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác.
Thứ nhất chúng ta cần hiểu thế nào là kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật. Kể lại câu chuyện về nhân vật là dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đó, không cần nêu nhận xét về nhân vật, kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc làm,và nêu nhận xét của người viết về nhân vật đó, phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận
Như vậy khi kể lại câu chuyện về nhân vật Võ Tòng, chúng ta chỉ cần kể lại diễn biến câu chuyện đó từ việc ông Hai đến thăm Võ Tòng, câu chuyện về quá khứ đáng thương của anh và cuộc sống cô độc hiện tại của anh ở căn lều giữa rừng U Minh. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng chúng ta cần chỉ ra lai lịch, xuất thân, hoàn cảnh số phận, tính cách và phẩm chất của Võ Tòng. Để từ đó trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật này.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định ý kiến trên chưa thật sự đầy đủ. Mặc dù khi kể lại nhân vật hay phân tích nhân vật chúng ta đều cần dựa vào những sự việc và chi tiết cụ thể về nhân vật Võ Tòng ở trong văn bản. Tuy nhiên khi kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói.
Trên đây là những ý kiến và suy nghĩ của tôi về vấn đề đầu bài đặt ra. Rất mong sẽ nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức
Nội dung:
GV giao bài tập cho HS.
HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
Tổ chức thực hiện
* Nhiệm vụ: Đọc bài viết “ VỀ BÀI THƠ ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN” (SGK/ 98) và trả lời các câu hỏi.
Đáp án:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
C
B
D
B
A
C
B
D
C
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập: Đọc bài viết “ VỀ BÀI THƠ ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN” (SGK/ 98) và trả lời các câu hỏi .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ.
GV hướng dẫn HS cách làm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-Tổ chức báo cáo sản phẩm trên lớp.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu:
HS hiểu được kiến thức trong bài tập.
Nội dung:
HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra.
Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm học tập nhóm của HS.
Tổ chứcthực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập về nhà)
Bài tập: Có ý kiến cho rằng bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chủ yếu nói lên tình yêu quê hướng đất nước của tác giả. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
GV khích lệ, giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm và thảo luận vào buổi chiều hoặc tiết học sau.
HS khác nhận xét, góp ý.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét ý thức làm bài của HS.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Cho điểm hoặc phát thưởng.
Tìm đọc một số bài phân tích các văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Buổi học cuối cùng (Đô-đê), Búp sen xanh (Sơn Tùng), Bố của Xi-mông (Mô-pa-xăng), Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ồng đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Hai vạn dặm dưới đáy biển (Véc-nơ), Người về từ Sao Hoả (Uya),...
Đọc một số bài nghị luận văn học và ghi lại những đoạn văn mà trong đó, tác giả phân tích cái hay, cái đẹp của các tác phẩm vãn học.
Thử làm làm một video quay lại bài nói của mình và trao đổi với các bạn trong lớp.
Hệ thống hoá kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Chuẩn bị bài 5 : Văn bản thông tin

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_4_nghi_luan_van_hoc_phan_6_n.docx