Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 3: Đọc hiểu văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

docx 15 trang phuong 12/11/2023 1270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 3: Đọc hiểu văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 3: Đọc hiểu văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 3: Đọc hiểu văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI
Thời gian thực hiện: 02 tiết
MỤC TIÊU
Kiến thức:
Khái niệm tục ngữ.
Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
Sưu tầm một số câu tục ngữ về con người, xã hội.
Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực chuyên biệt:
Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động con người và xã hội vào đời sống.
Phẩm chất:
Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm, bài học hay, phù hợp.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên:
Kế hoạch bài học
Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài
Chuẩn bị của học sinh:
Soạn bài
Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề
TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
Nội dung: HS tham gia trò chơi đố vui
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ: GV đưa ra trò chơi ô chữ để ôn lại một số câu tục ngữ đã học ở buổi trước về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
Phương án thực hiện:
+ Thực hiện trò chơi “Ô chữ bí ẩn”
+ Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt chọn câu hỏi theo số mà các con yêu thích
Thời gian: 2 phút
Sản phẩm: Các từ ngữ điền vào chỗ chấm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ lập đội chơi
+ chuẩn bị tinh thần thi đấu
+ thực hiện trò chơi theo đúng luật
Giáo viên:
Tổ chức cho hs chơi trò chơi
Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu các đội lần lượt lựa chọn câu hỏi. Hết câu hỏi thì dừng lại.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh nhớ lại được các câu tục ngữ đã học ở bài trước.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ kết quả làm việc
+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
Tấc đất tấc vàng.
Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Cái răng, cái tóc là góc con người.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Mưa tháng Ba hoa đất/ Mưa tháng Tư hư đất.
=> TỤC NGỮ
=> Vào bài: Có thể thấy, kho tàng tục ngữ với số lượng lớn là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các câu tục ngữ về
thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng.
Nội dung: HS trả lời nhanh phiếu học tập.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tục	ngữ là	một
thể	loại
văn	học dân gian
Tác giả:
Hình thức
Nội dung:
Nghệ thuật:
Phạm vi vận dụng:
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và điền thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày
Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày
Dự kiến sản phẩm:
Tìm hiểu chung:
Khái niệm:
- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật của thiên nhiên
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất
+	Kinh	nghiệm	về con người và xã hội.
Tục ngữ
là một
Tác giả: dân gian -> mang tính tập thể,
dị bản
thể loại văn học dân gian
Hình thức: câu nói
Nội dung: kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động, con người, xã
hội.
Nghệ thuật:
Những câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn.
Giàu hình ảnh, sử dụng so sánh, ẩn dụ
Gieo vần
Phạm vi vận dụng: đời sống, suy nghĩ,
lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
Học sinh khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
GV bổ sung, nhấn mạnh:
+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu
+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, con người, xã hội
Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân
Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu
có cả nghĩa bóng
Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút)
Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ.
Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ
+ Câu 1, 3 : Những câu tục
trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những
ngữ về thiên nhiên.
câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
+ Câu 2, 4: Những câu tục
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực
ngữ về lao động sản xuất.
hiện
+ Từ câu 5 đến 8 : Những
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
câu tục ngữ về con người
- Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm ->
và xã hội.
thống nhất ý kiến
- Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi
cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm
3 nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm
lên trình bày kết quả
- Học sinh nhóm khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV chốt:
Đọc hiểu văn bản
Đọc và tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên
Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
Câu tục ngữ số.
Nội dung
Cơ sở thực tế
Nghệ thuật
Giá trị kinh nghiệm
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm gì? Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào?
Phiếu học tập:
Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: Làm việc cá nhânàthảo luận nhóm->thống nhất ý kiến
-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập
-Học sinh các nhóm khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét đánh giá
àGiáo viên chốt kiến thức ghi bảng
GV chốt, chuyển: Hai câu tục ngữ trên đều có	điểm chung là đúc kết những kinh
TÌM HIỂU CHI TIẾT:
Tục ngữ về thiên nhiên:
Câu 1: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Nội dung:
Chân trời xuất hiện những áng mây có màu mỡ gà là trời sắp có bão, cần phải gia cố giữ gìn nhà cửa.
Cơ sở thực tế:
+ Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào.
+ Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão
Nghệ thuật:
+ Lược bỏ 1 số thành phần chính để thành câu rút gọn à Nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ
+ Gieo vần lưng: gà – nhà
à Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc
Giá trị kinh nghiệm: Cần chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu... Nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt giảm thiểu thiệt hại.
Câu 3: “Mống đông vồng tây/ Chẳng mưa dây cũng bão giật”
Nội dung:
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ, nếu trời
nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn.
Nghệ thuật:
+ Lược bỏ 1 số thành phần chính để thành câu rút gọn à Nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ
+ Gieo vần lưng: đông – vồng
à Tạo âm điệu dễ nhớ, dễ thuộc
Giá trị kinh nghiệm: Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, lo liệu làm ăn. Nhắc nhở ý thức phòng chống
bão lụt giảm thiểu thiệt hại.
Đọc và tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất
Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó?ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm.
Phiếu học tập:
II. Tìm hiểu chi tiết:
2. Tục ngữ về lao động sản xuất Câu 2: “Nhất thì, nhì thục”
Nội dung: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của việc cày xới đối với nghề trồng trọt
Cơ sở thực tế:
+ Trồng trọt đúng thời vụ mới tránh được thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh à Đem lại năng suất, hiệu quả cao
Câu tục ngữ số.
Nội dung
Cơ sở thực tế
Nghệ thuật
Giá trị kinh nghiệm
Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: Làm việc cá nhânàthảo luận nhóm->thống nhất ý kiến
-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập
-Học sinh các nhóm khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét đánh giá
àGiáo viên chốt kiến thức ghi bảng
+ Làm đất kĩ, cần cù chăm chỉ cũng không kém phần quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
Nghệ thuật:
+ Đưa ra thứ tự lợi ích các các yếu tố
+ Gieo vần “i”
Giá trị kinh nghiệm:
+ Gieo cấy đúng thời vụ
+ Cải tạo đất sau mỗi thời vụ
Câu 4: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
Nội dung: Muốn bắt tôm phải đi vào chập tối, còn bắt cá thì phải đi từ sáng sớm.
Nghệ thuật:
+ Gieo vần “ang”
+ Điệp từ “đi”
+ Đối lập: “chạng vạng” >< “rạng đông”
Kinh nghiệm: Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng.
Đọc và tìm hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về con người và xã hội
Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động của GV và HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về con người và xã hội, đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm.
Phiếu học tập:
II. Tìm hiểu chi tiết:
3. Tục ngữ về con người và xã hội Câu 5: “Đói cho sạch, rách cho thơm”
- Nội dung:
+ Nghĩa đen: Dù đói, rách vẫn phải ăn uống, ăn mặc sạch sẽ, giữ gìn
Câu tục ngữ số.
thơm tho
+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch
Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ: sạch; thơm
+ Đối: đói - rách, sạch - thơm
Giá trị kinh nghiệm:
Khuyên con người phải sống sao cho trọn phẩm giá, nhân cách, phải có lòng tự trọng.
Câu 6: Chết trong hơn sống đục
Nội dung: Khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, chết vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế.
Nghệ thuật:
+ Ẩn dụ:
Nghĩa đen: “Trong” ý chỉ nước sạch, không có tạp chất, bụi bẩn nào trái ngược với “đục” tức là nhiều tạp
chất bụi bẩn.
Nội dung
Cơ sở thực tế
Nghệ thuật
Giá trị kinh nghiệm
Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: Làm việc cá nhânàthảo luận nhóm->thống nhất ý kiến
-Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập
-Học sinh các nhóm khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét đánh giá
àGiáo viên chốt kiến thức ghi bảng
Nghĩa bóng:“Trong” biểu tượng cho người lối sống thanh sạch, sống đẹp, sống đúng với các chuẩn mực đạo đức và đúng pháp luật. Trái lại “đục” biểu hiện cho lối sống trái với luân thường đạo lý.
+ Đối: chết>< đục
Kinh nghiệm: Khuyên ngăn con người nên sống đúng đắn hơn trong cuộc sống, chết vinh còn hơn sống nhục, sống luôn phải ngẩng cao đầu trong cuộc sống, luôn phải sống đúng đắn, đúng chuẩn mực đạo đức, sống cần phải biết được chuẩn mực và biết cách đối nhân xử thế.
Câu 7: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Nội dung: Ca ngợi sự kiên trì, quyết tâm thực hiện việc gì đó tới cùng.
Nghệ thuật:
+ Điệp từ “có”
+ Ẩn dụ: “sắt”, “kim”
“Sắt” là những thử thách, khó khăn trong cuộc sống, “kim” là kết quả, là ước mơ, nguyện vọng của mình, điều mà mình mong muốn đạt tới trong cuộc sống.
Kinh nghiệm: Khuyên răn chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng nên đặt vào đó sự quyết tâm cũng như
lòng kiên trì thì ta mới đạt được thành công như ý nguyện.
=> Cho học sinh xem video câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Link video:
Câu 8: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Nội dung: Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, biết ơn người đã giúp mình
Nghệ thuật: Ẩn dụ: Cây-quả; trồng-ăn
Trường hợp vận dụng: Thể hiện tình cảm biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người giúp mình, hi sinh vì mình
Tổng kết
Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ?
Học sinh lắng nghe yêu cầu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân
-Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh.
2. Nội dung:
Đúc kết kinh nghiệm quý	báu	về	thiên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên gọi học sinh trả lời
-Học sinh khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Học sinh nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng
-HS đọc ghi nhớ.
nhiên, lao động và con người, xã hội.
* Ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác. Học sinh vận dụng các câu tục ngữ đã học vào trong giao tiếp hàng ngày
Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV cho học sinh chơi trò chơi “Giúp học sinh qua sông”
-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS giơ tay tham gia trò chơi, chọn người mà học sinh muốn đưa qua sông.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên gọi học sinh trả lời
Học sinh khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Học sinh nhận xét, đánh giá
Câu 1: Tục ngữ về con người xã hội được hiểu theo những nghĩa nào?
Nghĩa đen
Nghĩa đen + nghĩa bóng
Nghĩa bóng
Tất cả đều sai Câu 2: Câu tục ngữ nào trong bài nói về lao động sản xuất?
Câu 2
Câu 2 và 4
Câu 1 và 3
Câu 4
Câu 3: Từ ngữ nào trong câu “Cái
răng, cái tóc là góc con người” sử dụng hình ảnh hoán dụ?
Cái răng
Cái tóc
Cái răng, cái tóc
Góc
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh
Giấy rách phải giữ lấy lề
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
Câu 5: Câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” phù
hợp với nội dung
học tập nào sau đây?
Học nói
Học ăn
Học mở
Học gói
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Học sinh sưu tầm các câu tục ngữ về lao động sản xuất
Nội dung: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV nêu yêu cầu:Em hãy sưu tầm những câu tục ngữ về lao động sản xuất?
Học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong bài học.
Chuẩn bị bài “ Chương trình địa phương ( Phần văn và tập làm văn)”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS về nhà học bài, sưu tầm
-Dự kiến sản phẩm:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân
Tốt lúa,tốt má,tốt mạ, tốt giống
Một lượt tát , một bát cơm.
-Tháng hai trồng cà tháng ba trồng đỗ.
Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau
HS về nhà sưu tầm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
-Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn các nguồn sưu tầm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_6_truyen_ngu_ngon_va_tuc_ngu.docx