Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 7: Viết "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 7: Viết "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 7: Viết "Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật"
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: Mục tiêu VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT Về kiến thức: Nhận diện được kiểu bài nghị luận phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học. Nắm được các bước viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học. Về năng lực: - Biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn Về phẩm chất: - Biết yêu thích, tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của một tác phẩm văn học Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,... Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu: GV yêu cầu HS kể tên một số truyện ngụ ngôn mà em đã học, đã đọc và nêu ấn tượng, cảm nhận riêng của mình về một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em thích nhất Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ cảm nhận cá nhân Bước 4: Kết luận, nhận định èGV dẫn dắt vào nội dung tiết học: Khi đọc một tác phẩm truyện nói chung và truyện ngụ ngôn nói riêng, chắc hẳn sẽ có những nhân vật để lại cho em những ấn tượng sâu sắc và muốn viết bài văn chia sẻ ý kiến của mình về đặc điểm của nhân vật ấy. Vậy làm thế nào để phân tích đặc điểm của nhân vật trong một truyện ngụ ngôn? Làm sao để thuyết phục được người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của mình? Phần bài học này sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi ấy. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Mục tiêu: HS hiểu yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức đã học, tiến hành trả lời các câu hỏi. Sản phẩm: Câu trả lời nhanh và đúng của HS. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức bài 3 ( học kì I), đọc phần Định hướng (sách giáo khoa trang 14) và trả lời các câu hỏi: + Thế nào là phân tích đặc điểm nhân vật? + Đặc điểm của nhân vật thường được thể hiện qua những phương diện nào? + ? Bài phân tích đặc điểm nhân vật thuộc thể loại nào? + ? Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn, em cần chú ý những yêu cầu nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + Tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK) + GV quan sát, khuyến khích Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện một số cặp đôi phát biểu. + Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức GV chuẩn hoá kiến thức: Tìm hiểu chung về bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn. Phân tích đặc điểm nhân vật là gì? - Phân tích đặc điểm nhân vật là nêu lên nhận xét về các đặc điểm của nhân vật và làm sáng tỏ các đặc điểm ấy. - Đặc điểm của nhân vật thường được thể hiện qua những nét tiêu biểu như: lai lịch, hoàn cảnh, hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ. 2. Yêu cầu đối với kiểu bài phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn: - Giới thiệu được nhân vật cần phân tích: Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là con người, có thể là sự vật hoặc các con vật được nhân hoá, có đặc điểm như con người. Nêu nhận xét về đặc điểm nhân vật và phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu. Bố cục của bài viết cần đảm bảo: + Mở bài: Giới thiệu cần phân tích và khái quát đặc điểm nổi bật của nhân vật. + Thân bài: Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm ( lai lịch, hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, suy nghĩ) + Kết bài: Khái quát lại đặc điểm của nhân vật, nêu ý nghĩa hoặc rút ra bài học sâu sắc. 2.2. Thực hành viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn Mục tiêu: - Nắm được các bước viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật - Biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn Nội dung hoạt động: HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK, thực hành theo các bước tạo lập văn bản. Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra. Sản phẩm: Bài viết của HS Dự kiến sản phẩm HĐ của GV và HS Tổ chức thực hiện hoạt động: Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS lập dàn ý, viết bài. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc đề bài và thực hiện các bước tạo lập văn bản: + GV hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi viết bài + GV hướng dẫn HS xác định đặc điểm nhân vật ( theo bảng hướng dẫn) GV hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý: + HS tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi + HS lập dàn ý cho bài văn theo bố cục 3 phần: MB – TB – KB Hướng dẫn HS viết thành bài hoàn chỉnh. Hướng dẫn HS dùng bảng kiểm bài văn phân tích đặc điểm nhân vật để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + Tổ chức trao đổi theo câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ. + HS dự kiến sản phẩm Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận + GV quan sát, tổ chức cho 2 HS trao đổi bài, tiếp tục dùng bảng kiểm để góp ý cho nhau và chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết. Thực hành Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. Bước 1: Chuẩn bị Đọc và xác định yêu cầu của bài tập Đọc lại truyện, xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” (-> Nội dung: Kể về một anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ về đẽo cày bán. Khi đẽo cày ai khuyên gì anh ta cũng làm theo và kết quả là không có tác dụng gì và vốn liếng đi đời nhà ma) Xác định đặc điểm nhân vật mà em định viết ( có thể theo bảng sau: Nhân vật cần phân tích: . Truyện: Phương diện Biểu hiện trong truyện Hoàn cảnh Cử chỉ, hành động Suy nghĩ . -> Đặc điểm nhân vật: một người không có chính kiến lập trường riêng; người thiếu kiến thức, thiếu bản lĩnh. Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - HS tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: + Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính? + Nhân vật chính là người như thế nào? (Nêu các đặc điểm của nhân vật và các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm). HS thảo luận, trình bày kinh nghiệm đã học được từ quá trình viết của bản thân và những gì học hỏi được từ bạn. Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung khen ngợi những bài viết sáng tạo, chân thành, có cảm xúc...đảm bảo yêu cầu. Khích lệ HS chưa đạt được yêu cầu nỗ lực hơn. GV rút ra kinh nghiệm viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học + Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật? (Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm của nhân vật,...). - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm: Mở bài: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Thân bài: + Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người thợ mộc thông qua các chi tiết cụ thể (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,...). + Nêu nhận xét của em về nhân vật người thợ mộc. Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. 3. Bước 3: Viết Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn 4. Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa bài viết - Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ, chính xác như yêu cầu của để bài hay chưa. -Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như: +Lỗi về ý: thiếu ý (ý sơ sài, chưa nêu hết được những điều cần nói), ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí), lạc ý (nếu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nếu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết),... + Lỗi về diễn đạt (dùng từ, viết câu), chính tả,... Hướng dẫn về nhà Hoàn thiện lại bài viết theo bảng kiểm. Chuẩn bị bài nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_6_truyen_ngu_ngon_va_tuc_ngu.docx