Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 8: Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn

docx 7 trang phuong 12/11/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 8: Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 8: Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Phần 8: Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn
NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN
Mục tiêu:
Về kiến thức:
- HS nhận biết được yêu cầu, mục đích của bài nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn
Về năng lực:
- HS rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe về một truyện ngụ ngôn
Có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của các bạn, có thể đưa ra nhận xét, góp ý cho bạn.
HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp.
Phẩm chất
Tự tin thể hiện bản thân
Biết lắng nghe
Thiết bị và học liệu
Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...
Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mở youtube cho HS nghe kể truyện ngụ ngôn: Hai chú Gấu tham ăn
? Nhận xét về ngôi kể và giọng kể trong đoạn video đã xem.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra nhận xét về ngôi kể, giọng kể.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV dẫn dắt vào nội dung tiết học: Em đã được học, đọc thêm và nghe kể nhiều truyện ngụ ngôn. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn, biết vận dụng và thưởng thức những cách kể khác nhau để rèn kĩ năng kể chuyện cho mình.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành 2.1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn
Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói, nghe kể về một truyện ngụ ngôn
Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe kể về truyện ngụ ngôn c. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV
và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ Thế nào là viết bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn
+ Theo em, trong bài nói kể về một truyện ngụ ngôn, người nói nên xưng ở ngôi thứ mấy?
+ Bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn cần chú ý những yêu cầu nào?
Bước 2: HS
thực hiện nhiệm vụ:
Tìm hiểu chung về bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn
Khái niệm: Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc.
Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài
Yêu cầu chung: Để kể lại một truyện ngụ ngôn, cần:
Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích
Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn
Lập dàn ý cho bài kể
Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.
Đảm bảo thời gian theo quy định.
+ Tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK)
+ GV quan sát, khuyến khích Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện một số cặp đôi phát biểu.
+ Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức:
2.2: Thực hành nói và nghe
Mục tiêu:
- HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài, có kĩ năng, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp;
- HS được rèn kĩ năng đánh giá bài nói, kĩ năng nghe, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi khi thực hiện bài nói trước tập thể
Nội dung: HS trình bày sản phẩm và nhận xét phần trình bày của bạn.
Sản phẩm: Sản phẩm bài viết, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS, phần ý kiến, nhận xét của người nghe.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
?Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Bài nói nhằm mục đích gì?
Người nghe là ai?
Em chọn không gian nào để thực hiện bài nói (trình bày)?
Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút?
? Hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài nói của mình?
Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụđể bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”
+ HS tìm ý, lập dàn ý cho bài nói.
+ HS tập trình bày sản phẩm một mình, trước nhóm; các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập.
+ GV quan sát, khuyến khích Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Em hãy tự tập luyện bằng cách:
Đứng trước gương để tập kể lại câu chuyện.
Thực hành nói và nghe
Đề bài: Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.
Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói (trình bày).
Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn “ Ếch ngồi đáy giếng”
Chuẩn bị các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần.
Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt, cho phù hợp với sự việc, nội dung câu chuyện.
Chuẩn bị các phương tiện như tranh ảnh, videovà máy chiếu, màn hình ( nếu có)
b. Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
+ Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì? (Truyện kể về sự kiện: ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miện giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.)
+ Truyện có nhân vật chính nào? (Nhân vật chính: chú ếch)
+ Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao? ( Diễn biến câu chuyện: Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống-> phát triển: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hang ngang tàng -> kết thúc: bị trâu giẫm bẹp.)
Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét mặt. cho phù hợp để tạo sức hấp dẫn cho bài nói.
Em có thể rủ nhóm cùng tập luyện hoặc nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự điều chỉnh hoặc gửi video cho các bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau.
Đối chiếu bảng kiểm bài nói để kiểm tra, tự chỉnh sửa phần nói của mình.
+ Bài học rút ra từ câu chuyện là gì? (Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt)
- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:
+ Mở đầu
Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
+ Nội dung chính
Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí.
+ Kết thúc
Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.
Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
c. Luyện tập nói
d. Chỉnh sửa bài nói
* Bảng kiểm bài nói:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
2. Trình bày bài nói.
Khi thực hiện bài kể chuyện cần lưu ý:
Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điền vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn
HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: GV nhận xét việc
thực hiện nhiệm vụ.
Dựa vào dàn ý để kể lại truyện ngụ ngôn trước tổ, lớp.
Bảo đảm nội dung kể, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Thực hiện đúng thời gian dự kiến; điều chỉnh giọng nói, cách kể; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.
Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Gọi một số HS trình bày phần nhận xét đánh giá của mình về bài nói trước lớp của bạn. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn
-HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
3. Trao đổi, thảo luận về bài nói Người nghe:
Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người khác trình bày.
Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt.
Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói ( đối chiếu bảng kiểm)
Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_6_truyen_ngu_ngon_va_tuc_ngu.docx