Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Dấu chấm lửng

docx 10 trang phuong 12/11/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Dấu chấm lửng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Dấu chấm lửng

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Dấu chấm lửng
Tuần	Ngày soạn: 
Tiết	 	Ngày dạy: 
BÀI 7:
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG NGỮ CẢNH; DẤU CHẤM LỬNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: HS nắm được
- Khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp. 
- Vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.
- Công dụng của dấu chấm lửng
2. Về năng lực:
- Nhận diện được ngữ cảnh của một số yếu tố ngôn ngữ trong câu hoặc trong văn bản.
- Xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh của câu hoặc trong văn bản
- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
- Xác định được công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp cụ thể.
- Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm lửng phù hợp khi viết.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Phiếu học tập, bài trình bày của HS, bảng phụ.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu truyện cười: “Bò cười không được thịt” 
 Thời bao cấp đời sống khó khăn, nếu mổ lợn phải nộp thuế sát sinh, nếu mổ trâu bò phải làm đơn xin cấp trên phê duyệt bởi trâu bò là sức kéo của nền nông nghiệp.
         Cuối năm 1970 hợp tác xã nông nghiệp thôn tôi muốn thịt bò để liên hoan tổng kết nên viết đơn xin xã cho giết bò. Xã không giải quyết, ông Chủ tịch đặt bút phê:"Bò cày không được thịt! "
        Thấy bà con xã viên buồn rầu, Ông Chủ nhiệm HTX nông nghiệp quyết định cứ giết thịt bò liên hoan. Xã biết tin lập tức gọi Chủ nhiệm lên kiểm điểm, bà con ở nhà lo lắng. Khi tới Ủy ban Chủ tịch mắng té tát và cho rằng chống lại cấp trên, cho giết bò là phá hoại sản xuất phải kiểm điểm kỷ luật. Lúc này Chủ nhiệm rút tờ đơn ra nói: 
 - Xã đã cho chúng tôi thịt bò giờ sao lại bắt kiểm điểm! 
     Chủ tịch xã :
        - Tôi đã phê "Bò cày không được thịt! Sao không chấp hành. 
         Chủ nhiệm cãi là :
         - Xã đã phê duyệt đồng ý và chữ ký đây còn gì ! Nói xong đưa tờ đơn cho Chủ tịch. 
         Chủ tịch xem lại đơn thấy lời phê: " Bò cày không được - thịt !" nên cứng họng không bắt được Chủ nhiệm kiểm điểm. 
         Hóa ra Chủ nhiệm đã nhanh trí thêm một dấu "gạch nối" vào lời phê của Chủ tịch trước khi ra xã. Hèn chi vẫn quyết định thịt bò liên hoan tổng kết.
         Một lúc sau thấy Chủ nhiệm về cười tươi roi rói. Hỏi nguyên nhân, ông ta kể lại chuyện đấu lý với Chủ tịch xã ... Bà con được bữa cười cùng với món thịt bò thoải mái. Đúng là : "Bút sa gà chết!".. 
? Về hình thức có gì khác nhau trong tờ đơn chủ tịch xã phê duyệt và chủ nhiệm HTX sửa? Nghĩa của câu đã bị thay đổi như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học:
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người, vì vậy để người khác hiểu ta phải dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên nói sao cho hay, cho đúng để người khác hiểu thì ta cần phải đặt vào ngữ cảnh nhất định. Vậy ngữ cảnh là gì? Ta tìm hiểu bài mới
- Về hình thức giữa tờ đơn chủ tịch xã phê duyệt và chủ nhiệm HTX sửa chỉ thêm một dấu gạch nối.
- Về nghĩa, từ đơn chủ tịch xã phê cấm thịt bò vì bò phải dùng để cày còn tờ đơn chủ nhiệm HTX sửa cho phép thịt bò vì con bò đã không cày được.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu:
- Khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp. 
- Vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.
- Công dụng của dấu chấm lửng
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Nhiệm vụ 1: Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Cho đoạn thơ sau:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mơi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tau mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?
? Xác định các yếu tố ngôn ngữ như từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau từ được tin đậm; hoàn cảnh, tình huống giao tiếp.
? Xác định nghĩa của từ ngữ được in đậm trong khổ thơ dưới đây dựa vào các yếu tố trên.
? Những yếu tố ngôn ngữ trên được coi là ngữ cảnh, vậy hãy trình bày khái niệm đầy đủ của ngữ cảnh.
? Từ in đậm trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
? Từ đó em rút ra được vai trò gì của ngữ cảnh đối với xác định nghĩa của từ?
? Ngoài vai trò đó ra, ngữ cảnh còn có các vài trò nào khác khi xác định nghĩa của từ?
? Đọc mục 2, kiến thức Ngữ văn SGK trang 20, 21.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu
- Từng HS chuẩn bị độc lập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày cá nhân
- Dự kiến sản phẩm: 
+ HS xác định được các yếu tố ngôn ngữ như từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau từ được tin đậm; hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (các từ ngữ, câu đứng trước hoặc sau: chúng tôi, bảy mươi tuổi mẹ chờ được hái, mình. Hoàn cảnh giao tiếp: lời người con tâm sự, thể hiện tình cảm mình dành cho mẹ)
+ Nghĩa của từ in đậm là: quả: người con; quả con xanh: con còn nhỏ dại, chưa trưởng thành.
+ HS nhắc lại được khái niệm ngữ cảnh và vai trò của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ
+ Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. 
+ HS rút ra được vai trò của ngữ cảnh.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy
I. Lý thuyết
1. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Ngữ cảnh của một yếu tố ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là:
+ Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, ngữ cảnh đồng nghĩa với văn cảnh.
+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (bao gồm các yếu tố: chủ thế, đối tượng, mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ tình huống, bối cảnh.
- Vai trò quan trọng của ngữ cảnh đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ thể hiện ở chỗ:
+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định nghĩa của thể của các từ đa nghĩa.
+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe xác định được nghĩa hàm ẩn của những từ ngữ được sử dụng trong các biện pháp tu từ.
+ Ngữ cảnh giúp người đọc, người nghe hiểu được hàm ý (thái độ, tình cảm) mà người nói thể hiện qua việc lựa chọn các từ xưng hô.
HOÀN CẢNH, TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
TỪ NGỮ (CÂU) ĐỨNG TRƯỚC (SAU) YẾU TỐ NGÔN NGỮ ĐÓ
KHÁI NIỆM
NGỮ CẢNH
VAI TRÒ
XÁC ĐỊNH HÀM Ý QUA LỰA CHỌN TỪ NGỮ XƯNG HÔ
XÁC ĐỊNH NGHĨA CỤ THỂ CỦA TỪ NGỮ
XÁC ĐỊNH NGHĨA HÀM ẨN CỦA TỪ NGỮ SỬ DỤNG BPTT
Nhiệm vụ 2: Dấu chấm lửng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Dấu chấm lửng có hình thức khi viết như nào?
? Dấu chấm lửng có các công dụng gì?
? Vẽ sơ đồ tư duy về công dụng của dấu chấm lửng.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu
- Trình bày sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
+ HS quan sát sơ đồ về chủ ngữ, mở rộng chủ ngữ
2. Dấu chấm lửng
Dấu chấm lửng (dấu lửng) là dấu câu gồm ba chấm liền nhau (...) được dùng để:
- Phối hợp với dấu phẩy, tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết.
- Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó.
- Làm giãn nhịp điệu câu thơ, câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
TỎ Ý CÒN NỘI DUNG CHƯA LIỆT KÊ HẾT
THỂ HIỆN LỜI NÓI BỎ DỞ, NGẬP NGỪNG, NGẮT QUÃNG.
DẤU CHẤM LỬNG ()
GIÃN NHỊP ĐIỆU CÂU THƠ, VĂN ĐỂ CHUẨN BỊ CHO TỪ NGỮ CÓ NỘI DUNG BẤT NGỜ (HÀI HƯỚC, CHÂM BIẾM)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập.
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK/26
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bài 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trương các dòng thơ dưới đây. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó đối với việc miêu tả sự vật
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu
- Từng HS chuẩn bị độc lập.
Bước 3:Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày cá nhân
- Dự kiến sản phẩm: HS xác định được BPTT và tác dụng của BPTT đó
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
 => Ghi lên bảng.
Bài 3
Bài 3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong các câu dưới đây:
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
 Để con đi
c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng đểngợp.
d) Nhưngxin lỗi-Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối- Tôi không thể!
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trình bày cá nhân
- Dự kiến sản phẩm: HS xác định được công dụng của dấu chấm lửng
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn Bước 3:Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của các nhân
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
Bài 2
- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: "Ánh nắng chảy đầy vai"
- Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ đối với miêu tả sự vật:
+ Khiến ánh nắng hiện lên sống động hơn.
+ Cho ta thấy ánh nắng hiện lên hữu hình, nó như một chất lỏng thành dòng, thành giọt trên vai người cha. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.
Bài 3
a) Nhiều nội dung chưa liệt kê hết
b) Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
c) Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho 1 từ ngữ có nội dung bất ngờ.
d) Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng/lời nói bỏ dở.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bài 4
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) giải thích nghĩa của các từ in đậm trong hai dòng thơ dưới đây và cho biết em dựa vào đâu để xác định được nghĩa của mỗi từ đó:
Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và thực hiện yêu cầu
- HS làm việc cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả ( đọc đoạn văn)
- GV gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, cho điểm và cho HS tham khảo đoạn văn.
Bài 4
2. Từ l
HS có thể tham khảo đoạn văn sau:
 Hai câu thơ trên của nhà thơ Viễn Phương viết nhân dịp ông được ra thăm lăng Bác đã thể hiện được tình cảm yêu thương thành kính của nhà thơ dành cho Bác Hồ kính yêu. Nhà thơ dùng hình ảnh MT ở câu thơ “Ngày ngày MT đi qua trên lăng” để tả thực MT của thiên nhiên vĩnh hằng ngày ngày chiếu ánh sáng vào trong lăng Bác như đang kính cẩn nghiêng mình thành kính trước một con người vĩ đại. Nhưng ở câu thơ “Thấy một MT trong lăng rất đỏ”, nhà thơ đã khéo léo sử dụng BPNT ẩn dụ khi ngầm so sánh Bác với MT. Đúng vậy, nếu MT của thiên nhiên vĩnh hằng soi sáng vạn vật nhân gian thì Bác Hồ đã soi sáng cả một dân tộc lầm than, đem lại cơm no áo ấm cho hàng triệu người dân Việt Nam, đem lại độc lập tự do cho 1 dân tộc chịu xiềng xích thực dân hơn 80 năm. Vậy, Bác chính là ánh thái dương của dân tộc Việt, mà mãi “vĩnh hằng” trong sự biết ơn, trong sâu thẳm con tim của hàng triệu người dân Việt bây giờ và về sau.
 * Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học và nắm chắc ND bài học. 
- Hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Thực hành đọc hiểu: Mẹ và quả.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_7_tho_phan_3_thuc_hanh_tieng.docx