Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 5: Viết "Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ"

docx 7 trang phuong 12/11/2023 1350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 5: Viết "Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 5: Viết "Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ"

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 5: Viết "Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ"
VIẾT
TIẾT..:
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC MỘT BÀI THƠ
I.	Mục tiêu:
Về năng lực:
HS biết viết đoạn văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu), tìm ý, lập dàn ý, viết, chỉnh sửa đoạn văn đã viết, rút kinh nghiệm cho bản thân.
HS viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
HS biết giao tiếp, hợp tác, trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể).
Phẩm chất
Tự tin thể hiện bản thân.
Biết lắng nghe, tôn trọng.
Thiết bị và học liệu
Thiết bị: máy tính, máy chiếu,
Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy,
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học.
Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-	GV đặt câu hỏi:
Hãy kể tên một số tác phẩm thơ đã học. Em ấn tượng nhất tác phẩm nào? Hãy chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc xong tác phẩm thơ đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
HS trả lời câu hỏi
HS khác nhận xét đánh giá, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của HS
Kết nối vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành Hoạt động 1: Đọc-phân tích bài viết tham khảo
Mục tiêu: HS tham khảo một bài viết cụ thể để rút ra các thao tác cơ bản để thực hiện bài viết của mình, tạo ý tưởng cho việc viết đoạn văn của mỗi HS.
Nội dung: HS trả lời các câu hỏi qua việc phân tích, chắt lọc kiến thức SGK.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN THEO BÀN
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu 1 HS đọc văn bản tham khảo, thảo luận nhóm.
-GV hướng dẫn HS thảo luận các yêu cầu thể hiện của đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông.
+ Đoạn trích nêu lên cảm xúc của
1. Đọc - phân tích bài tham khảo
Mở đoạn: Câu đầu đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết.
Thân đoạn:
+ Từ ngữ thể hiện được cảm xúc của người viết: cũng ngỡ như mình đang chìm vào những khát khao của tuổi thơ trong sáng....
người viết về vấn đề gì?
+ Câu văn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết ở vị trí nào trong đoạn?
+ Cảm xúc của người viết được thể hiện qua từ ngữ nào?
+ Câu kết đoạn có nội dung là gì?
+ Dựa vào kết quả làm việc nhóm trình bày những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ?
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổ chức trao đổi theo câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ.
+ GV quan sát, khuyến khích, giúp đỡ nếu cần.
*Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
+HS trả lời câu hỏi
+GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
*Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức, ghi lên bảng.
GV bổ sung thêm:
? Từ phân tích trên, em hiểu thế nào là viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc xong một bài thơ?
+ Người viết đã nêu và đánh giá ý nghĩa của nội dung và nghệ thuật bài thơ.
Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ.
- Lưu ý: Đọc kĩ để hiểu nội dung và nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Từ đó. Dẫn ra một khố thơ, đoạn thơ hoặc yếu tô nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng, gợi cảm xúc cho em.
- Khi viết đoạn văn. cần nêu rõ: Yếu tố nào (nội dung, nghệ thuật) của bài thơ đã tạo cho em cảm xúc? Đó là cảm xúc như thế nào? Vì sao em có cảm xúc đó?...
Viết đoạn vãn ghi lại cảm xúc sau khi
đọc một bài thơ là nêu lên những cảm nghĩ của bản thân về bài thơ đó. Đoạn văn có thể nêu những cảm xúc về nội dung một khổ thơ. đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích.
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
Mục tiêu: HS xác định được mục đích viết (ghi lại cảm xúc của em khi đoạc một bài thơ); dự kiến người đọc tiềm năng (thầy, cô, bạn...). Từ đó giúp HS có ý thức bám sát mục đích viết đặt ra từ đầu và đối tượng người đọc mà bài viết hướng đến.
Nội dung: chắt lọc kiến thức SGK, câu hỏi trong sách để viết.
Sản phẩm: Bài viết của mỗi học sinh.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Hãv viết đoạn văn nêu ìên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: "Những cánh buồm" (Hoàng Trung Thông), 'Mãv và sóng" (Ta-go), “Mẹ và qua" (Nguyên Khoa Điểm).
GV yêu cầu HS suy nghĩ để lựa chọn bài thơ viết của mình bằng kĩ thuật đông não.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
Bước 1: Lựa chọn bài thơ
+ Xác định mục đích viết: ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
+ Đối tượng mà bài viết hướng đến: thầy cô, bạn bè, những ai quan tâm đến cái hay, cái đẹp cuả một bài thơ.
+ Lựa chọn bài thơ
GV hướng dẫn HS xác định mục đích viết và người đọc, người nghe.
Bước 2: Tìm ý
- Bài thơ viết về điều gì? Em thấy ấn
GV hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý theo các bước
-Hướng dẫn HS viết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ Tổ chức trao đổi theo câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ.
+ HS dự kiến sản phẩm
+ GV quan sát
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm.
+ GV gọi HS khác nhận xét về bài viết của bạn.
Bước 4: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung khen ngợi những bài viết sáng tạo, chân thành, có cảm xúc...đảm bảo yêu cầu. Khích lệ HS chưa đạt được yêu cầu nỗ lực hơn.
tượng nhất với yếu tố nào trong bài thơ?
Yếu tố ấy đặc sắc như thế nào (về nội dung hoặc nghệ thuật)?
Yếu tố ấy đã mang lại cho em những cảm xúc gì? Vì sao?
+ Chúng đã góp phần thể hiện ấn tượng điều nhà thơ muốn nói ra sao?
- Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của đoạn văn, gồm:
+ Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.
+ Thân đoạn:
Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (số tiếng trong mỗi dòng thơ, vần, nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ, tình cảm, cảm xúc, thông điệp của tác giả)....
+ Kết đoạn: Khái quát cảm xúc chung của người viết về bài thơ.
* Bước 3: Viết
Dựa vào dàn ý, viết thành đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố
miêu tả và tự sự
Hoạt động 3: Kiểm tra và chỉnh sửa
Mục tiêu: HS củng cố lại các các yêu cầu của bài viết, tự sửa lại bài (nếu cần thiết)
Nội dung: chắt lọc kiến thức SGK, câu hỏi trong bảng gợi ý của GV.
Sản phẩm: Bài viết của mỗi học sinh.
Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
*Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV trả bài cho HS, hướng dẫn HS chỉnh sửa lại bài viết theo các yêu cầu đối với bài văn chia sẻ một trải nghiệm.
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:HS xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
*Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
*Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Chuẩn kiến thức về yêu cầu đối với bài viết
+ HS tự sửa bài viết để hoàn chỉnh theo yêu cầu.
+ tự kiểm tra lại bài viết của mình theo gợi ý của GV ( Theo bảng)
3. Kiểm tra, điều chỉnh bài viết.
Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó sửa lại các lỗi đó.
Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).
PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT
Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của mình và hoàn chỉnh bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Đoạn văn em viết đã giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, và nêu cảm xúc chung của người viết ?
..............................................................................................................................
Nội dung đoạn văn em viết đã nêu cảm xúc về ý nghĩa của nội dung, nghệ thuật trong bài thơ
chưa? ...........................................................................................................................
...
Em có dùng những từ ngữ thể hiện được cảm xúc của mình về bài thơ chưa?
.............................................................................................................................
Có nên bổ sung nội dung cho bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ ý cần bổ sung.)
.............................................................................................................................
Có nên lược bỏ các câu trong bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ câu hay đoạn cần lược bỏ.)
............................................................................................................................
Bài viết có mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt không? (Nếu có, hãy viết rõ các mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt cần sửa chữa.)
............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_7_tho_phan_5_viet_viet_doan.docx