Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 6: Nói và nghe Trao đổi về một vấn đề
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 6: Nói và nghe Trao đổi về một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 7: Thơ - Phần 6: Nói và nghe Trao đổi về một vấn đề
TIẾT..: Nói và nghe TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ NÓI VÀ NGHE Mục tiêu: Về năng lực HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói; tiếp tục rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe trao đổi ý kiến về một vấn đề. HS có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của người khác. HS biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể). Phẩm chất Tự tin thể hiện bản thân. Biết lắng nghe, tôn trọng. Thiết bị và học liệu Thiết bị: máy tính, máy chiếu, Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi: + Em có thường xuyên trao đổi, thảo luận cùng các bạn để tìm ra một giải pháp thống nhất về một vấn đề nào đó hay không? + Sau khi trao đổi, thảo luận và cùng đi đến giải pháp thống nhất thì tâm trạng của em như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời Bước 3: Kết luận, nhận định. GV dẫn dắt vào nội dung bài học Có nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trước vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình, sau đó cùng nhau trao đổi để tìm ra phương hướng giải pháp thống nhất. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách để trao đổi về một vấn đề. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các yêu cầu của bài nói – nghe trao đổi về một vấn đề Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói – nghe trao đổi về một vấn đề Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe trao đổi về một vấn đề. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI CHIA SẺ: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: + Thế nào là trao đổi ý kiến? + Theo em, trong bài nói trao đổi về một vấn đề, người nói nên xưng ở ngôi thứ mấy? + Bài nói trình trao đổi về một vấn đề cần chú ý những yêu cầu nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK) + GV quan sát, khuyến khích Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện một số cặp đôi phát biểu. + Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. I. Tìm hiểu chung về bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề 1. Định nghĩa: nêu lên cách hiểu, quan điểm của bản thân, đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. 2. Yêu cầu chung: Để trao đổi, thảo luận về một vấn đề, các em cần chú ý: - Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ). - Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi. - Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó. - Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, tôn trọng các ý kiến của người khác với mình. Hoạt động 2.2: Thực hành nói và nghe Đề bài: Sau khi học bài thơ "Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? TRƯỚC KHI NÓI a. Mục tiêu: GQVĐ: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói, có kĩ năng, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp. b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong. c. Sản phẩm: Sản phẩm bài viết, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: ?Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Bài nói nhằm mục đích gì? - Người nghe là ai? - Em chọn không gian nào để thực hiện bài nói (trình bày)? - Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút? ? Hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài nói của mình? - Hai ý kiến nêu trong một đề có gì giống và khác nhau? - Mỗi ý kiến có điểm gì hợp lí và chưa hợp lí? - Ý kiến của em như thế nào? - Vì sao em hiểu như thế? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi + HS trình bày sản phẩm trước nhóm, các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập. + GV quan sát, khuyến khích Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. Em hãy tự tập luyện bằng cách: - Đứng trước gương để tập trình bày bài nói. - Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét mặt. cho phù hợp để tạo sức hấp dẫn cho bài nói. - Em có thể rủ nhóm cùng tập luyện hoặc nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự điều chỉnh hoặc gửi video cho các bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau. I. Trước khi nói 1. Chuẩn bị nội dung nói - Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói. + Vấn đề cần trao đổi: ý kiến về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông) + Người nghe: các bạn trong lớp, cô/thầy giáo. + Không gian: lớp học + Thời gian: trao đổi, thảo luận trong vòng 5p. - Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần. - Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt, cho phù hợp với phần trao đổi. - Bổ sung tranh ảnh, video,.. (nếu cần). 2. Tìm ý, lập dàn ý 2.1. Tìm ý: - Hai ý kiến nêu trong một vấn đề: Giống nhau Khác nhau Hình ảnh cánh buồm đều là hình ảnh tượng trưng + Tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con. + Tượng trưng cho những ước mơ của người cha chưa đạt được. Những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi tương trưng cho khát khao vươn xa để khám phá của con, hay cũng chính là tượng trưng cho những ước mơ cửa người cha chưa đạt được. Lập dàn ý: Mở đầu Nêu vấn đề cần trao đổi (có hai ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông) Nội dung chính Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình. Có thể phát biểu theo gợi ý sau: Nêu điểm giống và khác nhau của hai ý kiến. Nêu và giải thích những điểm hợp lí và chưa hợp lí của mỗi ý kiến. Ý kiến của em: có thể tán thành một trong hai ý kiến hoặc không tán thành cả hai và đưa ra một ý kiến khác. Kết thúc Khẳng định lại ý kiến của bản thân và những điểm hợp lí trong hai ý kiến đã nêu. 3. Tự luyện tập và trình bày + Để trình bày tốt, em hãy luyện tập trước (trình bày một mình hoặc trước bạn bè, người thân) + Cách nói: tự nhiên, gần gũi, chia sẻ, giãi bày. 4.Kiểm tra, chỉnh sửa. * Bảng tự kiểm tra bài nói: Nội dung kiểm tra Đạt/ chưa đạt - Bài nói có đủ các phần mở đầu, nội dunhg chính và kết thúc. Giới thiệu được vấn đề cần trao đổi (có hai ý kiến khác nhau về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông). Em đã nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình. Em đã dùng ngôi thứ nhất để trình bày vấn đề. Em đã sử dụng giọng điệu, âm lượng, các phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt) hài hoà khi trình bày. THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE a. Mục tiêu: GQVĐ: Biết cách, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp. b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong. c. Sản phẩm: Phần trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS. d. Tổ chức thực hiện. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điến vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn -HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. Lưu ý: GV có thể cho HS hoạt động theo cặp đôi, cùng xây dựng bài nói và cùng lên trình bày trước lớp (HS tự phân công các phần trong bài nói của cả 2) II. Thực hành nói và nghe TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN LỚP VỀ BÀI NÓI a. Mục tiêu: GQVĐ - Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói. - Chỉnh sửa bài nói cho mình và cho bạn. b. Nội dung: - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá hoạt động nói dựa trên các tiêu chí. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. c. Sản phẩm: Phiếu đánh giá bài nói . d. Tổ chức thực hiện. * Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đánh giá bài nói của các bạn đã trình bày theo phiếu đánh giá HĐ nói gắn với các tiêu chí. GV đặt thêm câu hỏi: + Với người nghe: Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của bạn? Nếu muốn thay đổi, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn? + Với người nói: Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? Em muốn trao đổi, bảo lưu hay tiếp thu những góp ý của các bạn và thầy cô? Nếu được trình bày lại, em muốn thay đổi điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công * Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV Gọi một số HS trình bày phần nhận xét đánh giá của mình về bài nói trước lớp của bạn. - Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn. * Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. III. Đánh giá, thảo luận * Bảng kiểm tra bài nói của bạn: Tham khảo phiếu đánh giá bài nói theo tiêu chí (phía dưới) * Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe: Nội dung kiểm tra Đạt/ chưa đạt Nắm và hiểu được ý chính của bài nói trình bày ý kiến của bạn Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm hay điểm hạn chế của bạn; điều em tâm đắc hay điều em muốn thay đổi trong bài nói của bạn Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn trình bày ý kiến. PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI NÓI THEO TIÊU CHÍ NHÓM............................ TIÊU CHÍ Chưa đạt (0 điểm) Đạt (1 điểm) Tốt (2 điểm) 1. Giới thiệu được vấn đề cần trao đổi Chưa có vấn đề để nói Có giới thiệu vấn đề nhưng chưa gắn với yêu cầu của bài. Giới thiệu ngắn gọn được vấn đề cần trao đổi. 2. Nêu và phân tích các ý kiến khác nhau, từ đó, phát biểu ý kiến của mình Nôi dung sơ sài, chưa nêu và phân tích được ý kiến để người nghe hiểu được nội dung vấn đề Nêu và phân tích được vấn đề để người nghe hiểu được nội dung vấn đề nhưng chưa hấp dẫn. Nội dung hấp dẫn, thu hút được người nghe. 3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm, chủ động thuyết trình Nói nhỏ, khó nghe, nói lặp lại ngập ngừng nhiều lần, phụ thuộc văn bản chuẩn bị sẵn Nói to, nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu, chủ động thuyết trình Nói to, truyền cảm hầu như không lặp lại hay ngập ngừng; chủ động thuyết trình 4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,..) phù hợp Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. Điệu bộ tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, biểu cảm phù hợp với nội dung vấn đề Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe, nét mặt sinh động. 5. Mở đầu và kết thúc hợp lí Không chào hỏi hoặc không có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi và có lời kết thúc bài nói. Chào hỏi có lời kết thúc bài nói ấn tượng. Tổng: ................/10 điểm HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP CẢ BÀI HỌC 7 1. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức 2. Nội dung: - GV giao bài tập cho HS. - HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập. 3. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập 4. Tổ chức thực hiện * Nhiệm vụ 1: Thực hành phần Tự đánh giá: Văn bản “Rồi ngày mai con đi học” (Trang 34/SGK Ngữ văn 7 Cánh diều tập 2). Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - HS trả lời nhanh các câu hỏi phần Tự đánh giá Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: THẢO LUẬN THEO CẶP: + Các cặp thảo luận, trả lời ra phiếu Học tập: + +Trả lời câu 1 đến câu 8 bằng cách chọn 1 đáp án: Câu Đáp án 1 8 + Cá nhân tự trả lời Câu 9: Nêu ngắn gọn nội dung 2 dòng thơ “Đi như suối chảy về với biển Chớ quên mạch đá cuội nguồn” Câu 10: Trình bày suy nghĩ về bài thơ: “Rồi ngày mai con đi” bằng một đoạn văn (5 – 7 dòng). Bước 3: HS báo cáo sản phẩm, thảo luận. Bước 4: Đánh giá sản phẩm bằng điểm. GV chốt kiến thức Tìm hiểu văn bản “Rồi ngày mai con đi học” (Tr 34/SGK) Câu Đáp án 1 D 2 D 3 A 4 B 5 C 6 C 7 A 8 C Câu 9: Câu 10: * Nhiệm vụ 2: Viết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập: Viết đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu cảm nhận về bài thơ “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm), trong đó có sử dụng dấu chấm lửng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn HS cách làm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Tổ chức báo cáo sản phẩm vào tiết học thêm buổi chiều. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. *Nhiệm vụ 3: Lập bảng thống kê theo mẫu: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu HS hoàn thành bảng sau (về nhà): Tên văn bản Đặc sắc nội dung Đặc sắc nghệ thuật Mây và song (Ta – go) Những cánh buồm (Hoang Trung Thông) Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) - HS điền nội dung vào từng cột của phiếu học tập. - Báo cáo sản phẩm. - Nhận xét và chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG CẢ BÀI HỌC 7 1. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế. 2. Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra. 3. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm học tập nhóm của HS. 4. Tổ chứcthực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập về nhà) Bài tập 1: Sưu tầm ít nhất 5 câu ca dao tục ngữ, thành ngữ nói về tình cảm cha con cao đẹp, tình mẹ con sâu nặng, xúc động. Bài tập 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về 1 câu ca doa tục ngữ, hoặc thành ngữ mà em sưu tầm được ở bài tập 1. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, làm việc cá nhân. - GV khích lệ, giúp đỡ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo sản phẩm và thảo luận vào buổi chiều hoặc tiết học sau. - HS khác nhận xét, góp ý. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS. - Cho điểm hoặc phát thưởng. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Sưu tầm thông tin về các tác giả, đặc điểm nội dung và hình thức của các tác phẩm đã học ở Bài 7 từ nhiều nguồn khác nhau (internet, sách, báo,), bao gồm các bài viết, hình ảnh, video, từ đó, đánh giá các thông tin đã sưu tầm được (các thông tin đó đã đầy đủ và phù hợp chưa? Các thông tin đó có chính xác không?). Đọc them một số bài thơ viết về chủ đề tình cảm bố mẹ với con cái và con cái với bố mẹ. Hệ thống hoá kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. Chuẩn bị Bài 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa Ngữ văn 7 Cánh diều, tập 2 - Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT. - Nội dung modul 1, 2, 3 được tập huấn. - Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_7_tho_phan_6_noi_va_nghe_tra.docx