Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 8: Nghị luận xã hội - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 8: Nghị luận xã hội - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 8: Nghị luận xã hội - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đọc – hiểu văn bản (1) TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA – Hồ Chí Minh – MỤC TIÊU Kiến thức: Nhận biết được đặc điểm của văn nghị luận xã hội; Mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ bằng chứng và mối quan hệ của chúng. + Văn nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. + Để khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống lâu đời, quí báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triển khai nội dung bằng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước đây đến cuộc chiến chống thực dân Pháp với những biểu hiện yêu nước ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân, mọi vùng miền Những lí lẽ và dẫn chứng xác đáng ấy đã thuyết phục người đọc, người nghe một cách thấm thía và sâu sắc. Về năng lực Năng lực chung Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1]. Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2]. Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3]. Năng lực đặc thù Xác định được vấn đề nghị luận trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”[4]. Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” [5]. Nhận biết được cách trình bày luận điểm luận cứ[6]. Viết được đoạn văn nghị luận xã hội sau khi đã học xong văn bản [7]. 2. Về phẩm chất: - Bồi đắp tình yêu và niềm tự hào với đất nước. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập. Tranh ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân vật và sự kiện trong lịch sử Việt Nam. Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm). TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ 1: Xác định vấn đề (5’) Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu. HS quan sát hình ảnh sau đó nêu đáp án, sau đó GV kết nối với nội dung bài học Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Lắng nghe và trả lời các câu đố liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch sử. Sau đó, sắp xếp và điền tên của các nhân vật theo trật tự thời gian lịch sử vào ô trống B2: Thực hiện nhiệm vụ: Khi GV đưa hình ảnh lên màn chiếu, HS suy nghĩ trong 5 giây. HS nào có đáp án nhanh nhất sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời sai, thì mất lượt và HS khác được quyền trả lời thay thế. B3: Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định HS trả lời câu hỏi. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV): GV: Như vậy các em vừa được chơi một trò chơi tìm hiểu về lịch sử rất bổ ích. Các em biết là lịch sử của VN ta gắn liền với các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Xuyên suốt chiều dài lịch sử từ thế kì X đến đầu thế kỉ XX, chúng ta đã trải qua vô vàn những khó khăn và gian khổ. Vì sao một đất nước đất không rộng, người không đông như đất nước ta mà luôn luôn chiến thắng tất cả bọn xâm lược, dù chúng mạnh đến đâu và từ đâu tới? Có thể nói, trong suốt hành trình đó thì điều quan trọng nhất làm nên chiến thắng của cách mạng VN đó chính là tinh thần yêu nước. Tinh thần ấy đến từ những anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi hay Quang Trung nói riêng (vừa nói vừa chiếu ảnh 5 vị) và của toàn dân tộc VN nói chung. Và tinh thần yêu nước, cái lòng tự tôn dân tộc ấy đã được HCM khẳng định trong Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II mà người đọc tại Hội nghị. Nội dung của văn kiện đó cũng chính là nội dung văn bản mà chúng ta học ngày hôm nay. Cụ thế như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nhé! HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’) 2.1 Tri thức đọc – hiểu Mục tiêu: [1] [2]; [3]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm cặp đôi Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để hoàn thiện phiếu học tập B2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu một vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau. 1. Văn nghị luận xã hội: Khái niệm: Văn nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. Đặc điểm của văn nghị luận xã hội: Luận điểm: Quan điểm, tư tưởng của người viết. Luận cứ: Dẫn chứng và lí lẽ Lập luận: Cách dẫn dắt, trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm. 2. Liên kết và mạch lạc trong văn bản: Liên kết là thể hiện mối quan hệ nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp. Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính logic của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các câu, các đoạn, các phần của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. 2.2 Đọc – hiểu văn bản () I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (’) Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm Tổ chức thực hiện Sản phẩm GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm cặp đôi Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết. Phiếu học tập số 1 Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả B2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu một vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau Là người Việt Nam không ai là không biết chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Cả cuộc đời Người vì nước, vì dân. Không những thế, Người còn là nhà thơ, nhà văn lớn. Người đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Sau này nế có điều kiện các con hay tìm đọc những tác phẩm này. GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác phẩm. B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Tác giả Hồ Chí Minh ( 1890 - 1969) Quê ở Nam Đàn - Nghệ An Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Là một nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa thế giới 2. Tác phẩm a. Đọc a. Đọc Hướng dẫn đọc nhanh. + Ở văn bản này các con đọc với giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện được tình cảm. Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: ? Hãy nêu xuất xứ văn bản. ? Dựa vào tri thức Ngữ văn em hãy cho biết văn bản thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao? Hãy nêu vấn đề mà người viết bàn luận trong văn bản. ? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: Trả lời các câu hỏi của GV. HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. b. Tìm hiểu chung Xuất xứ: Văn bản được trích trong Báo Cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Kiểu văn bản: Nghị luận Bố cục: Văn bản chia làm 3 phần. Sản phẩm tổng hợp: II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB 1. Nhan đề của văn bản Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản Nội dung: GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nhan đề của văn bản có vấn đề nghị luận không? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được). B3: Báo cáo thảo luận GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản. HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS Chốt nội dung (sản phẩm). Chuyển dẫn sang nội dung sau. “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” -> Nêu rõ vẫn đề sẽ bàn luận trong văn bản. 1. Nêu vấn đề (20’) Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7] Nội dung: GV sử dụng KT vấn đáp để gợi tìm HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Câu nào là câu chủ đề của đoạn? ? Tác giả đã có nhận định, đánh giá như thế nào ở ngay phần đặt vấn đề? ? Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của nghệ thuật đó? Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 3. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình). GV hướng dẫn HS chú ý đoạn 1 Câu chủ đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” Nghệ thuật: + So sánh: Tinh thần yêu nước - làn sóng vô cùng mạnh mẽ. + Liệt kê: mạnh mẽ, to lớn, nguy hiểm, khó khăn, bán nước, cướp nước. + Các động từ mạnh: Kết thành, lướt qua, nhấn chìm. + Các tính từ: Sôi nổi, mạnh mẽ, to lớn, nguy hiểm, khó khăn. + Điệp cấu trúc: “nó kết thành”, “nó lướt qua”, “nó nhấn chìm” B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm. HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS. Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau. GV: Nhiều người cho rằng, văn nghị luận dễ khô khan vậy mà khi đọc đoạn văn nghị luận của Bác lại chẳng thấy khô khan chút nào bởi Bác đã sử dụng một cách linh hoạt các nghệ thuật so sánh, liệt kê, các động từ, tính từ mạnh. Chính điều đó đã làm cho văn nghị luân của Bác có giọng điệu truyền cảm, hình ảnh sinh động khiến cho người đọc dễ cảm, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Bằng lòng tự hào dân tộc và tài năng nghệ thuật, Bác đã ngợi ca truyền thống quý báu của dân tộc đồng thời Người khẳng đinh tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã tạo nên sức mạnh quật khởi vô song để một dân tộc Việt Nam nhỏ bé có thể chiến thắng mọi kẻ thù lớn mạnh.. GV chuyển: Nếu ở phần nêu vấn đề tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để giúp ngươi đọc nhận thức một cách nhanh gọn thì sang phần giải quyết vấn đề lại tập trung sử dụng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Đó là những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Cô trò ta cùng sang phần 2 - Tác dụng: Ngợi ca và khẳng định sức mạnh vô cùng mạnh mẽ và quật khởi của nhân dân mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. 2. Giải quyết vấn đề Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8] Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu phần chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Phiếu học tập số 3 ? Tác giả đã triển khai vấn đề trong phần 2 theo trình tự nào? ? Để làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, trong phần 2 tác giả đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng nào? Hãy liệt kê lí lẽ và dẫn chứng theo bảng sau: Lí lẽ Dẫn chứng ? Các dẫn chứng tác giả đưa ra được sắp xếp theo trình tự nào? ? Nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác giả trong phần 2 ? Hãy nêu tác dụng của nghệ thuật lập luận đó. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: đọc ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. GV: Dự kiến KK: HS khó trả lời câu hỏi số 1 Tháo gỡ KK: GV nói thêm về các nhân vật lịch sử mà Bác đã dẫn. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm. Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau. Bằng một đoạn văn ngăn, lời văn dạt dào cảm xúc, lí , dẫn chứng điển hình Bác đã thể hiện niềm tự hào và chứng minh cho truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ buổi đầu dựng nước. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở của Bác về thái độ trân trọng lịch sử của cha ông đi trước. Triển khai vần đề theo trình tự thời gian rất logic, mạch lạc Lí lẽ Dẫn chứng Lịch sử ta có Chúng ta có nhiều cuộc quyền tự hào kháng chiến vĩ về những đại chứng tỏ trang sử thời tinh thần yêu đại Bà Trưng, nước của nhân Bà Triệu, dân ta Trần Hưng Đạo, Quang Trung ... Đồng bào ta Từ các cụ già ngày nay rất tóc bạc ... xứng đáng với chính phủ. tổ tiên ta ngày trước Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự thời gian; theo lứa tuổi; theo vùng miền Nghệ thuật lập luận: Điệp cấu trúc kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phép liệt kê để vừa bao quát được tất cả mọi tầng lớp vừa thể hiện được sự biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước. Ngoài việc liệt kê các đối tượng yêu nước, tác giả còn kể đến những biểu hiện yêu nước khác. Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày... Công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội... Phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải... Bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội... Công nhân, nông dân thi đua tăng gia sản xuất... Đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính phủ... à Đây là các dẫn chứng vừa cụ thể, vừa khái quát vừa chọn lọc, vừa toàn diện đầy sức thuyết phục. Bác đã khẳng định một cách hùng hồn, mạnh mẽ về việc phát huy truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Lòng yêu nước được thể hiện trên tinh thần đoàn kết toàn dân, không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp, địa bàn cư trú, các giai tầng xã hội. Đến đây cô lại nhớ tời nhà thơ Chế Lan Viên với những vần thơ dạt dào cảm xúc: Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông. - Để phát huy truyền thống yêu nước ấy, Bác đã đề ra nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là gì, cô trò ta cùng sang phần 3 3. Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8] Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu phần nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm. Tổ chức thực hiên Sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Bác đã nhận định như thế nào về tinh thần yêu nước ở đoạn cuối. ? Ở đây Bác đã nêu ra mấy trạng thái tinh thần yêu nước? Em hiểu gì về các trạng thái đó. ? Sau đó Bác đã nêu ra bổn phận và nhiệm vụ của mỗi chúng ta như thế nào? ? Như vậy mục đích Bác viết văn bản này để làm gì? Các dẫn chứng lí lẽ có hướng tới làm sáng tỏ mục đích đó không? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: đọc ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. GV: Dự kiến KK: HS khó trả lời câu hỏi số 1 Tháo gỡ KK: B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm. Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau. GV: Việc đề ra nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng với dân tộc là việc khô khan, lí trí, vậy mà Bác đã nói một cách mền mại, uyển chuyển nên có giá trị thuyết phục cao. Tinh thần yêu nước giống như các thứ của quý. Hai trạng thái của tinh thần yêu nước: Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu kín đáo. Nhiệm vụ của chúng ta phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. => Nhiệm vụ chung: Phát huy tinh thần yêu nước. III. TỔNG KẾT Mục tiêu: [1]; [2]; [8] Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm. Tổ chức thực hiện Sản phẩm B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm theo bàn. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? ? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một văn bản nghị luân? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần). GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide GV: Chúng ta nhận ra phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh trong văn nghị luận vừa rõ ràng, chặt chẽ vừa kết hợp với biểu cảm, bộc lộ cảm xúc để làm sáng tỏ và tự hào về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 1. Nghệ thuật Phương pháp lập luận chặt chẽ, thuyết phục Nêu dẫn chứng toàn diện Những câu văn giàu hình ảnh, biểu cảm Nội dung Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước" Khi viết bài văn nghị luận Cần xác lập hệ thống luận điểm luận cứ rõ ràng Trình bày luận điểm, luận cứ theo một trình tự mạc lạc, hợp lí để làm sáng tỏ vấn đề. HĐ 3: Luyện tập (16’) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao. Sản phẩm: Câu 1: B; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: A; 5D; 6D Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Câu 1: Bài văn tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kỳ nào? Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp Thời kỳ đất nước ta xây dựng CNXH ở miền Bắc Những năm đầu thế kỷ XX Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta diễn ra vào thời gian nào? A. 1930 – 1945 B. 1946 – 1954 C. 1954 – 1975 Câu 3: Tính "truyền thống" của lòng yêu nước được làm rõ trong văn bản bởi yếu tố nào? A - Chứng minh theo thời gian xưa - nay B - Chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước C - Giải thích bằng lí lẽ Câu 4: Đoạn văn từ Đồng bào ta ngày nay đến lòng nồng nàn yêu nước đã trình bày dẫn chứng bằng biện pháp nghệ thuật nào là chính? A - Liệt kê B - Nhân hoá C - Điệp ngữ D - Hoán dụ Câu 5: Dòng nào phản ánh đúng nhất về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? A - Bố cục chặt chẽ, lập luận rành mạch B - Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện, C - Giọng văn giàu xức cảm D - Văn bản nghị luận mẫu mực Câu 6: Văn bản Tinh thần yêu nước của hhân dân ta có sức thuyết phục, làm người đọc xúc động bởi vì sao? A - Thực tế lòng yêu nước nồng nàn của người Việt Nam được nói đến trong văn bản B - Do cách trình bày của tác giả C - Bản thân Bác đã là tấm gương sáng của lòng yêu nước D - Cả ba ý trên B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Chiếu bài tập HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án B3: Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án. HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng. HĐ 4: Vận dụng Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa). Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Viết một đoạn văn nghị luận về lòng yêu nước của nhân dân ta trong phòng chống đại dich covid. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý cho HS khái niệm lòng yêu nước, biểu hiện và vai trò của lòng yêu nước của nhân dân ta trong phòng chống đại dịch covid. HS suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn. B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm vào tiết học sau. HS nộp sản phẩm cho GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét ý thức làm bài của HS. * Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Buổi học cuối cùng” ********************************
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_8_nghi_luan_xa_hoi_phan_1_do.docx