Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 8: Nghị luận xã hội - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Liên kết và mạch lạc trong văn bản

docx 6 trang phuong 12/11/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 8: Nghị luận xã hội - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Liên kết và mạch lạc trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 8: Nghị luận xã hội - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Liên kết và mạch lạc trong văn bản

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 8: Nghị luận xã hội - Phần 3: Thực hành tiếng Việt Liên kết và mạch lạc trong văn bản
DẠY HỌC THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:
Liên kết và mạch lạc trong văn bản
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Năng lực:
* Năng lực riêng.
Nhận biết được các khái niệm liên kết và mạch lạc trong văn bản.
Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản trong đọc, viết, nói và nghe.
* Năng lực chung:
+ Phát triển năng lực tự học và tự chủ thông qua tìm kiếm tư liệu
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua tìm kiếm thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua chia sẻ, làm việc nhóm
Phẩm chất:
Trách nhiệm:Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
Giáo viên:
SGK, SGV.
Máy chiếu, máy tính. Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. Phiếu học tập.
Học sinh:
SGK, giấy a4.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm, dạy học theo dự án
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ:
Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
3. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn?
Em hãy phát hiện một số lỗi trong đoạn văn sau: “ (1)Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống tôi lên mười”. (2) Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường dài và hẹp. (3) Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. (4) Chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.”
“Năm nay tôi bị ở lại lớp.(1) Mẹ đã khóc.(2)”
- HS tìm ra một số lỗi về tính liên kết và mạch lạc trong đoạn văn.
Nhóm nào phát hiện đúng nhiều lỗi nhất sẽ chiến thắng.
( 2 Bảng phụ ghi các lỗi)
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trên bảng phụ
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3:Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học:
Đó là các lỗi thuộc về tính liên kết và mạch lạc trong văn bản. Trong bài ngày hôm nay, cô sẽ giúp các em tìm hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức đó
và cụm động từ.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Mục tiêu:- Trình bày được thế nào là liên kết và mạch lạc trong văn bản.
- Sử dụng liên kết và mạch lạc trong văn bản khi nói và viết
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 2 nhóm.
? Chữa đoạn văn trên cho đúng?
? Muốn người đọc hiểu được thì người nói (viết) cần chú ý điều gì?
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu
HS làm việc nhóm.
Bước 3:Báo cáo, thảo luận
HS đại diện nhóm trình bày
GV gọi hs nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
GV phát vấn:
? Em hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa liên kết và mạch lạc.
Tri thức Ngữ văn
Liên kết và mạch lạc trong văn bản
- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính lô gich của văn bản. Một vb được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp sếp theo một trình tự hợp lí.
? Nêu hiểu biết của em về CĐT? Lấy ví dụ minh
2. Cụm động từ
hoạ?
- Là loại tổ hợp gồm nhiều từ,
GV chốt KT
trong đó có động từ làm thành
tố trung tâm.
- CĐT đầy đủ gồm 3 phần
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi, Quang Trung,...
Đồng bào
ngày nay cũng rất yêu nước
- Các cụ già, em nhỏ, dân miền ngược miền xuôiai cũng
yêu nước ghét giặc.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
Mục tiêu: HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập.
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1. Bài 1: (sgk/ tr 42)
Hãy làm rõ tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) bằng cách chứng minh các phần, các đoạn, các câu của văn bản này đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự rất hợp lí.
Nhóm 2. Bài 2: (sgk/ tr 42, 43)
Phân tích tính liên kết của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):
Xác định các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản.
Xác định những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản trên
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu
HS làm việc nhóm.
Bước 3:Báo cáo, thảo luận
HS đại diện nhóm trình bày
GV gọi hs nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
=> Ghi lên bảng.
Bài 1
Tính mạch lạc của văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
Các câu văn đoạn văn đều xoay quanh chủ đề yêu nước
Câu chủ đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Các phần các đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí:
+ Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
+ Phần tiếp theo nêu các khía cạnh, nội dung nhỏ của vấn đề, làm rõ chủ đề chung của văn bản:
Bài 3: (sgk/ tr43)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành
tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.
Bộ đội bám giặc,	hậu phương nhịn đói để phần tiền tuyến;
Công nhân tăng gia sản xuất
+ Phần kết thúc vấn đề: Khẳng định truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân, và kêu gọi mọi người hành động, phát huy tinh thần ấy.
Bài 2
a) Các biện pháp liên kết và những từ ngữ được dùng làm phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn thứ nhất và đoạn văn thứ hai của văn bản là:
Biện pháp lặp từ: tinh thần yêu nước; chúng ta; ta; lòng nồng nàn yêu nước.
Biện pháp thay thế từ ngữ: lòng nồng nàn yêu nước - đó; yêu nước - ấy, nó
Biện pháp nối: các từ ngữ nối như từđến; tuynhưng; những;
b) Những câu có tác dụng liên kết đoạn văn chứa chúng với đoạn văn đứng trước trong văn bản:
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Tiinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.
Bài 3:
Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác
quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. (Phạm Văn Đồng)
Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. (Phạm Văn Đồng)
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu
HS thảo luận theo nhóm đôi.
Bước 3:Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của nhóm
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
Thành phần trước
Thành phần trung tâm
Thành phần sau
càng
thấy
Bác quý
 vụ.
Chớ
hiểu lầm
Bác sống
 ẩn dật
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG:
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Tổ chức thực hiện:
Bài 4: (sgk/ tr43)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó.
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
HS nghe và thực hiện yêu cầu
HS làm việc cá nhân.
Bước 3:Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả ( đọc đoạn văn)
GV gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
+ GV nhận xét, bổ sung, cho điểm và cho HS tham khảo đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một văn bản nghị luận đã học.
Bài 4
Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng;
trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.
Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc.
Biện pháp liên kết: phép lặp ( Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ- Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng –ông; đức tính giản dị- đức tính ấy)
* Hướng dẫn học ở nhà:
Học và nắm chắc ND bài học.
==========================================

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_8_nghi_luan_xa_hoi_phan_3_th.docx