Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Cây tre Việt Nam

docx 17 trang phuong 12/11/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Cây tre Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Cây tre Việt Nam

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 1: Đọc hiểu văn bản Cây tre Việt Nam
BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1
CÂY TRE VIỆT NAM
 -Thép Mới- 
 (Thời lượng 02 tiết) 
 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
-Nắm được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản văn bản “Cây tre Việt Nam”, của tuỳ bút và tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tính xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép,... 
-Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản “Cây tre Việt Nam”.
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Cây tre Việt Nam”.
2. Về năng lực
* Năng lực chung: 
 + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm
 + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản,
 + Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản, 
* Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực đọc - hiểu tác phẩm kí theo đặc điểm thể loại.
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Về phẩm chất: 
 Giáo dục HS biết yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật của quê hương; mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước; những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Thép Mới và văn bản “Cây tre Việt Nam”, (nguồn: cùng bạn đọc sách), đoạn video Hồn quê Việt (Cây tre VN) trên Yuotuber, bài hát Lũy tre xanh (Lê Minh trí)
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.HĐ 1: KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b.Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d.Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
-Quan sát và lắng nghe đoạn video sau, em hãy ghi nhớ chức năng của thứ cây mà đoạn video nói đến. Qua đó, em hãy nêu cảm xúc của mình khi xem xong đoạn video trên.
GV chiếu đoạn video trích trong video Hồn quê Việt (Cây tre VN) trên Yuotuber.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV
GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát 
B3: Báo cáo, thảo luận: 
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
-Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản: 
 Vâng các em ạ, có lẽ bất cứ chúng ta ai ai cũng biết đến cây tre, bởi vì từ cây tre có thể biến thành những vật dụng được làm ra để phục vụ trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất và thậm chí từ xa xưa ông bà ta biết lấy cây tre để làm ra được nhiều loại vũ khí chiến đấu. Và vì thế, cây tre không chỉ gần gũi với con người, là một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam mà còn là nguồn cảm hướng bất tận trong văn học nghệ thuật. Nhà văn Thép Mới đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của cây tre với niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước trong văn bản Cây tre Việt Nam mà hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.
2. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
a.Mục tiêu:
-Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế bước vào tìm hiểu kiến thức.
-Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà,
-Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản,
-Nắm được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản “Cây tre Việt Nam” và của tuỳ bút - tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tinh xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép,...
b.Nội dung: 
GV Sử dụng KT tia chớp, sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
c. Sản phẩm: PHT của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d.Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
1.Tác giả
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Chia nhóm cặp đôi
- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-Điền những thông tin về tác giả Thép Mới vào phiếu học tập sau.
HS quan sát phiếu học tập số 1 của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
Tác giả: Thép Mới
Quê quán
Sự nghiệp
Các tác phẩm chính
+ Đề tài: ..........................
........................................
+Sáng tác: ......................
........................................
+ Phong cách: ...................
........................................
........................................
........................................
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định 
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau:
 Ông có tên khai sinh là Hà Văn Lộc quê ở Hà Nội - là nhà báo, nhà văn trưởng thành từ cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. Ngòi bút Thép Mới nhanh nhạy, sôi nổi, kết hợp được tính chính luận sắc bén và chất trữ tình đậm đà, vừa khắc họa được một số đường nét tính cách cơ bản của nhân vật vừa khái quát được ý nghĩa tiêu biểu, trọng đại của sự kiện và vấn đề. Nghệ thuật văn chương của ông đặc sắc, chi tiết giàu hình ảnh thường kết hợp miêu tả, bình luận, các câu văn thường đậm chất trữ tình.
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
-Dựa vào phần chuẩn bị, hãy cho biết khi đọc tuỳ bút, các em cần chú ý những gì?
b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi sau vào PHT số 2:
-Nêu xuất xứ của tác phẩm?
-Văn bản thuộc thể loại gì? 
- Dựa vào kiến thức Ngữ văn hãy cho biết tùy bút là gì? 
-Văn bản “ Cây tre Việt Nam” viết về đối tượng nào?
-Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản.
 -Văn bản sử dụng những ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể?
 -Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.
Tác phẩm 
HCST
Thể loại
Viết về đối tượng
..
..................
...................
..
..................
...................
..............................................
..............................................
..............................................
PTBĐ
Ngôi kể
...
..................
..................
- Ngôi kể: ...................................................
- Người kể: .................................................
=> Tác dụng:
Bố cục
....................................................................
.....................................................................
....................................................................
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
Khi đọc tuỳ bút, các em cần chú ý
+ Đê tài của bài tuỳ bút (Ghi chép về ai. về sự việc gì?).
+ Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.
+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tuỳ bút.
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tuỳ bút.
GV: Hướng dẫn đọc: Giọng đọc trầm lắng, suy tư, lúc ngọt ngào dịu dàng, khi khẩn trương sôi nổi, lúc phấn khởi hân hoan, khi thì thủ thỉ tâm tình đầy cảm xúc
- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
-Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
- Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.
GV yêu cầu HS trả lời kết quả chuẩn bị của PHT số 2, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.
 Mỗi người Việt Nam không ai là không biết đến cây tre, bởi cây tre gắn bó lâu đời với dân tộc Việt Nam, hình ảnh cây tre trong bài chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, mang những phẩm chất của con người Việt Nam. Những phẩm chất ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của văn bản. 
1. Tác giả: Thép Mới ( 1925 - 1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
- Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
- Ông còn có bút danh khác là Phượng Kim, Hồng Châu.
- Các tác phẩm chính:
+ Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (bút kí, 1947)
+ Hữu nghị (bút kí, 1955)
+Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin (thuyết minh phim, 1980)
+ Cây tre Việt Nam
2. Tác phẩm:
a. Đọc văn bản
b. Tìm hiểu chung
- Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1955 ( là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi).
- Thể loại: tùy bút (kí)
 + Khái niệm: Tuỳ bút là thể văn xuôi trữ tình qhi chép lạị một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tuỳ bút rất giàu chất thơ.
- Đối tượng: cây tre Việt Nam
-Phương thúc biểu đạt: thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm
- Bốc cục: 3 phần
+ P1: Từ đầu  chí khí như người
à Giới thiệu về cây tre Việt Nam
+ P2: tiếp tre anh hùng chiến đấu
à Sự gắn bó của tre với người Việt Nam
+ P3: phần còn lại
à Tre trường tồn cùng dân tộc Việt Nam
II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. ND 1. Giới thiệu về cây tre Việt Nam
a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản khi giới thiệu về cây tre Việt Nam.
b. Nội dung: 
- Sử dụng KT vấn đáp, chia sẻ nhóm đôi, KT mảnh ghép, bảng kiểm, 
- Suy nghĩ và làm việc cá nhân, nhóm, cặp đôi để trả lời câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm: GV gọi một số HS lên bảng /đứng tại chỗ báo cáo sản phẩm học tập.
d.Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân, nhóm cặp đôi
HS đọc thầm lại đoạn đầu của văn bản (Từ đầu đến ..chí khí như người) và cho biết:
 HĐ cá nhân
1.Nội dung chính của đoạn 1?
2.Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?
(Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là đều có mầm non mọc thẳng.)
HĐ nhóm cặp đôi
3.Tìm những chi tiết giới thiệu về cây tre trong đoạn đầu của văn bản? Nghệ thuật nào đã được sử dụng để giới thiệu cây tre? Sau đó hoàn thành vào PHT số 3 và bảng kiểm sau.
STT
Chi tiết
Tích
Nghệ thuật
-Cây tre 
-Hình dáng: 
-Phẩm chất: 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện cá nhân ở yêu cầu 1,2 (HS trả lời vấn đáp)
GV HDHS thực hiện yêu cầu 3.
- Chia nhóm cặp đôi
- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
Vòng 1
Nhóm 1: Tìm hiểu về tre với cuộc sống thường nhật
Nhóm 2: Tìm hiểu về tre trong kháng chiến chống ngoại xâm
Vòng 2
- Tạo nhóm mới 
- Giao nhiệm vụ: 
+ Chia sẻ kết quả thảo luận ở Vòng 1
+ Rút ra nhận xét về NT và ND
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
-GV khích lệ, động viên
B3: Báo cáo, thảo luận
HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
*Dự kiến sản phẩm:
PHT số 3- Bảng kiểm
STT
Chi tiết
Tích
Nghệ thuật
-Cây tre là bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
- So sánh, nhân hóa, điệp ngữ
à Tre thân thiết, gần gũi, gắn bó với người dân Việt Nam
-Hình dáng: măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn, 
- Liệt kê
- tính từ 
à Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị
-Phẩm chất: ở đâu tre cũng sống tốt, ở đâu tre xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai,thanh cao gairn dị, chí khí như người.
- Điệp ngữ, so sánh
à Sức sống mãnh liệt
Thể hiện tình yêu, sự hiểu biết và gắn bó với loài cây này.
- Cách sử dụng từ ngữ và triển khai ý ở đoạn văn này có gì đặc biệt? Qua cách thể hiện của Thép Mới, em có cảm nhận gì về cây tre Việt Nam?
HS: trả lời cá nhân
B4:GV Kết luận, nhận định: 
Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
 Có thể nói rằng hiếm có loại cây nào trên đất nước ta lại hội tụ đủ mọi phẩm chất cao quý như cây tre, và cũng không có dân tộc nào trên thế giới tập trung những khí chất độc đáo như dân tộc chúng ta Vậy cây tre với dân tộc Việt Nam có mối quan hệ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung phần tiếp theo. 
1. Giới thiệu về cây tre Việt Nam
 Cây tre là người bạn thân của dân tộc Việt Nam; tre mang những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân Việt Nam.
2. ND 2. Sự gắn bó của tre với người Việt Nam
 a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản “Cây tre Việt Nam”.
b. Nội dung: 
- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp
c. Sản phẩm: 
 -Phiếu hoạt động của nhóm, bảng kiểm
- Học sinh đánh giá lẫn nhau
d.Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, cả lớp
HS đọc lại đoạn đầu của văn bản (Từ Một nhà thơ .. đến  tre anh hùng chiến đấu) và thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Câu kết phần (2) khái quát điều gì?
2. Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?
3. Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này. (Nhạc của trúc... của trúc, của tre.)
4. Nội dung chính của phần (3) là gì?
5. Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này. (Gậy tre... chiến đấu!)
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, nhóm theo bàn -> thảo luận
- Giáo viêm: Quan sát trợ giúp HS
B3: Báo cáo, thảo luận
Dự kiến sản phẩm:
STT
CHI TIẾT
TÍCH
1
 Câu kết phần (2) khái quát tre gắn bó với toàn bộ cuộc đời con người.
2
-..............................................................
-..............................................................
3
 Tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn Nhạc của trúc... của trúc, của tre: gợi hình ảnh cánh diều và âm thanh sáo tre, sáo trúc vang trời.
4.
 Nội dung chính của phần (3): Tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu, đời sống, học tập.
5
 Biện pháp tu từ trong đoạn Gậy tre... chiến đấu!: điệp từ "tre". Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh tre gắn bó với con người như thế nào; tạo nhịp điệu cho câu văn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
(Trình trên bảng phụ)
B4: Kết luận, nhận định
*Đánh giá kết quả
HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Gv bình: Trong lịch sử xa xưa tre từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay những anh hùng từng đi vào truyền thuyết chống ngoại xâm của dân tộc: Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc Ân bằng gậy tre,Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tre vẫn luôn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc. Tre không chỉ gắn bó với con người trong đời sống vật chất, lao động mà tre còn có trong đời sống tinh thần. Tre là phương tiện để con người biểu lộ những dung động cảm xúc bằng âm thanh (tiếng sáo)...
2. Sự gắn bó của tre với người Việt Nam
a) Tre trong sinh hoạt và trong lao động.
b)Tre trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống tinh thần
=> Tre sát cánh cùng dân tộc Việt Nam anh dũng kiên cường, bất khuất trong chiến đấu. “Tre, anh hùng chiến đấu!”.
3. ND 3. Tre trường tồn cùng dân tộc Việt Nam
a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của hình ảnh cây tre luôn trường tồn cùng dân tộc Việt Nam
b. Nội dung: 
- PP Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, TL nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, cả lớp
c. Sản phẩm: Phiếu hoạt động của cặp đôi
d.Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân, cặp đôi
a. Nội dung chính của phần (4) là gì?
b.Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?
c. Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.
d.Từ hình ảnh măng non trên phù hiệu thiếu niên tác giả còn suy nghĩ gì về cây tre trong tương lai?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc yêu cầu, hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi 
- Giáo viên: Quan sát trợ giúp HS
B3: Báo cáo, thảo luận
*Dự kiến sản phẩm
a
Nội dung chính của phần (4) là vị trí của cây tre trong tương lai khi Việt Nam đi vào công nghiệp hóa.
b
 Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định cây tre là hình ảnh trường tồn, tượng trưng cho người hiền, "quân tử", là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
c
Những sản phẩm từ mây, tre đan
 Các nhà hàng sử dụng tre làm chất liệu
Ống hút tre
 Than tre
d
 Ngày mai sắt thép có thể nhiều hơn tre , tre có thể bớt đi vai trò quan trọng của nó trong đời sống và trong sản xuất
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
B4: Kết luận, nhận định
HS nhóm khác phản biện, nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: ..... Kết  lại bài viết, là hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh "măng mọc" , tiếng sáo diều vi vút,... Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người. 
3. Tre trường tồn cùng dân tộc Việt Nam
 Tre tượng trưng cho con người Việt Nam cần cù, sáng tạo, anh hùng, bất khuất và tượng trưng cho đất nước Việt Nam -> Tre mãi là người bạn đồng hành chung thuỷ của dân tộc Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai.
III. TỔNG KẾT
a.Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản.
b. Nội dung: 
Hoạt động cá nhân, nhóm lớn
HS thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
1.Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu tù nổi bật trong bài tuỳ bút Cây tre Việt Nam.
2.Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tuỳ bút rất giàu hình ảnh và câm xúc.
3. Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
 HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN(2 phút)
 HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + Đọc yêu cầu.
 + HS làm việc cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận
*Dự kiến sản phẩm:
1. Nhận biết : Biện pháp tu từ điệp ngữ: thường là "cây tre"/ "tre".
 Tác dụng: Nhấn mạnh vào các điệp ngữ, làm hình ảnh tre trở nên nổi bật; tạo nhịp điệu cho câu văn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2.
 - "Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.".
3
Tích
Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam
Nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa sâu sắc:
thanh cao, giản dị, chí khí, thẳng thắn, bất khuất, chung thủy, can đảm.
Tác giả mượn hình ảnh cây tre để nói đến phẩm chất cao quý của người Việt Nam và khẳng định những phẩm chất đó là trường tồn. Từ đó gián tiếp khẳng định sự trường tồn của đất nước Việt Nam.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GVchốt trên bảng phụ bằng bản đồ tư duy
 Bài kí sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm. Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kĩ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam. 
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ,
2. Nội dung: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam. 
3. HĐ 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung: HĐ cá nhân, nhóm lớn, trò chơi tiếp sức “Rung chung vàng”
c) Sản phẩm:Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
 I. Bài tập tắc nhiệm :
Câu 1: Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Truyện ngắn B. Kí C. Thơ D. Tiểu thuyết 
Câu 2: Trong văn bản “Cây tre Việt Nam”, tác giả không miêu tả phẩm chất nào của cây tre?
Vẻ đẹp mềm dẻo, linh hoạt của tre
Vẻ đẹp thanh thoát, dẻo dai
Vẻ đẹp gắn bó, thủy chung với con người.
Vẻ đẹp thẳng thắng, bất khuất
Câu 3: Để nêu lên những phẩm chất của tre, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?
Hoán dụ B. Ẩn dụ C. So sánh D. Nhân hóa
Câu 4: Từ nào không thể thay thế cho từ “nhũn nhặn” trong câu: “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”?
 Bình thường B. Bình dị
C.Khiêm nhường D. Giản dị
 II. Bài tập tự luận:
 Câu 1: Bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa giúp em hiểu gì về tre đối với làng quê Việt Nam.
Câu 2: Em hãy kể tên những đồ vật được làm bằng tre.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
 + HS Đọc yêu cầu.
 + Suy nghĩ chọn đồng đội cho nhóm để thực hiện trò chơi tiếp sức “Rung chung vàng”.
- GV 
- GV khái quát ( có thể chiếu clip, tranh ảnh, bài hát về cây tre....-> nhắc nhở HS lí tưởng sống của bản thân
B3: Báo cáo, thảo luận
B4: Kết luận, nhận định
IV. Luyện tập
I.Bài tập tắc nhiệm:
II. Bài tập tự luận:
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
b) Nội dung: cá nhân
c) Sản phẩm: 
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Tìm thêm những câu chuyện, bài thơ, bài hát, nhân vật nói về cây tre với những phẩm chất tốt đẹp.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Đọc yêu cầu.
+ Về nhà thực hiện
B3: Báo cáo, thảo luận
B4: Kết luận, nhận định

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_9_tuy_but_va_tan_van_phan_1.docx