Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

docx 12 trang phuong 12/11/2023 1380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà

Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 2: Đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
VĂN BẢN 2. NGƯỜI NGỒI ĐỢI TRƯỚC HIÊN NHÀ
(Huỳnh Như Phương)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,), nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa) của tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của các tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tính xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép. 
- HS phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả. 
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực ngôn ngữ: Nhận biết được một số yếu tố hình thức: chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ, của bài tản văn.
- Năng lực văn học: Nhận biết được một số yếu tố nội dung: đề tài, chủ đề và ý nghĩa của bài tản văn; Phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; Nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả.
3. Phẩm chất:
-	HS yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật và con người của quê hương, đất nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh và thông tin về nhà văn Huỳnh Như Phương;
- Máy tính, máy chiếu, video clip;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Người ngồi trước hiên nhà.
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS trả lời. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu lên nhiều câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận trả lời:
+ Em có hiểu biết gì về những hi sinh, mất mát của dân tộc và nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm?
+ Hãy nêu lên một ví dụ về sự hi sinh, mất mát đối với người phụ nữ trong cuộc kháng chiến mà em cho là mất mát lớn nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ bản thân để suy nghĩ trả lời các câu hỏi. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước cả lớp. 
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá chia sẻ, câu trả lời thú vị của HS. 
- Từ chia sẻ của HS, GV liên hệ để dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học trước, chúng ta đã được học về hình ảnh cây tre quật cường chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống giăc ngoại xâm, giữ gìn độc lập cho đất nước. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đọc và tìm hiểu một hình ảnh vô cùng đẹp khác, nhưng lại rất buồn về tình cảm vợ chồng trong cuộc kháng chiến ngãy xưa. Hãy cùng bước vào văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà nhé!
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm Người ngồi đợi trước hiên nhà.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS xem lại khái niệm tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. 
- GV kiểm tra việc HS đọc VB khi ở nhà, lưu ý HS mục đích của các câu hỏi ở cột bên phải VB trong khi đọc VB. 
- GV chú ý HS những điều khi đọc tản văn và yêu cầu các em trả lời:
+ Bài tản văn viết về ai, về sự việc gì (đề tài)?
+ Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của việc kết hợp đó.
+ Vấn đề tác giả nêu lên có ý nghĩa xã hội như thế nào?
+ Những yếu tố nào bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả?
- GV yêu cầu HS tóm tắt VB.
- GV yêu cầu HS tra cứu Internet để tìm hiểu thêm về tác giả Huỳnh Như Phương và thông tin về những hi sinh, mất mát của nhân dân ta trong thời kì chống Mý cứu nước. Đồng thời, GV yêu cầu HS tra cứu các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết khó trong VB.
- GV chiếu tranh minh họa sau và đặt câu hỏi gợi mở: Tranh minh họa và nhan đề VB có mối liên hệ gì?
- GV yêu cầu HS phân chia bố cục và khái quát nội dung chính từng phần. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc VB, tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm và trả lời các câu hỏi gợi mở.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS trình bày phần tìm hiểu của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi gợi mở: Tranh minh họa và nhan đề có mối liên hệ bổ sung, tương trợ cho nhau. Bởi cả hai đểu làm nối bật nên hình ảnh có một người luôn ngồi đợi trước hiên nhà, chờ đợi những đứa con xa chiến đấu của mình trở về.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.
- GV bổ sung kiến thức, giới thiệu về tác giả Huỳnh Như Phương.
+ Hồ Chí Minh (1925 – 1991) là nhà giáo chuyên giảng dạy lí thuyết văn học ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975.
+ Lúc chưa tời 20 tuổi, ông đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như “Trình Bầy”, “Đối Diện”. 
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
- Bài tản văn viết về dì Bảy (Lê Thị Thỏa), một người phụ nữ quê ở Quảng Ngãi, đã chờ đợi chồng suốt cả cuộc chiến tranh. Chồng hi sinh trong chiến đấu, dì thầm lặng sống một mình cho đến lúc già. 
- Tác giả sử dụng phưng thức biểu đạt tự sự và biểu cảm. Sự biểu cảm thể hiện qua lời người kể chuyện, nhằm bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả với câu chuyện được kể. 
- Vấn đề tác giả nêu lên là vấn đề xuất hiện rất nhiều trong xã hội vào những năm tháng chiến tranh, những người phụ nữ phải chịu cảnh chia li người chống thân yêu của mình. 
- Yếu tố ngôi kể đã bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả. 
2. Tìm hiểu chung
a) Tác giả
- Tên khai sinh: Huỳnh Như Phương.
- Quê quán: Quảng Ngãi
- Năm sinh: 1955 
- Thể loại sáng tác: Phê bình văn học. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phá thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008),
b) Tác phẩm 
- Xuất sứ: Trích trong Thành phố - những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018. 
- Thể loại: tản văn
- Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc.. 
+ Phần 2: Tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.
+ Phần 3: Còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của dì. 
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số yếu tố về hình thức và nội dung của VB, phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong bài học Người ngồi đợi trước hiên nhà. 
b. Nội dung: GV linh hoạt hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ trong SGK để tìm hiểu văn bản. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Người ngồi đợi trước hiên nhà. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu ngôi kể và sự kiện chính trong VB
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, sấp xếp lại các sự kiện đã nêu trong SGK theo trình tự mà bài tản văn đã nêu lên.
- GV yêu cầu HS:
+ Xác định ngôi kể của VB. Chỉ ra tác dụng của ngội kể đó. 
+ Tìm và phân tích một số câu hoặc đoạn văn trục tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ GV giao. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số nhóm HS đại diện trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
- HS chỉ ra một số đoạn văn trực tiếp bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của tác giả như:
+ “Như trong một câu chuyện cổ ... người lính cũ Nguyễn Ngọc Linh”.
+ Đoạn kết: “Mùa lũ dữ rồi cũng qua ... bình an, trường thọ”.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức chính è Ghi lên bảng.
III. Đọc hiểu văn bản
1. Sự kiện chính của VB
- Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết. 
- Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. 
- Dượng Bảy ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. 
- Ngày hòa bình, đì tôi đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. 
- Dĩ Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết. 
2. Ngôi kể của VB
- Toàn bộ bài tản văn là lời người kể theo ngôi thứ nhất, xưng “tôi”, đó cũng chính là lời tác giả. Đoạn văn nào cũng là lời tác giả. 
- Tác giả kể về câu chuyện của dì mình, lời người kể luôn nhỏ nhẹ, luôn thì thầm với người đọc. Cách kể ấy vừa thể hiện được tình cảm và thái độ quý trọng, kính cẩn, thiêng liêng của người cháu, vừa thể hiện được sự hi sinh thầm lặng, sự chịu đựng bền bỉ, âm thầm, lặng lẽ, “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” của những người phụ nữ Việt Nam.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nhân vật trong VB
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, tìm hiểu về những chi tiết, câu văn miêu tả và đưa ra nhận xét về hai nhân vật dì Bảy và dượng Bảy trong tác phẩm thông qua việc hoàn thành phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1
Họ và tên:.....................................
Nhóm:.........
Tìm hiểu nhân vật:
Dì Bảy
Dượng Bảy
Hoàn cảnh
Tính cách, phẩm chất
- GV yêu cầu HS chú ý những câu hỏi ở cột bên phải VB để thuận lợi cho việc khai thác hai nhân vật. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu đại diện nhóm HS trình bày kết quả phiếu học tập trước lớp, yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS trả lời một vài câu hỏi ở cột bên phải VB:
+ Qua lời văn, ta có thể thấy giọng kể của tác giả dường như đang rung lên một nỗi buồn, tiếc nuối đầy xót xa khi kể về hoàn cảnh của nhà mình và của dì Bảy. 
+ Trước hoàn cảnh của dì Bảy, tác giả cảm thấy xót xa, thương cho số phận của dì – một người dành cả đời đợi chờ trong vô vọng.
+ Việc nhắc tên thật của dì ở đoạn cuối có tác dụng gây ấn tượng cho người đọc về một nhân vật có thật, là người dã từng trải, vẫn sống trong sự cô độc suốt nhiều năm. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức chính è Ghi lên bảng.
2. Nhân vật trong văn bản 
2.1. Nhân vật dì Bảy
a. Hoàn cảnh
- Mới lấy nhau được 1 tháng, dượng Bảy đã phải ra Bắc tập kết và đồi người đôi ngả. 
- Cuối năm 1975, gia đình nhận được giấy bảo tử của dượng è dì dượng phải chia ly mãi mãi. 
b. Tính cách, phẩm chất
- Dù cho có cô đơn, lẻ loi, dì Bảy vẫn một lòng chung thủy với người chống đã khuất của mình.
- Dì Bày là người phụ nữ đức hạnh, đại diện cho phầm chất của những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng hi sinh tuổi thanh xuân, tuổi trẻ của mình, nén nỗi đau cá nhân vào bên trong, âm thầm góp sức vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. 
2.2. Nhân vật dượng Bảy
a. Hoàn cảnh
- Dượng mồ côi cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dì, rồi đứng ra làm lễ cưới. 
- Chỉ một tháng sau khi lấy vợ thì đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả. 
- Dượng hi sinh trong trận đánh ở Xuân Lộc, chỉ mười ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng. 
b. Tình cách, phẩm chất
- Dượng Bảy đại diện cho những người anh hùng ra đi bỏ lại đằng sau là gia đình, người thân, chiến đấu để giải phóng dân tộc, để nhân dân được bình yên, hạnh phúc. Nhưng lại không có cái may mắn được chứng kiến ngày đất nước được giải phóng. 
- Bên cạnh đó, dượng còn là một người luôn nhớ tới gia đình, tới người vợ tần tảo, phải chịu nhiêu thiệt thòi, vất vả.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nghệ thuật và nội dung ý nghĩa.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết lại nội dung đã học, hướng dẫn HS suy nghĩ về sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong bài tản văn này. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, suy nghĩ để tổng kết bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, nêu ý kiến của mình nhắm khái quát và tổng hợp đày đủ và sâu sắc hơn è Ghi lên bảng.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài tản văn đã nêu lên được những vấn đề có ý nghĩa xã hội lớn lao: sự hi sinh thầm lặng, phẩm chất thủy chung, kiên định của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh. 
2. Nghệ thuật
- Kể bằng một câu chuyện giản đơn mà rất xúc động.
- Giọng văn nhỏ nhẹ, chất chứa đầy cảm xúc, suy tư và sự thành kính của người viết. 
- Miêu tả nhân vật chân thật, sinh động. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà đã học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, trình bày ý kiến về vấn đề liên quan đến bài học. 
c. Sản phẩm học tập: Ý kiến chia sẻ của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận đưa ta ý kiến về câu nói: Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ . 
- GV hướng dẫn HS liên hệ với hình tượng những hòn Vọng Phu xuất hiện nhiều trong chuyện cổ cũng như trong thực tế đất nước ta qua việc yêu cầu HS nêu ý kiến của mình về nhận xét đó và cần chỉ ra sự giống nhau về phẩm chất của hai hình tượng hòn Vọng Phu và dì Bảy trong bài tản văn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS auy nghĩ để đưa ra những ý kiến tham gia thảo luận. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS trình bày, chia sẻ ý kiến của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. 
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ và chốt vài đáp án thống nhất: Cả hai đều có phầm chất kiên trinh chờ đợi, thủy chung, bền bỉ, thầm lặng,... đối với người chống ra đi và không trở lại. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng, liên hệ kiến thức đã học về bài Người ngồi đợi trước hiên nhà để và liên hệ với bản thân về giá trị của cuộc sống. 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em khi được sống trong hòa bình. 
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu HS về nhà: Bài văn cho người đọc thấy sự hi sinh thầm lặng mà lớn lao của những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề ấy gợi cho em suy nghĩ gì khi được sống trong hòa bình. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày ý kiến của em về giá trị của cuộc sống hòa bình. 
- GV yêu cầu HS:
+ Nói lên những cảm nghĩ riêng, xuất phát từ những người suy nghĩ và tình cảm chân thực của chính mình; 
+ Không phát biểu suy nghĩ theo lối hô khẩu hiệu, sáo mòn;
+ Không chép lại văn mẫu;...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và viết đoạn văn theo yêu cầu. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS báo cáo vào buổi học sau. . 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá nhiệm vụ và chốt lại kiến thức.
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Người ngồi đợi trước hiên nhà và chú ý cách đọc các bài tản văn.. 
+ Đọc và soạn trước bài Thực hành tiếng Việt trang 62 SGK. 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_9_tuy_but_va_tan_van_phan_2.docx