Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Trưa tha hương
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Trưa tha hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Cánh Diều) - Bài 9: Tùy bút và tản văn - Phần 4: Thực hành đọc hiểu Trưa tha hương
Bài 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRƯA THA HƯƠNG (Trần Cư) Môn học: Ngữ văn; Lớp: 7 Thời gian thực hiện:. tiết I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực * Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm. - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp. - Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. * Năng lực đặc thù - Tri thức bước đầu về thể loại tùy bút và tản văn, vận dụng tri thức thể loại vào đọc hiểu văn bản và chỉ ra được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,) của tùy bút và tản văn. - Biết trình bày, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ của mình về ý nghĩa sâu sắc của điệu hát ru miền Bắc. - Biết trình bày, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ của mình về đặc sắc sử dụng ngôn ngữ trong bài tùy bút Trưa tha hương. 2. Về phẩm chất: - Nhân ái: Trân trọng vẻ đẹp sâu lắng của tiếng hát ru và cảm nhận được mối liên hệ giữa tiếng hát ru thời thơ ấu với cả quá trình hình thành tâm hồn, nhân cách con người. - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng kiến thức bài học vào ngữ cảnh cụ thể và các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS. 2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, tranh ảnh về nhà văn Trần Cư và văn bản “Trưa tha hương”, Phiếu học tập số 1 (chuẩn bị ở nhà) Thông tin về tác giả: - Tên tuổi: - Quê quán: - Nghề nghiệp: Thông tin về tác phẩm: 1. Thể loại: 2. Xuất xứ: 3. Phương thức biểu đạt: 4. Bố cục: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Thực hành đọc hiểu Văn bản “Trưa tha hương” Vấn đề đọc hiểu Nội dung 1. Bài tùy bút Trưa tha hương kể về chuyện gì? 2. Đề tài và bối cảnh (thời gian, địa điểm) xảy ra câu chuyện? 3. Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru. 4. Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ già hình ảnh và cảm xúc. 5. Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc? III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt Động 1: Xác định vấn đề a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động. Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. b. Nội dung: GV cho học sinh lắng nghe video hát ru và đặt câu hỏi HS trả lời các câu hỏi. GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩn dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Gv chiếu video lời hát ru miền Bắc: youtube.com/watch?v=IGsUFBKVM7M - Gv đặt câu hỏi: Lời hát ru gợi cho em nhớ đến ai? Em có cảm nhận gì khi nghe lời hát ru đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS xem video và độc lập suy nghĩ, trả lời. B3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, chia sẻ cảm nhận. - Gv khen ngợi, khích lệ HS. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Hs khác bổ sung, đánh giá - Gv nhận xét, đánh giá - GV Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản. Trong kho tàng dân ca của người Việt, Hát ru là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, giàu có cả về giá trị lẫn số lượng, phổ biến trong đời sống nhân dân và mang những giá trị nhân văn cao đẹp. Hát ru góp phần hình thành, nuôi dưỡng và phát huy nhân cách, năng khiếu, tâm hồn và thái độ ứng xử của con người. Qua những lời ru êm dịu, tha thiết, những ca từ gần gũi thân thương đã gieo vào tâm thức trẻ thơ những hạt giống tốt lành và đọng lại trong ký ức mỗi người hình ảnh tốt đẹp về lòng nhân ái, đạo lý làm người, tình yêu quê hương, đất nước. Thế nhưng, trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về. Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ cùng đến với Trưa tha hương, với những lời ru Bắc bộ theo dòng cảm xúc của nhân vật “tôi”. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 1. Mục tiêu: – HS nhận biết được đề tài, lời văn và giọng kể của nhân vật, nhận biết được các chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, qua đó nắm được đặc trung của thể loại tùy bút. – Kết nối VB với trải nghiệm cá nhân; bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, sự trân trọng đối với nét đẹp văn hóa mạng đậm hồn người Việt Nam. 2. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “Kiến thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập. 4. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm HOẠT ĐỘNG I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản “Trưa tha hương ”. b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin để tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. Hs trình bày dự án được giao trước đó về tác giả, tác phẩm c. Sản phẩm: HS báo cáo, thuyết trình một số nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: * Nhiệm vụ 1: GV hướng dẫn HS đọc và giải thích từ khó Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu một HS tưởng tượng mình là nhân vật “tôi” để đọc lại văn bản; HS khác lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi: Em có đồng ý với cách đọc của bạn không? Theo em, cần đọc văn bản này như thế nào? - Giải thích từ khó phần chú thích Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe bạn đọc và suy nghĩ chuẩn bị nội dung trả lời. Bước 3: Báo cáo - HS trả lời cá nhân - GV gọi HS nhận xét về cách đọc của bạn và có thể chia sẻ thêm cách đọc của bản thân. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét kết quả đọc của HS; GV đọc lại một đoạn trong văn bản, khắc sâu những điều chú ý khi đọc: Đọc chậm rãi, to, rõ ràng tái hiện được các sự kiện trong văn bản. Để người nghe bước đầu biết hiểu được câu chuyện đó. - GV trình chiếu một số hình ảnh minh họa một số từ khó trong bài. NV2: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chuyển giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ: HS chia sẻ thông tin về nhà thơ tác giả và tác phẩm dựa trên phần đã chuẩn bị (GV kiểm tra trước buổi học). Phiếu học tập số 1 (chuẩn bị ở nhà) Thông tin về tác giả: - Tên tuổi: - Quê quán: - Nghề nghiệp: Thông tin về tác phẩm: 1. Thể loại: 2. Xuất xứ: 3. Phương thức biểu đạt: 4. Bố cục: - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào thông tin SGK và thu thập thông tin đã chuẩn bị ở nhà để trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS khác lắng nghe ghi chép nhận xét và thắc mắc. - GV nghe Hs trình bày. Bước 4: Đánh giá, kết luận + HS tự đánh giá + Hs đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên nhận xét đánh giá và mở rộng -> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide. ĐÔI NÉT BỔ SUNG VỀ TÁC GIẢ TRẦN CƯ: - Tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh ngày 3-4-1918 tại Hải Phòng, quê gốc là làng Bát Tràng (Gia Lâm - Hà Nội). Ông có cả thảy 7 anh chị em nhưng 3 người trong số đó mất sớm. Trần Cư là anh cả, và cũng là người được ăn học đến nơi đến chốn nhất. - Là tú tài triết học và học cả ngành bưu điện Đông Dương. Ông từng có thời gian sống ở Campuchia. - Từng dạy văn, viết báo. Trước Cách mạng tháng 8/1945, ông cộng tác lâu dài nhất với tờ báo Tiểu thuyết thứ bảy. Nhiều người cùng thời giờ vẫn còn nhớ những tác phẩm khá chắc tay của ông như Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)... Âm hưởng sáng tác của Trần Cư thời kì này có nhiều nét buồn, như tâm trạng chung của cả thế hệ nhà văn mất nước khi đó. - Từ 1945, ông còn viết phóng sự, xã luận, ghi chép, đưa tin về nhiều mảng của đời sống xã hội. Ông cũng viết rất nhiều bài báo bằng hình thức vè, thơ lục bát quen thuộc trong dân gian, nhằm phổ cập những kinh nghiệm đấu tranh, cách thức sử dụng súng cướp được của địch, phương pháp giữ bí mật cho đồng bào thiểu số. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Trần Cư tên thật là Trần Ngọc Cư, sinh năm 1918, quê Hải Phòng. - Là tú tài của ngành triết học, từng dạy văn và viết báo. - Tác phẩm tiêu biểu: Trưa tha hương (17-7-1943), Trên lái thần (12-1944)... 2. Tác phẩm: a. Thể loại: tùy bút b. Xuất xứ - Ra đời 17/07/1943 - Đoạn trích trong SGK trích từ Tổng hợp Văn học Việt Nam, tập 30A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995 c. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả d. Bố cục (3 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh dịu trên rèm cửa”): Tình huống xảy ra câu chuyện - Phần 2 (tiếp đến “câu hát ru em”): Nỗi nhớ gia đình của nhân vật “tôi” - Phần 3 (còn lại): Nỗi nhớ quê hương của nhân vật “tôi” Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN * Nhiệm vụ 1: HD HS thực hành đọc hiểu văn bản tùy bút a. Mục tiêu: - Nhận biết, lựa chọn, phân tích các chi tiết tiêu biểu thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của nhân vật “tôi” khi nghe tiếng hát ru. - Thấy được đặc điểm đặc trưng của tùy bút: tình huống xảy ra câu chuyện, ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc... b. Nội dung: GV sử dụng PP thảo luận nhóm, KT đặt câu hỏi, HS làm việc các nhân, nhóm để tìm hiểu nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn. c. Sản phẩm: Câu trả lời, phiếu học tập đã hoàn thiện của nhóm. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào kĩ năng đọc hiểu thể loại tùy bút trong những tiết học trước, em sẽ vận dụng vào việc khám phá văn bản Trưa tha hương như thế nào ? - HS trao đổi, thảo luận, trình bày. - GV thống nhất, chia nhóm định hướng các nội dung cần đọc hiểu văn bản qua phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP 2 Thực hành đọc hiểu Văn bản “Trưa tha hương” Vấn đề đọc hiểu Nội dung 1. Bài tùy bút Trưa tha hương kể về chuyện gì? 2. Đề tài và bối cảnh (thời gian, địa điểm) xảy ra câu chuyện? 3. Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru. 4. Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ già hình ảnh và cảm xúc. 5. Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xem lại toàn bộ kiến thức đã học ở phần tìm hiểu chi tiết sau đó hoạt động nhóm 4, trảo đổi và hoàn thành nội dung PHT. - GV quan sát và hỗ trợ HS * Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác lắng nghe, ghi chép và phản hồi - GV nghe HS trình bày, hỏi đáp. * Bước 4: Đánh giá kết luận + HS tự đánh giá + Hs đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên nhận xét đánh giá. -> GV chốt kiến thức thông qua PHT/ chiếu slide. Khắc sâu nội dung, liên hệ một số bài học giáo dục cho HS từ nội dung bài trùy bút. Có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của mẹ? Có lời ru nào ngọt ngào, tha thiết hơn lời mẹ ru con? Quả thật, bao trùm suốt cuộc đời con không lúc nào vắng lời ru của mẹ. Từ khi con sinh ra đời là lúc lời ru ẩn giữa đất trời bay về trú ngụ. Hóa ra lời ru mà tạo hóa ban cho con người là để nâng niu, vỗ về tâm hồn ta. Thế nhưng, không đơn thuần chỉ để hát ru em, ru con ngủ mà nó còn là điệu hồn dân tộc, nó là kí ức tuổi thơ của biết bao con người. Nó nhắc nhớ người ta về cội nguồn dân tộc và nơi chôn rau cắt rốn của mình. II. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP 2 Thực hành đọc hiểu Văn bản “Trưa tha hương” Vấn đề đọc hiểu Nội dung 1. Bài tùy bút Trưa tha hương kể về chuyện gì? Bài tùy bút Trưa tha hương viết về cảm xúc, tâm trạng nhớ nhà của nhân vật “tôi” khi nghe thấy âm thanh tiếng ru của người xứ Bắc. Qua dòng hồi tưởng, nhân vật nhận ra những hạnh phúc giản dị nơi quê nhà mà bấy lâu nay đã quên mất. 2. Đề tài và bối cảnh (thời gian, địa điểm) xảy ra câu chuyện? - Đề tài: sự thân thuộc của cố hương. - Bối cảnh của câu chuyện đặc biệt ở chỗ nó không phải ở Việt Nam mà là ngoại quốc (Campuchia), thời gian là buổi trưa. 3. Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì? Dẫn ra một số câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru. - Tiếng hát ru đã làm nhân vật "tôi' nhớ: + Nhớ nhà và những kỉ niệm lúc ở nhà + Nhớ quê hương xứ Bắc với những làng tre xanh, những cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng thi vị, - Một số câu văn, đoạn văn: + "Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ. Và ngạc nhiên sao lại nằm ở đây, ở chốn rừng rú này. Thì ra tôi đã phải đi mất hàng ngàn cây số mới nhận thấy ở giữa gia đình người cái hạnh phúc hằng ngày vẫn có ở chính trong gia đình tôi. [...]" + "Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam - nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!" + "Tôi bỗng thấy tâm hồn bớt cô đơn hơn một chút. Bởi vì ở chốn xa lạ này, bên vách kia còn có một linh hồn cô đơn, lạnh lùng hơn, nhưng âm thầm, tăm tối hơn, cho nên tha hương hơn nữa..." + "Thì ra, cho dù có đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới." 4. Dẫn ra một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ già hình ảnh và cảm xúc. - Trong đoạn: "Thế rồi tiếng kẽo kẹt nổi lên cùng với tiếng ru em não nề, trong khi mẹ tôi ra sân phơi nốt mấy cái quần áo của người nhà mới giặt. Màu trắng của vải ướt ra ngoài nắng cũng sáng chói lên và hắt vào buồng học của tôi như cái dòng ánh sáng gờn gợn, rung rinh chảy trên mảnh tường xa xôi là bến Chúp này.", ta thấy được đặc điểm của tùy bút. Đặc điểm đó được thể hiện ở đây là ngôn ngữ giàu hình ảnh. Người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của ánh nắng. Đó là một thứ ánh sáng động, lấp lánh: "rung rinh". - Trong đoạn: "Tiếng ru đều đều hòa với tiếng võng kẽo kẹt có một cái gì đặc biệt Việt Nam - nhất là một buổi trưa ở chốn xa xôi, nghe một câu hát ru của quê hương mình, thấm thía và buồn mang mang quá!", người đọc có thể thấy được đặc điểm của tùy bút. Đặc điểm đó được thể hiện ở đây là ngôn ngữ giàu cảm xúc. 5. Những biểu hiện trong văn bản thể hiện chất tùy bút? - Thời gian, địa điểm rõ ràng. - Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hỉnh ảnh và nhịp điệu thể hiện được cảm xúc và nội tâm của nhân vật “tôi”. - Chất trữ tình là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới. 6. Bài tùy bút cho em hiểu thêm được gì về điệu hát ru miền Bắc? - Bài tùy bút cho em hiểu điệu hát ru miền Bắc thường là những bài ca dao. Đó là nơi giữ nguyên vẹn tâm hồn người nhà quê Việt Nam. * Nhiệm vụ 2: HD HS chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu văn bản tùy bút a. Mục tiêu: - GV tổ chức cho HS chia sẻ sau khi thực hành đọc hiểu tùy bút. - HS Khắc sâu kĩ năng đọc hiểu văn bản tùy bút. b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, HS làm việc các nhân để đạt được mục tiêu. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS chia sẻ bằng cách trả lời câu hỏi: H. Em chia sẻ kinh nghiệm đọc hiểu tùy bút sau khi khám phá xong bài học hôm nay ? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, chuẩn bị nội dung theo câu hỏi. * Bước 3: Báo cáo kết quả HS chia sẻ phương pháp đọc hiểu tùy bút; HS khác lắng nghe, có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm của mình. * Bước 4: Đánh giá kết luận GV nhận xét về những chia sẻ của HS; tuyên dương; khích lệ và khắc sâu kĩ năng đọc hiểu hồi kí; kết nối phần tiếp theo. III. KINH NGHIỆM ĐỌC HIỂU TÙY BÚT + Đọc lướt văn bản xác định thể loại văn bản, tác giả, nội dung chính. + Đọc chi tiết, đánh dấu, ghi chép được các câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của tác giả. Qua đó thể hiện rõ đặc điểm về ngôn ngữ đạm chất thơ, giàu hình ảnh và cảm xúc trong văn bản tùy bút. + Liên hệ , rút ra được bài học cho bản thân về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản tùy bút gợi ra. Tìm được mối quan hệ của tác phẩm đối với cuộc sống con người. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. b. Nội dung hoạt động: GV sử dụng PPDH nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi để hướng dẫn HS bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của cá nhân. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV hướng dẫn HS thực hiện trả lời các câu hỏi và bài tập sau: (1) Tiếng hát ru đã giúp "tôi" nhận ra điều gì? (2) Trong những câu văn, đoạn văn thể hiện rõ tình cảm xúc động và những suy nghĩ sâu lắng của “tôi” khi nghe tiếng hát ru, em ấn tượng nhất chi tiết nào ? Tại sao? - HS: Tiếp nhận * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ. * Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trình bày miệng câu trả lời - HS khác nhận xét, phản biện - GV nghe HS trình bày, hỏi đáp. * Bước 4: Đánh giá kết quả + HS tự đánh giá + Hs đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên nhận xét đánh giá. -> GV chốt kiến thức và ghi bảng/ chiếu slide. Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ nhà “Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều”; “Tôi bỗng nhớ nhà như một đứa trẻ”; “tôi” nhận thấy những hạnh phúc giản đơn thường ngày ở gia đình mình khi xưa, Nhân vật tôi cũng nhớ đến những người thân gắn bó với tuổi thơ, gắn bó cùng quê hương, đó là thầy, là mẹ, là người vú em năm nào. Ở chốn xa lạ, nhân vật “tôi” lại nhớ về quê hương xứ Bắc với những làng tre xanh, những cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng thi vị, HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã học vào thực tiễn cuộc sống. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Hãy tưởng tượng mình đang là người con xa quê. Hãy viết và gửi tặng mẹ tấm bưu thiếp bày tỏ nỗi nhớ và tình yêu giành cho mẹ và gia đình. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS thực hiện làm bưu thiếp và viết những lời yêu thương dành tặng mẹ. HS làm bưu thiếp và viết tặng mẹ suy nghĩ về bài học, suy nghĩ về mẹ hoặc chúc mẹ những điều tốt đẹp,... B3: Báo cáo kết quả HS có thể chia sẻ những nội dung các em viết trong bưu thiếp với cô hoặc với các bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Chia sẻ với HS suy nghĩ khi đọc những bưu thiếp của các em.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_canh_dieu_bai_9_tuy_but_va_tan_van_phan_4.docx