Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 12: Đọc kết nối chủ điểm Biết người, biết ta

docx 4 trang phuong 12/11/2023 1090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 12: Đọc kết nối chủ điểm Biết người, biết ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 12: Đọc kết nối chủ điểm Biết người, biết ta

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 12: Đọc kết nối chủ điểm Biết người, biết ta
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM:
BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA
Mục tiêu:
Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu văn bản.
Liên hệ kết nối với VB Những cái nhìn hạn hẹp, Những tình huống hiểm nghèo để hiểu hơn về chủ điểm Bài học cuộc sống.
-Yêu thương bạn bè, người thân; biết ứng xử đúng mực, nhân văn.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Nội dung dự đoán về nội dung của VB; câu trả lời cho các câu hỏi 1,2,3 trong SGK/tr.41.
Tổ chức thực hiện:
*Hoạt động 1.1: I/ Chuẩn bị đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu cặp đôi HS đọc tên VB, quan sát nhanh toàn bộ VB và dự đoán:
Em hãy đoán xem văn bản này viết về nội dung gì?
Nêu hiểu biết của em về thể loại ca dao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân
Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
Diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước
HS nghe, quan sát, hoạt động nhóm, thảo luận
GV quan sát, lắng nghe, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gv tổ chức hoạt động
HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV góp ý cho câu trả lời của HS, khuyến khích HS đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau miễn là việc dự đoán dựa trên sự kết hợp giữa cứ liệu của văn bản với kiến thức nền của HS.
Hoạt động 1.2: II/ Trải nghiệm cùng văn bản, suy ngẫm và phản hồi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu nhóm 4-6 HS đọc kĩ VB, trả lời các câu hỏi 1,2,3 trong SGK/tr.41.
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Nhóm 4-6 HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS biết cách đọc thầm, trả lời được các câu hỏi theo dõi, suy luận:
+ Câu 1/SGK.tr41:
*BPTT: Ẩn dụ
“châu chấu”, “con sắt”: chỉ những kẻ yếu
“xe”, “ông Đùng”: chỉ những kẻ mạnh
àTăng tính hàm súc cho hình ảnh thơ;
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện 1-2 nhóm HS trả lời lần lượt từng câu hỏi. Các nhóm khác góp ý, bổ sung, trao đổi theo từng câu hỏi.
GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
*BPTT: Nói quá
“Châu chấu đá xe”, “con sắt đập ngã ông Đùng”: chỉ những con vật nhỏ bé dám chống lại kẻ mạnh.
“Tưởng rằng  nghiêng”: kẻ yếu chiến thắng kẻ lớn mạnh.
“Đắp  tay”: nhấn mạnh sự to lớn của bàn tay.
àPhóng đại tính chất của sự việc nhằm tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh vấn đề và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
*BPTT: Nhân hóa (CD3)
“khoe”: miêu tả hành động của trăng và đèn như của con người..
àTăng tính sinh động, hấp dẫn cho hình ảnh thơ. Đồng thời phê phán những kẻ thích khoe khoang mà không biết khuyết điểm của mình.
+ Câu 2: Bài học: Kẻ yếu có thể chiến thắng được kẻ mạnh nếu như họ dám đương đầu. Khi đứng về lẽ phải dù có là kẻ yếu thì vẫn chiến thắng những kẻ mạnh; Không phải cứ lấy số đông là có thể áp đảo được những điều nhỏ bé, yếu đuối; Mỗi người đều có thế mạnh và điểm yếu riêng. Chúng ta không nên tự kiêu, coi thường người khác.
+ Câu 3:
Điểm giống nhau: Truyện ngụ ngôn và những bài ca dao trên đều giàu tính triết lí, các bài học thường được gợi ra từ một tình huống, một sự việc nào đó.
Điểm khác nhau:
Truyện ngụ ngôn dù ngắn gọn vẫn có đầu có cuối, có sự phát triển của sự việc, câu chuyện, thái độ của người nói thường được bộc lộ gián tiếp thông qua việc kể chuyện.
Các VB 1,2 dù có đủ tình huống, sự việc tuy nhiên vẫn bộc lộ thái độ và quan điểm của tác giả.
III. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
- Củng cố, vận dụng những kiến thức đã học
b. Nội dung
- Gv đưa ra đề bài
c. Tổ chức thực hiện
d. Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv đưa ra nhiệm vụ: Mỗi bạn sẽ tự vẽ lại một bức tranh ( đã chuẩn bị sẵn ) với chủ đề “ Những tình huống hiểm nghèo” và đưa ra thông điệp của bức tranh đó.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs chuẩn bị
B3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân, HS nhận xét
- Các bức tranh và thông điệp của học sinh.
GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS.
IV. VẬN DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
a. Mục tiêu:
Củng cố, vận dụng những kiến thức đã học để viết đoạn văn hoàn chỉnh.
Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà.
b. Nội dung
- Gv sử dụng câu hỏi gợi mở, nhắc lại tri thức
c. Tổ chức thực hiện
d. Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Biết người biết ta”.
B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs suy nghĩ làm việc cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn
GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS.
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS
Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
+ Vẽ sơ đồ tư duy về các kiến thức đã học trong bài bản “Biết người biết ta”.
+ Đọc và chuẩn bị phần Thực hành Tiếng Việt.
- Về hình thức:1 đoạn văn, đúng nội dung yêu cầu
- Nội dung:
+ Câu mở đoạn , giới thiệu tên văn bản, tác giả
+ Ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân
+ Chi tiết nào để lại ấn tượng nhất? Vì sao ?
+ Kết đoạn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_12_doc_ket_noi_chu.docx