Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 16: Viết Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

docx 13 trang phuong 12/11/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 16: Viết Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 16: Viết Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 16: Viết Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
HOẠT ĐỘNG VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học này, HS có thể:
Năng lực
Biết viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
Phẩm chất:
Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
KIẾN THỨC
Cách viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập dữ liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem và chỉnh sửa rút kinh nghiệm.
Cách viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV.
Máy chiếu, máy tính.
Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv chuyển giao nhiệm vụ
Nhân vật, sự kiện nào khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất? Em hãy chia sẻ ấn tượng của em về nhân vật, sự kiện đó?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, lắng nghe và trả lời
GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gv tổ chức hoạt đông
HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài
- Hs chia sẻ ý kiến
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Mục tiêu: Nhận biết được khái niệm, yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
I. Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
việc có thật liên quan đến nhân vật
GV yêu cầu HS, dựa vào SGK nêu khái
hoặc sự kiện lịch sử
niệm và yêu cầu đối với bài văn kể lại
- Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan
sự việc có thật liên quan đến nhân vật
đến nhân vật/ sự kiện lịch sử là kiểu văn
hoặc sự kiện lịch sử?
bản thuật lại một sự việc có thật nhằm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
giúp người đọc hiểu về sự việc, qua đó
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
hiểu về nhân vật/ sự kiện lịch sử có liên
hiện nhiệm vụ
quan.
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của bài
- GV quan sát, hỗ trợ
văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
- Cấu trúc gồm có ba phần:
thảo luận
+ Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên
- Gv tổ chức hoạt đông
quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
+ Thân bài: thuật lại quá trình diễn biến
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa sự
nhiệm vụ
việc với nhân vật/ sự kiện lịch sử; kết
- Gv bổ sung, nhận xét
hợp kể chuyện với miêu tả.
+ Kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự
việc, nêu cảm nhận của người viết.
- Sự kiến: Sự việc được kể lại trong văn
bản là có thật và liên quan đến nhân vật/
sự kiện lịch sử.
- Ngôi kể: Sử dụng ngôi thứ nhất (xưng
“tôi”) thuật lại sự việc theo một trình tự
hợp lí.
- Nội dung:
+ Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc,
tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện.
+ Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết.
+ Kết hợp kể chuyện với miêu tả một
cách hợp lí, tự nhiên.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc đọc và phân tích VB mẫu.
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm đôi, phân tích ví dụ
Sản phẩm học tập: Sản phẩm PHT, câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc bài mẫu
Gv phát PHT số 1, học sinh làm nhóm đôi
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, lắng nghe và trả lời
GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gv tổ chức hoạt động
HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv bổ sung, nhận xét
II. Phân tích kiểu văn bản
Câu 1: Giới thiệu không gian, thời gian diễn ra sự việc “lễ hội tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Câu 2:
(2a) Giới thiệu nhân vật lịch sử - anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
(2b) Kể lại sự việc nhằm gợi nhớ hình ảnh, công trạng của nhân vật lịch sử.
(2c) Kể lại những chiến công của anh hùng Nguyễn Trung Trực. (2d) Kể về sự việc (các hoạt động trong phần hội), thể hiện tác động của sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử đối với người dân.
Câu 3: Người viết đã sử dụng các yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện.
Câu 4: Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn quy trình viết Hoạt động 3.1: Khởi động
Mục tiêu:
Kích hoạt được kiến thức nền cho HS về quy trình viết;
Ghi nhớ các bước trong quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Nội dung: Gv gợi mở để và PHT để học sinh tìm hiểu về quy trình viết
Sản phẩm học tập: PHT, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại bốn bước trong quy trình viết một VB.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, lắng nghe và trả lời
GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gv tổ chức hoạt đông
HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv bổ sung, nhận xét
Chuẩn bị trước khi viết.
Tìm ý, lập dàn ý
Viết đoạn.
Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Hoạt động 3.2: Quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Mục tiêu: Ghi nhớ quy trình viết các bước trong bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Nội dung: Gv gợi mở để và PHT để học sinh tìm hiểu về quy trình viết
QUY TRÌNH VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ.
Qui trình viết
Thao tác cần làm
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Bước 3: Viết bài văn
Bước 4: Xem lại và
chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Sản phẩm học tập: Bảng tóm tắt của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 4-5 HS thảo luận và điền thông tin vào bảng sau:
-GV nhắc nhở HS khi làm việc nhóm cần chủ động đề xuất rõ mục đích hợp tác và nỗ lực đạt được mục đích đó.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, lắng nghe và trả lời
GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gv tổ chức hoạt đông
1. Chuẩn bị trước khi viết.
Xác định đề tài:
Thu thập tư liệu.
2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
- Xác định một số định hướng chung như:
+Mối quan hệ giữa sự việc có thật và nhân vật/ sự kiện lịch sử liên quan qua các tư liệu, bằng chứng;
+ Phối hợp sử dụng các loại tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng tranh ảnh về nhân vật hoặc hiện vật liên quan đến sự kiện/ nhân vật;
+Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết.
* Lập dàn ý:
a. Mở bài:
-Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
thuật lại.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv bổ sung, nhận xét quá trình làm việc nhóm của HS thông qua việc quan sát.
-Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.
b. Thân bài:
*Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện.
- Câu chuyện, huyền thoại liên quan.
- Dấu tích liên quan.
*Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Bắt đầu, diễn biến, kết thúc.
- Sử dụng được một số bằng chứng; kết hợp kể chuyện với miêu tả.
*Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.
3. Viết bài.
Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi
viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Dựa vào bảng kiểm để kiểm tra, chỉnh sửa
C/ HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI SỰ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN VẬT HOẶC SỰ KIỆN LỊCH SỬ
*Hoạt động 1: Chuẩn bị trước khi viết
Hoạt động 1.1: Xác định mục đích, đối tượng và đề tài
Mục tiêu: Biết cách xác định mục đích, đối tượng và đề tài của bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu về mục đích, đối tượng và đề tài
Sản phẩm học tập: PHT, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của học sinh
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1.1 Chuẩn bị trước khi viết.
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
* Xác định đề tài:
GV nêu đề bài: Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. Sau đó, yêu cầu học sinh xác định mục đích, đối tượng và đề tài cho bài viết của mình qua các câu hỏi:
- Đề bài yêu cầu bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
+ Mục đích viết bài này là gì?
+ Người đọc bài viết này là ai?
* Mục đích: Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch
+ Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
sử.
* Đối tượng: người đọc là những người quan tâm đến các sự kiện lịch sử.
- HS quan sát, lắng nghe và trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt đông
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv bổ sung, nhận xét
Hoạt động 1.2: Tìm ý, lập dàn ý và viết bài (có thể thực hiện ở nhà)
Mục tiêu: Biết tìm ý, lập dàn ý và viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu về mục đích, đối tượng và đề tài
Sản phẩm học tập: PHT, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của học sinh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
1.2. Tìm ý, lập dàn ý
(1) *Tìm ý
* Tìm ý:
+ Vì sao em có ấn tượng đặc biệt với sự kiện đó
+ Không gian và thời gian diễn ra sự việc
Hs tìm ý cho bài viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc
+ Diễn biến của sự việc
+ Các dấu tích, hiện vật có liên quan đến sự kiện, nhân vật
+Các nhân chứng, dẫn liệu có thể trích dẫn
+ Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
*Lập dàn ý.
Gv phát PHT số 2 để học sinh lập dàn ý
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
(2) HS sẽ viết bài văn dựa trên dàn ý (thực hiện cá nhân)
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, lắng nghe và trả lời
GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gv tổ chức hoạt đông
HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Trước tiên, GV nhận xét về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS trong thời gian viết do GV qui định.
Ở hoạt động này, GV chưa nên đánh giá, nhận xét công khai trước lớp về sản phẩm bài viết của HS. Việc này nên thực hiện sau khi tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau và tự chỉnh sửa bài viết của mình.
sự kiện lịch sử.
* Lập dàn ý:
Theo PHT
1.3 Viết đoạn
*Hoạt động 2: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm Hoạt động 2.1: Xem lại, chỉnh sửa
Mục tiêu: Biết cách chỉnh sửa bài viết của bản thân và của các bạn khác trong lớp.
Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu về mục đích, đối tượng và đề tài
Sản phẩm học tập: Phần nhận xét, đánh giá của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ: Hai HS trao đổi bài viết cho nhau đọc và dựa vào bảng kiểm SGK để đánh giá, nhận xét bài viết của bạn.
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi bài viết cho nhau đọc và dựa vào bảng kiểm SGK
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Một số HS đọc bài viết trước lớp, sau đo các HS khác chia sẻ nhận xét về bài viết của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv bổ sung, nhận xét trên hai phương diện:
+ Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần chỉnh sửa trong các bài viết.
+ Cách nhận xét, đánh giá bài viết dựa vào bảng kiểm của HS.
-HS báo cáo kết quả nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2.2: Rút kinh nghiệm
Mục tiêu: Rút kinh nghiệm khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Nội dung: Gv gợi mở để học sinh rút kinh nghiệm về bài viết.
Sản phẩm học tập: Những kinh nghiệm rút ra của HS về quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân sau khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS ghi lại những kinh nghiệm của bản thân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời 1-2 HS chia sẻ kinh nghiệm mà mình rút ra được.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv bổ sung, nhận xét, đánh giá, chốt ý.
HS rút ra kinh nghiệm cho bản thân sau khi viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
PHT số 1
Ngữ liệu
Câu hỏi
Tháng 9 vừa qua, trong chuyến hành trình Về nguồn, lớp mình có dịp về thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) dự lễ hội tưởng nhớ Anh hùng
dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đây là lễ hội
+ Tìm những từ thể hiện cảm xúc cùa người viết về bài thơ.
thường niên, từ ngày 26 đến 28 tháng 8 âm lịch. Trong dịp này, hàng nghìn người từ khắp nơi về viếng đền, tưởng nhớ ông, tham gia các hoạt động văn hóa trong lễ hội.
Tôi được biết về những chiến công đánh giặc cứu nước của anh hùng Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân qua lời kể của cô giáo dạy Lịch sử. Câu nói nổi tiếng của ông khi bị địch bắt và xử tử: “Bao giờ người miền Tây nhổ hết cỏ lùng thì người miền Nam đánh Tây” khiến tôi háo hức mong chờ chuyến đi này.
Khi đứng trước ngôi đền của anh, tôi trào dâng một niềm xúc động và tự hào. Ngôi chùa nằm bên dòng sông hiền hòa ngay sát cửa biển và mát rượi dưới bóng cây bồ đề cổ thụ. Nơi đây là một trong chín ngôi chùa có lịch sử lâu đời và quy mô lớn nhất tỉnh Kiên Giang. Tượng Nguyễn Trung Trực được đúc bằng đồng đặt ở sân đình. Bức tượng mang phong thái bất khuất của người anh hùng. Từ sáng sớm, dòng người đổ về thắp hương, dâng lễ tưởng nhớ tổ tiên. Trên bàn thờ, các lễ vật được bày biện khá đẹp mắt. Những đĩa trái cây, sản vật miệt vườn sông nước được tạo hình rồng phượng, những linh vật mang lại những điều tốt lành. Mùi hương thoang thoảng trong không khí. Các bậc cao niên mặc áo dài khăn đóng đứng hai bên tả, hữu tiến hành nghi lễ theo nhịp trống.
Trong không khí trang nghiêm, diễn văn tưởng niệm của Ban tổ chức đã gợi lên hình ảnh người anh hùng Nguyễn Trung Trực thật gần gũi mà anh dũng. Ông tên thật là Nguyễn Văn Lịch, lúc nhỏ còn có tên là Chơn. Ông là con thứ năm trong một gia đình làm nghề chài lưới ở Xóm Vẹm, làng Bình Nhất, phường Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ông vốn tính tình nghiêm túc, ngay thẳng, giàu bản lĩnh và tự trọng nên được mọi người yêu mến, gọi ông là Nguyễn Trung Trực. Là con của một người đánh cá rất giỏi, anh luyện võ từ nhỏ nên có sức khỏe dẻo dai, ý chí kiên cường. Khi Pháp đánh vào Gia Định, ông đã tham gia nghĩa quân và trở thành người đi đầu trong công cuộc đánh giặc cứu nước.
Nguyễn Trung Trực và nghĩa quân đã lập nhiều chiến công như đốt cháy chiến thuyền L'Espérance (L'Espérance) của thực dân Pháp ở cửa sông Nhựt Tảo ngày 10-12-1861; tiến công thành công đồn Kiên Giang ngày 16 tháng 6 năm 1868; ... Những trận đánh do ông chỉ huy đã làm quân địch bất ngờ. Chẳng hạn, trận đánh năm 1861, ông đã cho nghĩa quân cải trang thành đám cưới để phục kích, tấn công và
đốt cháy chiến thuyền của giặc.
+ Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?
+ Những câu nào thuộc về phần mở đoạn? Vì sao em biết?
+ Những câu nào thuộc về phần thân đoạn? Phần này trình bày nội dung gì?
+ Hãy chỉ ra câu kết của đoạn văn và cho biết nội dung cùa nó.
..
+ Tìm những từ ngữ được dùng theo kiểu lặp lại hoặc thay thể những từ ngữ tương đương ở những câu trước đó. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó?
Sau phần lễ trọng thể, trang nghiêm là phần hội tưng bừng. Dự hội là dịp để nhân dân địa phương và du khách tưởng niệm người anh hừng, vừa gặp gỡ, giao lưu và thực hành các sinh hoạt văn hóa hay hoạt động thiện nguyện.
Nguyễn Trung Trực hy sinh khi mới 30 tuổi. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng lòng yêu nước, khí phách anh hùng, tinh thần cương trực, hào sảng của ông là bất diệt. Có lẽ vì vậy mà lễ hội giỗ Tổ hàng năm ở Rạch Giá (Kiên Giang) đã trở thành một trong những lễ hội truyền thống lớn của địa phương, luôn thu hút nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp nhân dân và du khách tham dự.
Lưu ý: Các con có thể kết hợp giữa việc ghi chú vào ngữ liệu và viết vào chỗ.
PHT số 2: Dàn ý viết bài văn
PHT số 2: Dàn ý viết đoạn văn
Bảng kiểm
Bảng kiểm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_16_viet_viet_bai_v.docx