Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 17: Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn. Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe

docx 7 trang phuong 12/11/2023 990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 17: Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn. Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 17: Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn. Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 17: Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn. Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe
NÓI VÀ NGHE
KỂ LẠI MỘT TRUYỆN NGỤ NGÔN
SỬ DỤNG VÀ THƯỞNG THỨC NHỮNG CÁCH NÓI THÚ VỊ, HÀI HƯỚC TRONG KHI NÓI VÀ NGHE
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Kể lại được truyện ngụ ngôn.
Biết vận dụng và thưởng thức những cách nói thú vị trong khi nói và nghe.
Về năng lực
* Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
Về phẩm chất
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, ở lớp.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy chiếu, bảng, phấn, bút lông.
SGK, SGV.
Đồ vật minh hoạ, đoạn video clip, tranh ảnh,... (nếu cần).
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV cho HS quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề:
Em đã từng kể lại chuyện ngụ ngôn cho người khác nghe chưa? Người nghe em kể là ai? Em đã kể chuyện đó theo cách thức như thế nào? Em nhận thấy người nghe có hiểu, có thích thú không?
B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs suy nghĩ
B3: Báo cáo, thảo luận
Hs chia sẻ, trả lời các câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV):
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện ngụ ngôn luôn là thế giới đầy hấp dẫn với những câu chuyện đầy màu sắc, lung linh và huyền ảo. Vậy làm thế nào để chúng ta kể được câu chuyện đúng và hấp dẫn.
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
Nhiệm vụ 1: Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn
TRƯỚC KHI NÓI (15’)
Mục tiêu: - Trình bày được các yêu cầu của bài kể về một truyện ngụ ngôn.. Xác định được đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
Lập được dàn ý cho bài kể lại một truyện ngụ ngôn.
Nội dung: HS trả lời câu hỏi để xác định yêu cầu,
HS trả lời câu hỏi để xác định được đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Khi luyện tập và trình bày bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn, em cần lưu ý điều gì?
Em cần làm gì để bài nói của mình hấp dẫn, thu hút người nghe?
Trong bài học này, em sẽ thực hiện hoạt động nói và nghe gì?
Bài nói này nhằm mục đích gì?
Người nghe có thể là ai
Em sẽ trình bày bài nói ở đâu? Trong thời gian bao lâu?
GV yêu cầu HS:
Trình bày các bước xây dựng bài nói.
Lập dàn ý cho bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn.
Kiểm tra dàn ý bài nói để đáp ứng yêu cầu:
Câu chuyện cần có đủ 3 phần: giới thiệu, nội dung và kết thúc; được kể từ ngôi thứ nhất.
– Câu chuyện giới thiệu rõ ràng (các) nhân vật, không gian, thời gian xảy ra; các sự việc được kể theo trình tự hợp lí; thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với những sự việc, con người trong câu chuyện.
Trình bày suy nghĩ, bài học rút ra từ câu chuyện. B2: Thực hiện nhiệm vụ
Cá nhân HS suy nghĩ câu trả lời. B3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi về yêu cầu của bài văn kể lại một truyện ngụ ngôn.
Nói và nghe
Yêu cầu chung
Dùng ngôi thứ nhất để kể.
Sử dụng một trong những cách sau để bài nói thêm hấp dẫn:
+ Sử dụng hình ảnh: vẽ bức tranh liên quan đến câu chuyện hoặc tóm tắt truyện bằng sơ đồ tư duy...
+ Sử dụng âm thanh: dùng nhạc nền hoặc video clip minh hoạ cho bài nói.
+ Sử dụng đồ vật, mô hình: cầm một đồ vật hoặc mô hình liên quan đến nội dung câu chuyện của em trong khi kể.
2. Các bước tiến hành
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét câu trả lời của HS về yêu cầu của bài kể lại một truyện ngụ ngôn.
GV nhận xét và nhắc lạị các bước xây dựng bài nói kể lại một truyện ngụ ngôn.
TRÌNH BÀY NÓI (45’)
Mục tiêu:
Kể lại được một truyện ngụ ngôn.
Nội dung: Bài làm của HS.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS:
Trước tiên, luyện tập trong nhóm kể lại một truyện ngụ ngôn.
Sau đó, cá nhân HS kể lại truyện ngụ ngôn trước lớp. B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS luyện tập theo nhóm kể lại một truyện ngụ ngôn. B3: Báo cáo, thảo luận
2 – 3 HS kể lại một truyện ngụ ngôn.
Các HS khác lắng nghe và ghi chép, nêu câu hỏi (nếu có).
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét ngắn gọn phần trình bày của các HS và đề nghị HS chuẩn bị cho hoạt động trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Lưu ý: Ở hoạt động này, GV chỉ nhận xét khái quát, ngắn gọn về mức độ và thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, còn các nhận xét, đánh giá chi tiết về từng bài trình bày của HS thì GV sẽ thực hiện sau khi HS thực hiện việc trao đổi, tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau.
3. Trình bày bài nói
Mục tiêu: – Tự đánh giá được với tư cách người nói và đánh giá được bài nói của bạn với tư cách người nghe; rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
SAU KHI NÓI (20’)
Nội dung: Câu trả lời của HS: Tự đánh giá và rút kinh nghiệm về bài của mình và của bạn.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Trước tiên, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và dùng bảng kiểm để tự đánh giá kĩ năng kể lại truyện ngụ ngôn (đối với những HS trình bày bài nói).
Sau đó, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và dùng bằng kiểm đánh giá kĩ năng kể lại truyện ngụ ngôn của bạn với tư cách người nghe.
Cuối cùng, GV yêu cầu tất cả HS suy ngẫm và rút kinh nghiệm từ hoạt động kể lại một truyện ngụ ngôn vừa thực hiện.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự: (1) > (2) – (3) B3: Báo cáo, thảo luận
- Đối với nhiệm vụ (2), đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả nhận xét, đánh giá bài nói của bạn. HS được nhận xét có quyền trao đổi, giải thích thêm hoặc nếu thắc mắc cần được giải đáp với người nhận xét nếu muốn, cần đảm bảo cuộc trao đổi diễn ra nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng nhau.
– Đối với nhiệm vụ (3), 1 – 2 HS trình bày kinh nghiệm rút ra được từ việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS trên ba phương diện:
+ Những ưu điểm cần phát huy và những điểm cần lưu ý, điều chỉnh về cách kế lại một truyện ngụ ngôn của HS.
+ Cách nhận xét, đánh giá kĩ năng kể lại một truyện ngụ ngôn của HS: HS đã biết sử dụng những tiêu chí trong bảng kiểm để nhận xét, đánh giá chưa? HS có nhận ra những ưu điểm, những điểm cần khắc phục trong bài nói của bản thân và của các bạn hay không?...
+ Cách HS lắng nghe và phản hồi với nhận xét, đánh
giá của các HS khác trong lớp.
4. Trao đổi về bài nói
– GV giải đáp những gì HS thắc mắc (nếu có).
Nhiệm vụ 2: Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị trong khi nói và nghe
SỬ DỤNG VÀ THƯỞNG THỨC NHỮNG CÁCH NÓI THÚ VỊ, HÀI HƯỚC TRONG KHI NÓI VÀ NGHE
Mục tiêu: biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
Nội dung: Tìm hiểu các cách nói thú vị, hài hước
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK . Từ đó hãy trình bày các cách nói thú vị, hài hước trong khi nói và nghe?
B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs đọc, suy nghĩ
B3: Báo cáo, thảo luận Hs trả lời câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, kết luận các cách nói thú vị trong khi nói và nghe.
II. Sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị trong khi nói và nghe
Nhấn mạnh tính hài hước trong câu chuyện
Sử dụng hình thức chế, nhại
Sử dụng cách chơi chữ, nói quá, so sánh
HĐ 3: Luyện tập (16’)
Mục tiêu
Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung
Học sinh chơi trò chơi
Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv giới thiệu trò chơi, hướng dẫn luật chơi
B2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh chọn câu hỏi, chơi B3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời
B4: Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đánh giá
HĐ 4: Vận dụng
Mục tiêu
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ nói và nghe.
Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
Nội dung
Chọn một truyện ngụ ngôn rồi đóng kịch (phân vai).
Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Mỗi tổ là một đội (4 đội)
Chọn một truyện ngụ ngôn rồi đóng kịch (phân vai). B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện
B3: Báo cáo, thảo luận Học sinh đóng kịch
B4: Kết luận, nhận định
HS dùng rubric để nhận xét lẫn nhau.
GV nhận xét thái độ thực hiện nhiệm vụ học tập của HS và sản phẩm của HS.
***************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_17_noi_va_nghe_ke.docx