Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 2: Văn bản 2 "Sang thu"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 2: Văn bản 2 "Sang thu"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 2: Văn bản 2 "Sang thu"
Ngày soạn: ..../..../.... Ngày dạy: ..../..../..... Tiết: ........ Văn bản 2: Bài 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT SANG THU Hữu Thỉnh MỤC TIÊU: Về năng lực: Năng lực chung: Giúp học sinh có khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm. Năng lực đặc thù: Nhận biết được một số chi tiết đặc điểm của thể thơ năm chữ: hình ảnh, vần nhịp, số câu, số tiếng Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ. Cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà thơ thông qua các hình ảnh thơ Nhận ra được điểm khác biệt trong cách cảm nhận về mủa thu của thơ Hữu Thỉnh. Về phẩm chất: Giúp học sinh biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời, cảm nhận được bước đi của thời gian qua sự thay đổi của thiên nhiên, vạn vật THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: Lập kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên Phiếu học tập Máy tính, máy chiếu, bảng phụ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm Nội dung: GV đưa ra câu hỏi gợi mở HS trả lời GV nhận xét, đánh giá, chốt ý kết nối với văn bản Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần chuyển dẫn của GV Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV chiếu cho HS xem đoạn video kể về bốn mùa và đặt câu hỏi: Em ấn tượng với mùa nào nhất trong năm? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ cá nhân B3: Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV B4: Kết luận, nhận định (GV): GV nhận xét câu trả lời của HS GV bắt dẫn vào bài: Thiên nhiên đất trời Việt nam có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; mỗi mùa có những vẻ đẹp riêng và lợi ích riêng của nó. Mùa thu đến, thi sĩ Xuân Quỳnh đã có sáng tác rất hay về mùa thu. Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp của mùa thu qua bài thơ “Sang thu” Hoạt động2: Hình thành kiến thức mới: I. TÌM HIỂU CHUNG a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện năng lực tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ "Sang thu" b. Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà. GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm 1. Tác giả B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Hữu Thỉnh? B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS) GV hướng dẫn học sinh đọc sgk HS quan sát sgk và trả lời B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình 1. Tác giả: Hữu Thỉnh: tên thật Nguyễn Hữu Thỉnh sinh 1942 quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1963 Thơ ông thường có những liên tưởng độc đáo thể hiện những suy tưởng giàu chất nhân văn và cái nhìn mang màu sắc triết lí về cuộc sống Một số tác phẩm tiêu biểu: Thư mùa đông, Trường ca biển, Từ chiến hào tới thành phố, ... 2. Tác phẩm * Đọc và tìm hiểu chú thích B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào? ? Xét về từ loại hai từ này thuộc từ loại nào? ? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Đọc văn bản Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: Nhận xét cách đọc của HS. Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau * Trải nghiệm cùng văn bản 2. Trải nghiệm cùng văn bản: * Đọc và tìm hiểu chú thích: Học sinh đọc đúng: giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư Tìm hiểu từ ngữ khó: chùng chình, dềnh dàng, ... Xuất xứ: Sang thu được sáng tác vào năm 1977 Thể thơ: Năm chữ PTBĐ chính: biểu cảm Bố cục: 3 phần + Khổ 1: Tín hiệu giao mùa; + Khổ 2: Sự chuyển biến của đất trời vào thu; + Khổ 3: Sang thu – suy ngẫm và triết lí B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV hỏi, HS trả lời ? Bài thơ Sang thu được sáng tác vào năm nào? ? Xác định và chỉ ra PTBĐ chính và thể thơ trong bài thơ? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trả lời. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: Trả lời câu hỏi Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả của HS. Chốt kiến thức lên màn hình. Chuyển dẫn sang nhiệm vụ tiếp theo. - Nhan đề: II. SUY NGẪM, PHẢN HỒI a. Mục tiêu: Giúp HS Tìm được những cách gieo vần và ngắt nhịp và mạch cảm xúc của nhà thơ qua bốn khổ thơ Đánh giá chung về thể thơ năm chữ b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện 1. Khổ 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV cảm nhận khổ thơ Sản phẩm: vở ghi HS Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Chia lớp làm 4 nhóm Phát phiếu học tập số 1 và giao nhiệm 1. Khổ 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa: - Tín hiệu báo thu sang: vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 + Hương ổi: + Gió se: ngọn gió heo may lành lạnh đủ để Nội dung câu hỏi Dự kiến sản phẩm Những tín hiệu báo thu sang Những từ ngữ thể hiện cái nhìn của nhà thơ? Tâm trạng nhà thơ được thể hiện qua những từ ngữ nào? VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN TRONG KHOẢNH KHẮC GIAO MÙA ?Tác giả cảm nhận mùa thu sang bắt đầu từ đâu? Theo em “gió se” là gió như thế nào? ? Tại sao ở đây tác giả không dùng từ “bay” “lan” mà lại dùng “phả”? ? Trong khổ thơ tín hiệu đầu tiên nào giúp nhà thơ nhận ra sự biến đổi của đất trời? ? Qua từ ngữ nào thể hiện rõ cái nhìn của nhà thơ về những dấu hiệu biến đổi đó? ? Trước sự giao mùa của đất trời, nhà thơ Hữu Thỉnh đã bộc lộ tâm trạng gì? Tâm trạng ấy được thể hiện qua những từ ngữ nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS) HS: HS hoạt động cá nhân: 2 phút HS thảo luận: 3 phút Đại diện trình bày GV: theo dõi và hướng dẫn học sinh trả dậy cảm xúc trong ta khiến ta có cảm thấy lâng lâng, dễ chịu trước khoảnh khắc giao mùa + Sương chùng chình qua ngõ -> những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ Nghệ thuật: + Từ láy tượng hình: chùng chình -> cố ý chậm lại + Nhân hóa: sương chùng chình -> Sương giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm, ngập ngừng, lưu luyến, bịn rịn như có tâm hồn. + Nhịp thơ có sự thay đổi (3/2 -> 2/3) -> tình cảm, cảm xúc của tác giả. Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ trước sự biến chuyển nhịp nhàng của cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa. lời B3: Báo cáo sản phẩm (HS) GV: Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang khổ 2 2. Khổ 2: Những chuyển biến của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa Mục tiêu: Giúp HS nắm được những chuyển biến của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV cảm nhận khổ 2 Sản phẩm: vở ghi HS Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Chia cặp và yêu cầu hs thực hiện các nhiệm vụ: ? Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết nào? ? Khi miêu tả con sông mùa thu, tác giả sử dụng từ “dềnh dàng”. Em hiểu từ này như thế nào? ? Từ cách hiểu đó giúp em hiểu dòng sông thu như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp và ghi kết quả ra giấy (5p) GV quan sát và hỗ trợ học sinh B3: Báo cáo, thảo luận: Hình ảnh thiên nhiên: + Sông dềnh dàng + Chim vội vã + Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu -> ranh giới cụ thể giữa hạ và thu Nghệ thuật: từ láy dềnh dàng, vội vã -> sự chuyển mình của thiên nhiên tạo vật từ hạ sang thu Không gian và cảnh vật như đang chuyển mình, điềm tĩnh bước sang thu. GV mời đại diện một số nhóm trả lời HS theo dõi và nhận xét, bổ sung (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định của GV: Nhận xét thái độ làm việc và nội dung của các nhóm Chốt kiến thức chuyển sang khổ 3 Khổ 3: Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GVcảm nhận khổ 3 Sản phẩm: vở ghi HS. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn Chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ: ? Khổ thơ thứ 3 thiên nhiên sang thu được gợi bằng những hình ảnh nào? Em hiểu gì về cái nắng trong thời điểm giao mùa này? ? Khi miêu tả về những cơn mưa tác giả sử dụng từ “vơi dần” điều đó có ý nghĩa gì? ? Em hiểu câu thơ 3,4 này như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ; HS: Tiếp nhận yêu cầu Làm việc cá nhân Làm việc nhóm GV: theo dõi học sinh trao đổi, hướng dẫn học sinh (nếu cần) B3: Báo cáo, thảo luận: HS theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung (nếu cần) B4: Đánh giá kết quả (GV) Nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh Hình ảnh thiên nhiên: + Nắng vẫn còn nhưng đã nhạt dần + Mưa cũng vơi và ít dần + Sấm cũng bớt bất ngờ + Hàng cây cổ thụ không còn giật mình bởi những tiếng sấm Thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa đang biến đổi chậm dần chứ không vội vã. Nghệ thuật: ẩn dụ + Sấm: chỉ cái bất thường của ngoại cảnh + Hàng cây đứng tuổi: những con người lớn tuổi, từng trải. Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc đời - Chốt ý III. TỔNG KẾT Mục tiêu: Giúp HS nắm được giá trị Nội dung cần đạt và nghệ thuật của bài thơ. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV khái quát giá trị tác phẩm Sản phẩm: vở ghi HS. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật về: ngôn ngữ, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ội dung gì?n làm nổi bật , bài thơ đã? Với những thành công về nghệ thuậtPHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 TỔNG KẾT - Nhận xét quá trình làm việc của học sinhGV theo dõi, hướng dẫn học sinhcáo, thảo luận (HS và GV)B3: Báo Hoạt động cá nhânB2: Thực hiện nhiệm vụ (HS)Đọc yêu cầuHoạt động nhómHS trả lời, HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, 1. Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ tinh tế nhẹ nhàng mà gợi cảm sâu sắc. Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác và trạng thái. Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa 2. Nội dung: Bài thơ Sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về cảnh đất trời sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng và rõ rệt. Đồng thời thể hiện lòng yêu thiên nhiên tha thiết và suy ngẫm của nhà thơ Nội dung câu hỏi Dự kiến sản phẩm Những đặc điểm của thể thơ năm chữ được thể hiện trong bài thơ. Những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. Tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong bài thơ. bổ sung (nếu có)B4: Nhận xét, đánh giá:Chốt kiến thức Hoạt động luyện tập: Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về thơ và hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ để biết cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát và cảm nhận thiên nhiên của tác giả? B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS) HS nghe nhiệm vụ HS trả lời ý kiến của mình GV nghe và nhận xét Hoạt động vận dụng: Viết ngắn Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày *Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ: Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em. HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu * Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: Tìm đọc những tác phẩm viết về mùa thu Học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở Chuẩn bị bài: Ông Một
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_2_van_ban_2_sang_t.docx