Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 20: Văn bản 2 "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen"
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 20: Văn bản 2 "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 20: Văn bản 2 "Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen"
TIẾT:... VĂN BẢN 2: HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO “TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN” (Theo Hoàng Tiến Tựu) MỤC TIÊU Năng lực Năng lực chung: Chủ động tìm kiếm tài liệu học tập Ghi chép chọn lọc và sáng tạo hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Nhận ra và điểu chỉnh những sai sót và hạn chế của bản thân Năng lực đặc thù Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn hoc. Nêu được mục đích và nội dung chính của văn bản, chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu ra được các vấn đề đặt ra trong văn bản. Phẩm chất Có lòng nhân ái qua việc trân trọng, thấu hiểu góc nhìn của mọi người Yêu mến vẻ đẹp của văn chương THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập Học liệu: Văn bản đọc: Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Xác định vấn đề Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nội dung: Tổ chức trò chơi ô chữ để giới thiệu về hoa sen Sản phẩm: câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện: B1: Giao nhiệm vụ học tập - GV Chiếu các ô chữ cho HS lần lượt lựa chọn, HS trả lời câu hỏi GV đưa ra để tìm ra ô chữ đáp án, từ việc lập mở các ô chữ để tìm từ khóa của các ô chữ. Câu hỏi: Điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau: Ai ơi! Về tới , Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn. Loài hoa biểu trưng cho một nước được gọi là gì? Là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc gọi là gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS lựa chọn ô chữ muốn trả lời, suy nghĩ trả lời câu hỏi B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: 3 HS lựa chọn các ô chữ, lần lượt trả lời câu hỏi, các bạn khác bổ sung và tìm từ khóa B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét ý kiến của học sinh, đưa ra định hướng dẫn dắt Tháp Mười Quốc hoa Ca dao Từ khóa: HOA SEN => Hoa sen là loại hoa rất quen thuộc với mỗi chúng ta, không chỉ thế trong lòng mỗi người dân Việt, hoa sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp tươi sáng, cao sang và thuần khiết, mang tính chất dân tộc. Và nếu như các em yêu thích ca dao dân ca nước mình, hẵn chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh hoa sen trong các câu hát dân ca như: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ Hay bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hoa sen đã đi vào trong văn hóa trong đời sống của Người Việt với nhiều vẻ đẹp, nhiều ý nghĩa. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca và nghệ thuật có nhiều nhà nghiên cứu cũng đã viết rất hay và sâu sắc về ý nghĩa của hoa sen trong văn hóa của người Việt nói chung, trong những câu ca dao nói riêng. Ngày hôm nay cô cùng các em làm quen khám phá một văn bản có ý nghĩa như thế đó là “Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen” của tác giả Hoàng Tiến Tựu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học,PTBĐ, bố cục của văn bản b) Nội dung: GV sử dụng phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ. I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành. Tổ chức thực hiện HĐ của GV VÀ HS Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bố cục của văn bản, xác định thể loại, phương thức biểu đạt B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: HS tự đọc bài Học sinh thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập B3: Báo cáo, thảo luận HS: 1 học sinh trình bày ý kiến của mình. HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Đọc - Thể loại: Nghị luận văn học Bố cục Phần Vị trí Nội dung chính Mở đầu Từ đầuViệt Nam - Giới thiệu bài ca dao, đưa ra nhận định về hình ảnh trong bài ca dao Nội dung Tiếp trong sạch Phân tích cách tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của hoa sen qua từng câu và ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Kết thúc Còn lại Khẳng định sự gắn bó tương đồng giữa người lao động với hoa sen. Khẳng định vẻ đẹp ý nghĩa của hoa sen trong bài ca dao Phần Vị trí Nội dung chính Mở đầu Nội dung Kết thúc Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . II. SUY NGẪM PHẢN HỒI a) Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được vấn đề cần bàn luận, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng, kết luận của người viết, mục đích nội dung chính của bài học b) Nội dung: GV sử dụng phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ. HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành. Tổ chức thực hiện HĐ của GV VÀ HS Sản phẩm dự kiến * NV1: 1. Vấn đề bàn luận: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu học sinh đọc lướt lại đoạn mở đầu Vẻ đẹp ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào nhan đề và đoạn mở đầu em hãy xác định vấn đề bản luận trong văn bản là gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân B3: Báo cáo, thảo luận ( trong buổi ôn tập) - HS trình bày sản phẩm. Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) . B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS. Chốt kiến thức. NV2 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 2. Giải quyết vấn đề a. Các ý kiến trong văn bản *Ý kiến lớn 1 - Vẻ đẹp của hoa sen được miêu tả một cách khéo léo tài tình. + Ý kiến nhỏ 1: Câu thứ nhất đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt đối không gì sánh bằng của cây sen + Ý kiến nhỏ 2: Câu thứ 2: Miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận củ thể để chứng minh câu 1 + Ý kiến nhỏ 3: Câu thứ 3 là câu chuyển chuẩn bị cho câu kết * Ý kiến lớn 2 - Qua hình ảnh hoa sen tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sâu sắc. - Chia nhóm cho học sinh thảo luận - Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ: 1. Xác định các ý kiến trong văn bản? Ý kiến lớn 1 Ý kiến lớn Ý kiến nhỏ 1 Ý kiến nhỏ 1 Ý kiến nhỏ 1 2. Theo em có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được hay không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như thế có tác dụng gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc nhóm, hoàn thành phiếu học tập B3: Báo cáo, thảo luận ( trong buổi ôn tập) - HS trình bày sản phẩm. - Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS. - Chốt kiến thức. 2. Không thể thay đổi các ý kiến lớn nhỏ vì sẽ làm xáo trộn mạch lập luận của văn bản, gây khó tiếp nhận cho người đọc. + Các ý kiến lớn được sắp theo hai tầng nghĩa của hình ảnh trong bài ca dao, ý kiến lớn 1 nói về nghĩa tả thực, ý kiến lớn 2 nói về ý nghĩa tượng trưng + Các ý kiến nhỏ được sắp xếp theo trình tự bố cục bài ca dao, mạch triển khai ý của tác giả dân gian. => Cách sắp xếp trật tự ý kiến như vậy giúp người đọc dễ dàng nắm bắt lập luận của văn bản, từ đó làm tăng sức thuyết phục cho văn bản về hai ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao NV 3 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV trình chiếu yêu cầu cho học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi Chỉ ra các lí lẽ bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến Nhận xét về cách triển khai các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập B3: Báo cáo, thảo luận ( trong buổi ôn tập) HS trình bày sản phẩm. Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ b. Lí lẽ, bằng chứng - Lí lẽ 1: Khẳng định và đề cao cây sen như vậy, nhưng bài ca dao không khiến người nghe người đọc, khó chịu + Bằng chứng: Vì tác giả thuyết phục Lí lẽ 2: Tác giả quan sát các bộ phận từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. + Bằng chứng: Từ “lá xanh” mới nở Lí lẽ 3: Sự chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ, hình sung (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS. Chốt kiến thức. NV 4 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV đặt câu hỏi: Xác định kết luận của người viết trong văn bản Qua tìm hiểu văn bản hãy xác định mục đích và nội dung chính của văn bản? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân suy nghĩa trả lời câu hỏi B3: Báo cáo, thảo luận ( trong buổi ôn tập) HS trình bày sản phẩm. Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS. Chốt kiến thức. ảnh được thực hiện khéo léonội dung lẫn hình thức. => Cách triển khai các ý kiến, lí lẽ bằng chứng hợp lí thuyết phục, giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận và nắm bắt lập luận của văn bản. 3. Kết thúc vấn đề Khẳng định tình cảm của người dân Việt Nam dành cho hoa sen. Hình tượng sen đã phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam 4. Mục đích và nội dung - Mục đích: Thuyết phục người đọc về vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt của hình ảnh hoa sen trong bài. - Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, khẳng định bài ca dao mang ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Giúp HS hệ thống kiến thức, tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ, rút ra đặc điểm của văn nghi luận phân tích một tác phẩm văn học Nội dung: GV hướng dẫn học sinh tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ Luyện tập Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV &HS Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Phát phiếu học tập chia nhóm cho học sinh thảo luận Tổng kết nội dung bài học theo sơ đồ tư duy? Rút ra đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học B2: Thực hiện nhiệm vụ HS xem lại bài, thảo luận nhóm vẻ sơ đồ hoàn thành phiếu học tập/ B3: Báo cáo, thảo luận ( trong buổi ôn tập) HS trình bày sản phẩm. Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS Chốt kiến thức. ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN TRONG VĂN BẢN Thể hiện rõ ý kiến của người viết Thể hiện ở nhan đề và phần mở đầu Các ý kiến lớn nhỏ được nêu ở phần nội dung Phần kết thúc có sự khẳng định ý kiến đã nêu Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm - Các ý kiến lớn nhỏ đều được làm rõ bằng các lí lẽ, bằng chứng Bằng chứng được được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ - Là hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt phù hợp và có sức thuyết phục. Ý kiến lí lẽ bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí Các ý kiến lớn sắp sếp theo hai tầng nghĩa Các ý nhỏ được sắp xếp theo bố cục họp lí, thuyết phục ĐẶC ĐIỂM BIỂU HIỆN TRONG VĂN BẢN Thể hiện rõ ý kiến của người viết Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm Bằng chứng được được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ Ý kiến lí lẽ bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí Hoạt động 4. Vận dụng Mục tiêu: Củng cố kiến thức, liên hệ bản thân Nội dung: GV đưa ra yêu cầu, HS liên hệ nhân vật rút ra bài học cho bản thân Sản phẩm: Sản phẩm của HS Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV &HS Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra yêu cầu, hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập ở nhà Bài tập: Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150- 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình B2: Thực hiện nhiệm vụ HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn và về nhà hoàn thành bài tập B3: : Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Kiểm tra bài của học sinh, gọi 2 bạn trình bày B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Nhận xét sản phẩm của hs Dặn dò HS những nội Bài tham khảo Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Đó là một bài ca dao quen thuộc với tất cả chúng ta. Thông qua văn bản phân tích về vẻ đẹp và giá trị của hoa sen của tác giả Hoàng Tiến Tựu, em càng hiểu rõ hơn về những ý nghĩa triết lí sâu xa hơn về cuộc sống của con người. Hình ảnh đóa hoa sen xinh đẹp khó gì sánh bằng trong đầm nước đã đi vào biết bao trang thi ca nhạc họa. Thủ pháp điệp vòng được vận dụng tinh tế ở câu thơ thứ hai và thứ ba, đã tạo nên nhạc điệu thú vị cho cả bài ca dao. Dù mọc lên từ trong bùn lầy, nhưng đóa hoa sen vẫn vươn thẳng về phía trước, đón lấy ánh mặt trời, tỏa hương thơm ngào ngạt. Đó cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho con người Việt Nam. Dù chân lấm tay bùn, dù hoàn cảnh khó khăn, người dân ta vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm chất quý giá. Vẫn không ngừng cố gắng tiến về tương lai tươi đẹp phía trước. Niềm tự hào về những người con đất Việt ấy, đã được tác giả dân gian tinh tế gói lại trong bài ca dao qua biểu tượng đóa sen. Bài ca dao gợi lên sự rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt. dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_20_van_ban_2_hinh.docx