Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 21: Đọc kết nối chủ điểm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 21: Đọc kết nối chủ điểm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 21: Đọc kết nối chủ điểm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm
Đọc kết nối chủ điểm: Văn bản: BỨC THƯ GỬI CHÚ LÍNH CHÌ DŨNG CẢM (Li-xơ bớt Đao-mon-tơ) MỤC TIÊU Năng lực - Vận dụng kĩ năng đọc để nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản. Nêu được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của mình qua việc đọc văn bản. Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung VB. Liên hệ, kết nối với văn bản: Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian và Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” để hiểu hơn về chủ điểm: Những góc nhìn văn chương. Phẩm chất Có lòng nhân ái qua việc trân trọng, thấu hiểu góc nhìn của mọi người Yêu mến vẻ đẹp của văn chương THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, phiếu học tập Học liệu: Câu chuyện “Chú lính chì dũng cảm”, văn bản đọc “Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm” TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động CHUẨN BỊ ĐỌC Mục tiêu: Kết nối bài học, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân liên hệ đến bài học mới. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS: Trong các tác phẩm truyện đã học, nhân vật nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Hoặc: Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem“Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm” sau đây có nội dung là gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, chân thật những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. GV động viên, khuyến khích HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân. Bước 4: Đánh giá, kết luận: Nhận xét câu trả lời của HS, cần chú ý tôn trọng, khen ngợi những cảm nhận riêng của các em. Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản: Các em ạ! Thế giới cổ tích luôn là một xứ sở diệu kỳ đối với trẻ thơ. Cổ tích nuôi dưỡng tâm hồn, ước mơ, phát triển lòng yêu cái thiện, căm ghét cái ác, giúp chúng ta thành người. Những nhân vật cổ tích gần gũi như: cô bé Lọ Lem, công chúa Bạch Tuyết, chú lính chì, nàng tiên cá, đã đi cùng các em vào những giấc mơ và cùng gởi đến các em những bài học bổ ích về cuộc sống. Và câu chuyện “Chú lính chì dũng cảm” mà các em đã được học ở lớp 6 là một ví dụ. Hôm nay, chúng ta cùng trải nghiệm đọc kết nối văn bản “Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm” để hiểu hơn về giá trị nhân văn của câu chuyện ‘Chú lính chì dũng cảm” qua cảm nhận của bạn đọc nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN a. Mục tiêu: Giúp HS Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung VB. Rèn kĩ năng đọc văn bản nghị luận. Nắm được những nội dung cơ bản về xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục, tóm tắt, Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT đặt câu hỏi HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi của vào phiếu học tập. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV hướng dẫn cách đọc: đọc giọng nhẹ nhàng truyền cảm. GV đọc mẫu một đoạn. Yêu cầu HS đọc. GV giao PHT 1 cho HS tìm hiểu trước ở nhà Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi hoàn thiện thông tin của PHT -> trình bày Đọc Xuất xứ Trích Những bức thư đạt giải UPU lần thứ 34, NXB Bưu Điện Hà Nội 2005 PHIẾU HỌC TẬP 1 Văn bản: “Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm” Xuất xứ Thể loại: Văn nghị luận (hình thức bức thư) Phương thức biểu đạt: Nghị luận (kết hợp tự sự và biểu cảm) Bố cục Phần 1 (từ đầu đến "(Hans Christian Andersen)": Tình cảm của người viết đối với nhân vật chú lính chì Phần 2 (tiếp đến "chỉ với một chân duy nhất"): Bài học chú lính chì gợi ra cho tác giả Phần 3 (còn lại): Suy nghĩ về kết thúc của truyện “Chú lính chì dũng cảm” 6. Tóm tắt: Tác giả của bức thư khâm phục sự dũng cảm của chú lính chì vì: dù chú chỉ có một chân nhưng không hề lùi bước trước bất kì mối đe dọa nào. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ tên phù thủy trong hộp lò xo, vượt qua mọi hiểm nguy chú phải đối mặt trong lòng cống tối om. Thử thách lớn nhất là chú phải vượt qua lũ chuột và có cá đã nuốt chửng chú. May thay, chị bếp nhà cậu chú đã phát hiện ra chú khi đem cá ra làm bữa. Cuối cùng, tất cả mọi người đều bị thiêu trụi nhưng chú lính vẫn luôn giữ mãi trong tim phút giây hạnh phúc của tình yêu lãng mạn. Thể loại Phương thức biểu đạt Bố cục Tóm tắt B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. Hoàn thành phiếu học tập. B3: Báo cáo, thảo luận HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em. Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản. GV chốt và chuyển ý: Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. Những trải nghiệm nào trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản trên. II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI a) Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết được vấn đề cần bàn luận, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng, kết luận của người viết, mục đích nội dung chính của bài học b) Nội dung: GV sử dụng phiếu học tập giao nhiệm vụ cho học sinh HS làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ. HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành. Tổ chức thực hiện HĐ của GV VÀ HS Sản phẩm dự kiến * NV1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) H: Lí do nào khiến cậu bé viết bức thư này gửi chú lính chì? - Viết thư để bày tỏ tình cảm đối với nhân vật yêu thích của mình: chú lính chì H: Tác giả bức thư đã bày tỏ tình cảm gì với nhân vật chú lính chì dũng cảm? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân + Dù chú chỉ có một chân nhưng không hề lùi bước trước bất kì mối đe dọa nào. + Chú vẫn vui vẻ cùng người anh em của mình sống trong ngôi nhà, được “cậu chủ yêu mến” và “cô vũ nữ ba lê bằng giấy” yêu thương. + Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ “tên phù thủy” trong hộp lò xo, vượt qua mọi hiểm nguy chú phải đối mặt trong “lòng cống” tối om. 1. Tình cảm của người viết đối với nhân vật chú lính chì Gửi chú lính chì bé nhỏ yêu quý của tôi! Câu chuyện về chú luôn chân thực và có ý nghĩa biết nhường nào. Chú không hề lùi bước trước bất kì mối đe doạ nào. Chào tạm biệt chú lính chì bé nhỏ. Gửi tặng chú hoa và nụ hôn của tình yêu. - Tác giả khâm phục, ngưỡng mộ chú lính chì + Thử thách lớn nhất là chú phải vượt qua lũ chuột hôi hám và có cá đã nuốt chửng chú. + Sau này, may mắn con cá ấy lại bị đưa về chính nhà cậu chủ, chị bếp nhà cậu chủ đã phát hiện ra chú khi đem cá ra làm bữa. + Cuối cùng, tất cả mọi người đều bị thiêu trụi nhưng chú lính vẫn luôn giữ mãi trong tim phút giây hạnh phúc của tình yêu lãng mạn. B3: Báo cáo, thảo luận (trong buổi ôn tập) HS trình bày sản phẩm. Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) . B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS. Chốt kiến thức: Tác giả của bức thư đã dành tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, trân trọng cho nhân vật chú lính chì dũng cảm: Một chú lính chì có trái tim ấp ám, bản lĩnh dũng cảm luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi hiểm nguy; gợi lên những suy ngẫm sâu sắc về nhân vật chú lính chì. NV 2 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Chia nhóm cho học sinh thảo luận H: Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - Chú lính chì dũng cảm đã chiến thắng nỗi sợ “tên phù thủy”, vượt qua mọi hiểm nguy -> Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết; ngôn ngữ giàu cảm xúc; lập luận chặt chẽ => Tác giả của bức thư đã dành tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, trân trọng cho nhân vật chú lính chì dũng cảm: Một chú lính chì có trái tim ấp ám, bản lĩnh dũng cảm luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi hiểm nguy. 2. Bài học chú lính chì gợi ra cho người viết HS làm việc nhóm B3: Báo cáo, thảo luận (trong buổi ôn tập) HS trình bày Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS. Chốt kiến thức. Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học về cái nhìn thực tế về hiện thực trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn mà không phải lúc nào cũng có cái kết như ta mong muốn. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, hãy chấp nhận và đối mặt với nó, bởi khi đó bạn sẽ có thể được có những thành quả của thành công, vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp vốn thuộc về mình. NV 3 B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) H: Tác giả bức thư suy nghĩ như thế nào về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm? Em có đồng ý với điều đó không? GV có thể cho HS thảo luận nhóm đôi (think – pair – share) để tự do trình bày ý kiến của mình. Trả lời: Tác giả muốn nói lời cảm ơn đến nhà văn An-đéc-xen vì cái kết không có hậu trong truyện Chú lính chì dũng cảm đã giúp tác giả nhìn nhận về thế giới thực - Bài học về lòng dũng cảm, can đảm, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống. ->Lập luận chặt chẽ, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. => “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại” 3. Suy nghĩ về kết thúc của truyện “Chú lính chì dũng cảm” - Tác giả của bức thư đã cảm ơn nhà văn An-đéc-xen vì ông đã không viết cái kết có hậu cho truyện “Chú lính chì dũng cảm” vì: + Theo tác giả của bức thư: Trẻ em chúng ta đang sống trong thế giới thực chứ không phải cổ tích, một thế giới thực vẫn tồn tại chiến tranh, đau thương, tệ nạn ma túy, đói nghèo, + Kết thúc không có hậu của An-đec- xen sẽ giúp mọi người nhìn nhận được một cách chân thực nhất. Theo em, việc để truyện có cái kết không có hậu là điều hợp lí vì sẽ truyền tải được dụng ý của nhà văn đến với người đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập B3: Báo cáo, thảo luận (trong buổi ôn tập) HS trình bày sản phẩm. Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS. Chốt kiến thức. Cuộc đời mỗi người ai cũng phải trải qua thử thách, có người né tránh thử thách, có người sẵn sàng đối mặt với số phận mà không hề lùi bước trước mọi khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. những mặt trái của cuộc sống thực. Từ đó, chúng ta sẽ tìm cách giải quyết vấn đề có hiệu quả và xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn. => Suy nghĩ hết sức nhân văn, có giá trị to lớn. III. TỔNG KẾT a. Mục tiêu: - Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh Nội dung hoạt động: GV sử dụng KT đặt câu hỏi HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi của GV Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu nội dung và nghệ thuật của VB? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận và trả lời câu hỏi Gv quan sát, gợi dẫn 1. Nội dung Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm là lời bày tỏ tình cảm yêu mến, nể B3: Báo cáo, thảo luận HS thuyết trình sản phẩm GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức phục của tác giả dành cho nhân vật “chú lính chì” dũng cảm trong truyện cổ tích của An-đéc-xen. Đồng thời, tác giả bức thư đã rút ra những bài học ý nghĩa cũng như đưa ra quan điểm cá nhân về kết thúc không có hậu của truyện “Chú lính chì dũng cảm”. 1. Nghệ thuật - Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết; ngôn ngữ giàu cảm xúc. - Cách lập luận chặt chẽ, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. 3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học giới thiệu một nhân vật văn học để lại ấn tượng sâu sắc của bản thân cho người khác. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh cách giới thiệu một nhân vật văn học. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh. Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) H: Hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi B3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày sản phẩm. Các HS khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng HS, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của HS. Chốt kiến thức. Bài tham khảo: Bài 1: Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An- đéc-xen là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tôi thấy được bộ mặt thật của xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo. Bài 2: Nhân vật để lại ấn tượng cho em sâu sắc nhất đó là nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích của Andersen. Đó một cô bé bất hạnh sống với người cha hà khắc và hay uống rượu. Câu chuyện xảy ra vào một đêm cuối năm giá rét, cô bé ra ngoài bán diêm trong trạng thái không đủ ấm trong đêm tuyết lạnh lẽo. Khoảnh khắc lãnh lão đó, cô quẹt diêm mang theo một điều ước nhỏ bé của một cô gái bé bỏng. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng khi diêm tắt cũng là lúc cô bé chết vì cái lạnh. Cô bé đã đốt diêm với hy vọng sưởi ấm, cái đói, cái rét đã tạo ra sự những hình ảnh tưởng tượng, những mong muốn nhỏ bé của một cô bé bất hạnh. Qua nhân vật, tác giả muốn phê phán sự thờ ơ của con người trước sự sống của người khác, một hiện thực tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ và cô bé bán diêm chỉ là một nạn nhân trong số đó. Câu chuyện có cái kết dù bi thương nhưng nó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Hướng dẫn học ở nhà: Nắm kĩ nội dung bài học, hoàn thành đoạn văn. Chuẩn bị trước bài “Thực hành Tiếng Việt”, ôn lại kiến thức về từ Hán Việt ở lớp 6.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_21_doc_ket_noi_chu.docx