Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: Thực hành tiếng Việt Bài 3
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: Thực hành tiếng Việt Bài 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 22: Thực hành tiếng Việt Bài 3
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT MỤC TIÊU Về năng lực: Xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố đó. Năng lực giao tiếp tiếng Việt. Về phẩm chất: Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập, ... Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, .... TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Giải ô chữ”. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Nhìn hình đoán chữ”: Dùng những từ Hán Việt phù hợp với bức ảnh cho sẵn. Chia thành 2 đội: Mỗi đội đoán 2 từ. Câu 1: QUỐC HỘI Câu 2: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và PHU NHÂN đến thăm và làm việc tại thành phố Bussan, Hàn Quốc. Câu 3: BẠCH MÃ Câu 4: QUỐC KÌ Câu 5: GIA CẦM Câu 6: MẪU TỬ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Học sinh chơi trò chơi “Nhìn hình đoán chữ”. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới: Bằng việc trả lời các câu hỏi ở trò chơi, các em đã ôn lại kiến thức về yếu tố Hán Việt trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Bài học hôm nay, các em tiếp tục tìm hiểu về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt qua tiết học: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT hôm nay nhé! Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Mục tiêu: TV- GQVĐ (HS biết thực hành giải quyết các bài tập Tiếng Việt về yếu tố Hán Việt). Xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố đó. Nội dung hoạt động: HS hoạt động nhóm, cá nhân để nhắc lại lí thuyết về yếu tố Hán Việt và hoàn thành các bài tập. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS. Tổ chức thực hiện: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: I. LÝ THUYẾT Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về yếu tố Hán Việt (Nhắc lại lí thuyết (Lớp 6 – Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống) H: Yếu tố Hán Việt là gì? Từ Hán Việt là gì? H: Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Đó là những loại nào? Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. à Yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. Việc hiểu chính xác và sử dụng đúng các yếu tố Hán Việt đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. Học sinh tiếp nhận và thực hiện. 1. Yếu tố Hán Việt - Các tiếng tạo nên từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt 2. Từ Hán Việt Từ Hán Việt là từ vay mượn của tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát âm của Tiếng Việt. Từ ghép Hán Việt có 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: nhớ lại kiến thức suy nghĩ và trả lời miệng. - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi HS khác nhận xét * Bước 3. Báo cáo kết quả: HS trả lời miệng, trình bày kết quả * Bước 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Mục tiêu: HS thực hành làm bài tập xác định được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố đó. Nội dung: Học sinh làm bài tập SGK/64 Sản phẩm: Phần bài tập HS đã làm. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM *Hướng dẫn HS làm các bài tập phần “Thực hành Tiếng Việt” (SGK/64) NV1: * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: H: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau: Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ. (Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian) Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án. (Theo Trần Thị An, Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian) Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. (Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen) Bài tập 1/64 Tổ chức trò chơi: AI NHANH HƠN GV phát phiếu học tập nối cột A và B sao cho đúng. Mỗi cá nhân hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút. Giáo viên lấy 5 bài hoàn thành nhanh nhất để chấm. Các HS còn lại chấm chéo cho nhau theo bàn. A B Đáp án 1. trí tuệ a. đạo lí về nhân sinh. 1-c 2. quan niệm b. tiến hành, thực hiện. 2-f 3. thiên nhiên c. sự hiểu biết, thông thái 3-d 4. thực hành d. tự nhiên. 4-b 5. hoàn mĩ: e. hoàn hảo, tốt đẹp. 5-e 6. triết lí f. cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề. 6-a - GV mở rộng thêm: (a. trí tuệ: là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc. quan niệm: là cách hiểu riêng của mỗi người về một sự vật, một vấn đề cụ thể nào đó. b. thiên nhiên: là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra. thực hành: là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế. trí tuệ: sự hiểu biết, thông thái. quan niệm: cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề. thiên nhiên: tự nhiên. thực hành: tiến hành, thực hiện. hoàn mĩ: hoàn hảo, tốt đẹp. triết lí: đạo lí về nhân sinh. c. hoàn mĩ: vẻ đẹp hoàn hảo, không tì vết, không khuyết điểm. triết lí: là những điều được đúc rút bởi trải nghiệm, được phát biểu ngắn gọn, xúc tích.) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Mỗi cá nhân hoàn thành bài tập trong thời gian 3 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả Gv chọn 5 bài nhanh nhất. GV gọi đại diện 2 HS lên trình bày. HS chấm chéo cho nhau Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV chấm 5 bài nhanh nhất và nhận xét, đánh giá, (sửa chữa nếu cần) rút kinh nghiệm chung, chốt kiến thức. NV 2: * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó. Trò chơi: TIẾP SỨC - Chia lớp thành 4 Đội: Mỗi Đội tìm từ ghép Hán Việt cho 2 yếu tố Hán Việt trong thời gian 5 phút, các thành viên trong Đội thay phiên nhau ghi các từ ghép Hán Việt lên bảng. Sau 5 phút, Đội nào ghi đúng được nhiều từ nhất thì Đội đó sẽ chiến thắng và nhận được 1 phần quà! + Đội 1: quốc (nước), gia (nhà) + Đội 2: gia (tăng thêm), biến (tai họa) + Đội 3: biến (thay đổi), hội (họp lại) Bài tập 2/64 + Đội 4: hữu (có), hóa (thay đổi, biến thành) - GV hướng dẫn HS giải thích ý nghĩa của một số từ Hán Việt HS tìm được. STT Yếu tố Hán Việt Từ ghép Hán Việt 1 Quốc (nước) Quốc kì: lá cờ tượng trưng cho một đất nước Tổ quốc: đất nước Quốc ca: bài hát chính thức của một nước Quốc ngữ: tiếng nói chung của cả nước STT Yếu tố Hán Việt Từ ghép Hán Việt 1 quốc (nước) quốc gia, 2 gia (nhà) gia đình, 3 gia (tăng thêm) gia vị, 4 biến (tai họa) tai biến, 5 biến (thay đổi) biến hình, 6 hội (họp lại) hội thao, 7 hữu (có) hữu tình, 8 hóa (thay đổi, biến thành) tha hóa, (đế quốc, quốc hiệu, quốc gia, cường quốc, quốc kì, quốc vượng, quốc tế,) 2 Gia (nhà) Gia phong: tập quán hành vi của một gia tộc lưu truyền từ đời này qua đời khác. Gia chủ: người đứng đầu trong nhà. Gia sư: thầy dạy tại nhà Gia sản: tài sản trong nhà 3 Gia (tăng thêm) Gia nhập: tham gia Gia tăng: thêm, tăng lên 4 Biến (tai họa) Biến cố: tai họa, sự việc không may xảy ra Nguy biến: việc không may xảy ra tới thình lình, có thể gây tai hại. 5 Biến (thay đổi) Biến hóa: thay đổi Biến động: thay đổi lơn có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 6 Hội (họp lại) Hội nghị: cuộc họp Hội kiến: cuộc gặp gỡ, hẹn gặp 7 Hữu (có) Hữu hiệu: có tác dụng, hiệu lực. Hữu ích: có ích. 8 Hóa (thay đổi, biến thành) Cảm hóa: làm xúc động người khác, khiến cho thay thay đổi khí chất, bỏ ác theo thiện. Tiến hóa: thay đổi trở nên tốt đẹp hơn. (Giải nghĩa: quốc gia: là một khái niệm địa lý và chính trịđể chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ. quốc kỳ: lá cờ của một đất nước. quốc bảo: chỉ vật khí của đất nước, quốc gia. gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. gia bảo: bảo vật của gia đình. gia phong: nề nếp, quy định của một gia đình. gia vị: là thêm vào món ăn các loại thực phẩm, thực vật chứa tình dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học gia tăng: là nâng cao lên, thêm vào tai biến: là sự việc gây vạ bất ngờ biến cố: là sự kiện xảy ra gây ảnh hưởng lớn và có tác động mạnh đến đời sống xã hội, cá nhân. biến chứng: sự việc, tình hình đột ngột chuyển biến theo chiều hướng xấu, thường dùng cho sức khỏe. hội thao: là cuộc gặp mặt của một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung tại một địa điểm và thời gian đã định trước để tranh luận về nội dung quan tâm hội tụ: là gặp nhau cùng một thời điểm. hội thảo: cùng gặp nhau để thảo luận, bàn bạc về một vấn đề. hữu hình: là những sự vật, hiện tượng có thể nhìn thấy được như bút, thước, quần áo hữu ích: là có ích lợi. tha hóa: là trở nên khác đi, biến thành cái khác. chuyển hóa: là biến đổi sang dạng hoặc hình thái khác. biến hóa: biến đổi sang trạng thái, hình dạng, tính chất khác. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm lần lượt lên bảng ghi Giáo viên: quan sát, theo dõi, hướng dẫn Bước 3. Báo cáo kết quả: Quan sát kết quả bài làm của mỗi Đội. Bước 4. Đánh giá kết quả Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên cùng HS nhận xét, chấm điểm, đánh giá kết của của mỗi Đội. Trao thưởng NV 3: * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên. - GV mời 3 HS lên bảng đặt câu. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 3 HS lên bảng làm bài tập HS còn lại làm vào vở Bước 3. Báo cáo kết quả: HS đặt câu, trình bày kết quả. Bước 4. Đánh giá kết quả. Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá Giáo viên nhận xét, đánh giá NV 4: Thảo luận nhóm bàn * Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: H: Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ Bài tập 3 trang 64 Quốc kì của nước Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng. Hội nghị dự kiến sẽ kết thúc vào ngày mai. Con người tiến hóa từ một loài vượn cổ. Chiếc chuông cổ này được chỉ định là quốc bảo. Dù cuộc sống bôn ba, vất vả thì gia đình vẫn phải giữ nề nếp, gia phong. Tình bình bệnh của cậu Ba bỗng biến chứng xấu. Bài tập 4 trang 64 “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao? “Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc gia sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”. (Theo Trần Thị An, “Em bé thông minh” – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian) (- Trong câu, nếu thay từ "tôn vinh" bằng từ "khen ngợi" thì ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi. - Dùng từ "tôn vinh" ở vị trí này là hợp lí bởi từ mang ý nghĩa được tôn lên vị trí cao vì có năng lực đặc biệt, sẽ khẳng định được trí tuệ dân gian mạnh hơn từ "khen ngợi".) * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. - HS trao đổi ý kiến thảo luận nhóm bàn. Bước 3. Báo cáo kết quả: HS trả lời, trao đổi ý kiến, kết quả thảo luận. Bước 4. Đánh giá kết quả. - GV nhận xét, đánh giá. Nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi. Từ “khen ngợi” chỉ là sự công nhận còn từ “tôn vinh” có giá trị ca ngợi, biểu thị danh hiệu cao quý. Trí tuệ dân gian là một phẩm chất, năng lực đặc biệt, nó đáng được tôn vinh chứ không phải được công nhận nên phải dùng từ “tôn vinh”. Hoạt động 4: VẬN DỤNG VIẾT NGẮN Mục tiêu: HS sáng tạo, vận dụng kiến thức, kĩ năng từ việc đọc và thực hành tiếng Việt để hoàn thiện được một đoạn văn ngắn có sử dụng từ Hán Việt. Nội dung: Viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn, có sử dụng từ Hán Việt. Sản phẩm: Bài viết đã hoàn thiện của cá nhân học sinh. Tổ chức thực hiện. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 đến 15 câu) chủ đề tự chọn, có sử dụng từ Hán Việt. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (Viết đoạn văn) Bước 3: Báo cáo sản phẩm (có thể báo cáo vào tiết Viết chính) * Bước 4: Bình chọn sản phẩm chất lượng nhất. Tất cả các sản phẩm (nhóm hoặc cá nhân) đều được treo xung quanh lớp để cả lớp có thể dễ dàng quan sát và nhận xét, bình chọn (kĩ thuật phòng tranh) Đoạn văn tham khảo Đoạn 1: Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, đất nước ta phải trải qua bao trận chiến khốc liệt và đương đầu với nhiều kẻ thù mạnh. Nhưng với tinh thần đoàn kết và kiên cường trong chiến đấu, đất nước ta đã giành được nền độc lập như ngày hôm nay. Nhân dân ta đã chấm dứt hàng trăm năm sống dưới ách gông cùm, nô lệ của của thực dân, phong kiến. Và ngày hôm nay, cả dân tộc lại cùng nhau chung sức, tiếp tục xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Đó là truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta. Đoạn 2: Hai tiếng “gia đình” vang lên gợi biết bao niềm thiêng liêng, yêu mến. Gia đình là mái nhà nơi cha mẹ dựng xây bằng tình yêu thương. Từ tình yêu thăm thiết ấy, những đứa con đẹp đẽ, ngoan hiền cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui khôn xiết của cả cha và mẹ. Bởi vậy, gia đình là nơi gắn kết chúng ta bằng sợi dây ruột thịt vô cùng thiêng liêng. Cảm động hơn, gia đình là nơi bắt nguồn những tình cảm vô cùng cao đẹp tình vợ chồng, tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh chị em, Minh chứng cho những những tình cảm đó không chỉ có những cảm xúc cá nhân của mỗi chúng ta dành cho người thân trong gia đình mà còn có dòng sông văn học tuôn chảy bao đời nay cũng lấy đó làm đề tài bất tận. Hướng dẫn học ở nhà: Ôn lại kiến thức về từ Hán Việt Hoàn thành và xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài mới: Đọc mở rộng theo thể loại: “Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng”. + Đọc văn bản (SGK/65-66) Vấn đề cần bàn luận + Trả lời các câu hỏi phần “Hướng dẫn đọc” (SGK/66-67) và hoàn thành phiếu học tập. Ý kiến: - Ý kiến lớn + Ý kiến nhỏ Lí lẽ + bằng chứng: + HS hoàn thành phiếu học tập, nộp cho GV trước khi học văn bản. + Mức độ hoàn thành phiếu học tập của HS: Đạt: từ 80% nội dung bài học trở lên. Chưa đạt: dưới 80% nội dung bài học. GV yêu cầu HS bổ sung. THAM KHẢO: Có thể khởi động bằng trò chơi sau: GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Giải ô chữ” Luật chơi: Ô chữ có 7 dòng hàng ngang. HS trả lời các câu hỏi để mở từ hàng ngang. Trả lời được các từ hàng ngang sẽ tìm được từ khóa. TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ 1 N G H Ị L U Ậ N 2 S A N G T H U 3 H Ư Ơ N G Ổ I 4 V O I 5 T À I N Ă N G 6 V I D E O 7 T R Ầ N H Ữ U T H U N G Ô từ khoá: có 07 chữ cái Hàng ngang 1 (08 chữ cái): Thể loại của văn bản “Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh của trí tuệ dân gian” là gì? NGHỊ LUẬN Hàng ngang 2 (07 chữ cái) : Tên 1 tác phẩm của nhà thơ Hữu Thỉnh mà em đã học? SANG THU Hàng ngang 3 (7 chữ cái) : Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau: “Bỗng nhận ra .” (Hữu Thỉnh) HƯƠNG ỔI Hàng ngang 4 (06 chữ cái): Con vật nào được nhắc đến trong văn bản “Ông Một” (Vũ Hùng)? VOI Hàng ngang 5 (7 chữ cái) : Tìm từ có nghĩa là “Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.” TÀI NĂNG Hàng ngang 6 (4 chữ cái): Trong các từ sau, từ nào không phải từ mượn tiếng Hán: nhân loại, thế giới, nhận thức, VIDEO, cộng đồng, cô đơn. Hàng ngang 7 (012 chữ cái) : Ai là tả giả văn bản “Lời của cây”? TRẦN HỮU THUNG Ô từ khoá: HÁN VIỆT
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_22_thuc_hanh_tieng.docx