Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 26: Ôn tập Bài 3

docx 11 trang phuong 12/11/2023 1030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 26: Ôn tập Bài 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 26: Ôn tập Bài 3

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 26: Ôn tập Bài 3
ÔN TẬP
Thời gian: 1 tiết
MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được các đặc điểm của văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
Hiểu được các đặc điểm, cách viết/ trình bày bài văn trình bày phân tích một tác phẩm văn học
Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt:
Năng lực nhận diện các đặc điểm của bài văn nghị luận.
Năng lực viết/ nói bài văn trình bày về một hiện tượng đời sống và phân tích một tác phẩm văn học.
Phẩm chất:
Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
KHBD, SGK, SGV, SBT
Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0,
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức trò chơi nhớ lâu, nhớ kĩ
- Gv giao nhiệm vụ:
Lớp làm 2 nhóm, yêu cầu HS gấp hết SGK, tập vở lại.
Lớp chia thành 2 đội. Hai đội ghi nhanh vào Phiếu học tập 01 nhắc lại những nội dung và kiến thức đã được học trong bài 8: Những góc nhìn cuộc sống theo mẫu PHT số 1
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Hs trao đổi và điền vào PHT số 1
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Hs trình bày sp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv nhận xét ưu, khuyết bài của hs.
GV dẫn dắt vào bài
- VB1: Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
VB2:Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm gì đẹp bằng sen.
VB3: Bức thư chú lính chì dũng cảm.
TV: Nghĩa của từ Hán Việt.
VB4: Sức hấp dẫn của truyện ngắn chiếc lá cuối cùng.
Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về phần văn nghị luận
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm khi phân tích 1 bài văn nghị luận.
Nội dung: Nhóm 1 trả lời câu hỏi 1,3
Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Hs đọc và trả lời câu hỏi: 1,3
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận
GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gv tổ chức hoạt động
HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv nhận xét, chốt ý
Ôn tập
Ôn tập phần viết.
Câu 1:
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn từ,..
Trình bày lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận.
Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm.
Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,..từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.
-Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu hỏi 3:
Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, cần lưu ý:
Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.
Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.
Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục làm sáng tỏ ý kiến.
Đưa ra những bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.
Đảm bảo nội dung bố cục của bài.
Hoạt động 2: Ôn tập về đọc
Mục tiêu: HS nắm được nội dung của các văn bản đã học.
Nội dung: Nhóm 2 trả lời câu hỏi 2
Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Mỗi nhóm hoàn hoàn thành 1 ý bài tập 2 theo bảng trong SGK/75 (PHT số 2)
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, lắng nghe và trả lời
GV quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Gv tổ chức hoạt động
HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv nhận xét, chốt ý
I. Ôn tập
2. Ôn tập văn bản đọc
Câu 3
Bảng hoàn thành của học sinh.
Hoạt động 2: Thực hành Tiếng Việt
Mục tiêu: HS tìm và giải nghĩa được từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài
Nội dung: Nhóm 3 trả lời câu hỏi 5
Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: HS đọc và trả lời câu hỏi số 5/75
3. Ôn tập phần thực hành Tiếng Việt
- Huynh đệ: anh em
- HS thực hiện nhiệm vụ
- Tỷ muội: chị em
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Hải cẩu: chó biển
+ HS thực hiện nhiệm vụ
- Thi sĩ: nhà thơ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Phu thê: vợ chồng
Phụ nữ: đàn bà
+ HS trình bày sản phẩm.
Bước 4: Kết luận, đánh giá:
- Nhi đồng: trẻ em
GV nhận xét, chốt
- Băng hà: chết
- Bằng hữu: bạn bè
- Phu nhân: vợ
Hoạt động 3: Nói và nghe
Mục tiêu: HS biết được cách trình bày bài nói.
Nội dung: hs trả lời câu hỏi 4,6
Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv chuyển giao nhiệm vụ
+ Bài số 4 hs họat động cá nhân
+ Bài số 6 chia sẻ sản phẩm của mình bằng pp hoặc infographic theo mẫu trong sgk/75
HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
+ HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận,
Bước 4: Kết luận, đánh giá:
GV nhận xét, chốt
Bảng mẫu sgk/75
4. Ôn tập phần nói và nghe Câu 4:
+ Các bước B1: Chuẩn bị:
- Thành lập nhóm và phân công công việc
Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.
Thống nhất	mục tiêu và thời gian
B2: Thảo luận:
- Trình bày ý kiến.
Phản hồi các ý kiến.
Thống nhất ý kiến.
+ Lưu ý:
- Thái độ:
- Cách trình bày
=> Hs trình bày Câu 6: sp của hs.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi cho HS:
GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đáp án
1- B
Gv tổ chức trò chơi
HS thực hiện nhiệm vụ
A
B
CÂU 1: Chủ đề của bài học là gì?
A. Cách nhìn cuộc sống.
B. Những góc nhìn văn chương.
C. Những góc nhìn cuộc sống.
D. Cuộc sống muôn màu.
CÂU 2: “Chiếc lá cuối cùng” là tác phẩm của
O Hen - ri
An - Phông xơ Đô đe
Hem Minh Quây
D. Mác - kết.
CÂU 3: Các yếu tố trong văn nghị luận là
A. Lí luận.
B. Lí lẽ, dẫn chứng.
C. Bình luận.
D. Tranh luận.
PHT số 1
Kĩ năng
Nội dung cụ thể
Đọc - hiểu văn bản
Nội dung cụ thể
Đọc hiểu văn bản:
- Văn bản 1:.
- Văn bản 2:  .
Đọc kết nối chủ điểm:
Văn bản 3: ..
Thực hành tiếng Việt:
Đọc mở rộng theo thể loại:
Văn bản 4: 
Viết
.
Nói và nghe
...
PHT số 2
Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối
cùng”
Ý kiến
Truyện Em bé thông minh đề cao trí tuệ của nhân gian.
Hình ảnh cây sen được miêu tả cụ thể, chính xác, thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân.
Sức hấp dẫn của truyện Chiếc lá cuối cùng được thể hiện qua hình ảnh CLCC và kết
thúc bất ngờ.
Lý lẽ và bằng chứng
Lí lẽ 1: tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ.
Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó	có câu trả
lời.
Lí lẽ 2: “Hai câu hỏi thử
Lí lẽ 1: "trong đầm gì đẹp bằng sen"
Bằng chứng 1: "vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bàu sự khẳng định	trở thành tương đối
và có tính thuyết phục"
Lí lẽ 1: “nhà văn
...chiếc lá cuối cùng một sự sống”
Bằng chứng 1: “Như đầu truyện đã viết bất tử
hóa nó”; “Sự hồi
sinh ấy thật kì
thách...giải pháp hợp lí”.
Bằng chứng 2: “Nhờ nhanh trí...khiến vua bái phục.”
Lí lẽ 3: “..người kể chuyện đã nâng nhân vật...truyện dân gian”.
Bằng chứng 3: “để tôn vinh trí tuệ dân gian,...nước láng giềng”; “người kể còn nhấn mạnh thêm tính trầm trọng...thời gian suy nghĩ”.
Lí lẽ 2: "lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"
Bằng chứng 2: "từ "lá xanh" qua "bông trắng" đến "nhị vàng...bông hoa sen mới nở".
Lí lẽ 3: ...là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết
Bằng chứng 3: "Bài ca dao đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự...vẫn chảy thông, chạy mạnh".
Lí lẽ 4: "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Bằng chứng 4: "Và thế là "sen" hóa thành người...giữ vững nhân cách thanh cao, trong
sạch."
diệu...vẽ vịnh Na- pô-li”
- Lí lẽ 2: “...Ô-
Hen-ri mới để Xu kể...chiếc lá cuối cũng.
- Bằng chứng 2: “Cụ Bơ-mơn đang khỏe mạnh...qua đời”;
Mục đích
viết
Đề cao trí tuệ của nhân dân
Vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao
Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc
lá cuối cùng.
Nội dung
chính
Ngợi ca sự thông minh tài năng của tầng lớp nông
dân .
Bài ca dao có nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí
nhân sinh.
Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân
văn sâu sắc.
BÀI 4: QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN
(Tản văn, Tùy bút)
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4:
Kiến thức:
Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.
Nhận biết được chủ đề của VB; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.
Nhận biết được sự mạch lạc của VB; nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền.
Viết được bài văn biểu cảm về con người, sự việc.
Tóm tắt được ý chính do người khác trình bày.
Về năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.
Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
Năng lực đặc thù:
Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tùy bút, tản văn.
Nhận biết được chủ đề của văn bản; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
Nhận biết được sự mạch lạc của văn bản, nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền.
Về phẩm chất:
Nhân ái: Biết yêu quý, trân trọng, bảo vệ thiên nhiên.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường, với công việc được giao ở trường, ở lớp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_26_on_tap_bai_3.docx