Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 30: Thực hành tiếng Việt Mạch lạc trong văn bản, ngôn ngữ của vùng miền
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 30: Thực hành tiếng Việt Mạch lạc trong văn bản, ngôn ngữ của vùng miền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 30: Thực hành tiếng Việt Mạch lạc trong văn bản, ngôn ngữ của vùng miền
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN. NGÔN NGỮ CỦA CÁC VÙNG MIỀN (Thời gian 1 tiết ) MỤC TIÊU Kiến thức: Nhận biết được sự mạch lạc của văn bản. Nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền. Năng lực: Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn. Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. Năng lực đặc thù: Nhận biết được sự mạch lạc của văn bản, nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền. Phẩm chất: Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy tính, máy chiếu, SGK, SGV và các tài liệu tham khảo. Phiếu học tập. Bảng kiểm. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ (5 phút) Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng khởi cho HS. - HS xác định được mục tiêu của bài học. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” thời gian 3 phút., GV đặt câu hỏi. Sản phẩm học tập: Ý kiến phản hồi của HS dưới sự dẫn dắt của GV Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Sắp xếp các cụm từ sau theo trình tự phù hợp: nhảy lên lưng ngựa, người gác rừng đóng chắc yên ngựa, rồi lao vào bóng chiều ?Nêu yêu cầu cần đạt của bài học. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS sắp xếp các câu theo trình tự. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV:- Yêu cầu HS lên trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS:-Trình bày kết quả làm việc. Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS. HS nêu lại yêu cầu cần đạt của tiết học. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút) I. TRI THỨC TIẾNG VIÊT 1. Sự mạch lạc của văn bản Mục tiêu: Nhận biết được chủ đề xuyên suốt các đoạn, trình tự sắp xếp các đoạn trong văn bản 1, từ đó nhận biết tính mạch lạc của văn bản. Nội dung: Gv nêu yêu cầu, HS thảo luận trả lời Sản phẩm học tập:Ý kiến cá nhân Hs dưới sự nhận xét của hs khác và GV. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV đặt câu hỏi: Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là gì? Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Tại sao? ? Mạch lạc trong văn bản là gì? Giao nhiệm vụ: HS thực hiện các yêu cầu của GV. B2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần B3: Báo cáo, thảo luận GV:- Yêu cầu HS lên trình bày. Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS:-Trình bày kết quả làm việc. Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS. a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong VB Cốm Vòng là: Giới thiệu về cốm, một thức quà ngon và tinh tế. Ca ngợi vẻ đẹp, vị ngon, hương thơm và giá trị của cốm. b. Trình tự sắp xếp trong VB Cốm Vòng có thể chia thành 3 phần (mỗi phần gồm có nhiều đoạn) như sau: Phần 1: Từ “Tôi đố ai tìm được” đến “sản xuất được cốm quý”, giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng. Phần 2: Từ “Dù sao, ta cũng nên biết rằng” đến “tinh khiết và thơm tho lạ lùng”, mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến Chốt kiến thức lên màn hình. Chuyển dẫn sang câu hỏi b. công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng. Phần 3: Từ “Đã có lúc ngồi nhìn người hàng cốm xẻ từng mẻ cốm” đến “cảm khái nhường bao!”, nêu lên những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng nâng niu công sức của đất trời, của con người. Đây là một trình tự hợp lí của các ý, thể hiện qua trình tự hợp lí của câu, của đoạn. => Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó. Hay nói một cách đơn giản thì mạch lạc là sợi dây vô hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản. 2. Cách xây dựng tính mạch lạc trong văn bản Mục tiêu: Hình thành tư duy về tính mạch lạc trong văn bản. Nội dung: Bài tập 2 SGK trang 86 Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của các nhóm, ý kiến cá nhân. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu mỗi HS đánh số các đoạn, rồi thay đổi theo một trật tự khác, nhưng phải giải thích được lí do thay đổi. B2. Thực hiện nhiêm vụ: HS chia sẻ trong nhóm để trao đổi, thảo luận. B3. Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. (Một vài HS trình bày kết quả bằng cách viết lên bảng.) B4. Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. Chú trọng tính mạch lạc của văn bản qua mạch chảy chính: Cốm là đặc sản của làng Vòng, xuất phát từ hạt non của “thóc nếp hoa vàng”, nhờ công khéo và kinh nghiệm của người làng Vòng, trải qua nhiều công đoạn cuối cùng đã trở thành món ăn tinh khiết, thơm tho, trang nhã. Thưởng thức cốm cũng chính là thưởng thức văn hoá ẩm thực nước nhà, thể hiện vẻ đẹp thanh nhã tinh tế trong lối sống của con người. Vũ Bằng đã triển khai vấn đề từ nhỏ đến lớn, từ cụ thể đến khái quát. VB cũng có thể được sắp xếp lại, đi từ khái quát đến cụ thể, mạch logic vẫn được đảm bảo, nhưng mạch cảm xúc sẽ không được mượt mà hấp dẫn như cách sắp xếp ban đầu. Từ ngữ địa phương: Mục tiêu: Giúp HS: Nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền. Nội dung: HS chia sẻ về ngôn ngữ các vùng miền mà các em biết. Sản phẩm học tập: Ý kiến cá nhân dưới sự nhận xét cúa HS khác và sự hướng dẫn của GV. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ: HS chia sẻ về ngôn ngữ các vùng miền mà các em biết, từ đó nhắc lại kiến thức về ngôn ngữ các vùng miền đã học: ? Em hãy nêu một số từ ngữ địa phương mà em biết? ? Từ đó, hãy rút ra đặc điểm của từ ngữ địa phương? ? Xác định các từ ngữ địa phương theo bảng sau B2. Thực hiện nhiêm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ học tập. GV theo dõi, quan sát hỗ trợ HS (nếu cần) B3. Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. B4. Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau. => Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định. Từ ngữ Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Ba má X Đìa X Thức quà X Chè xanh X Răng rứa X Mô tê X HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố, vận dụng lí thuyết tiếng việt vào việc nhận biết, phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả của việc đảm bảo tính mạch lac trong văn bản. II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Nội dung: Bài tập 3 Sản phẩm học tập: Cá nhân, sản phẩm nhóm trên phiếu học tập. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều nội dung như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa,..Như vậy có phải là văn bản thiếu mạch lạc không? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ Hs thực hiện nhiệm vụ học tập: thảo luận theo cặp đôi, sau đó chia sẻ kết quả thảo luận trên lớp. GV theo dõi, quan sát hỗ trợ HS (nếu cần) B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm. GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau. Bài tập 3: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến rất nhiều vấn đề như: miêu tả hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hoà,... nhưng đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là hạt dẻ và rừng dẻ Trùng Khánh, món quà mà thiên nhiên ban tặng vào mùa thu, có nhiều công dụng và lợi ích đối với cuộc sống của con người. Vì thế, VB đảm bảo tính mạch lạc. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 phút) VIẾT NGẮN Mục tiêu: HS sáng tạo, tích hợpvận dụng kiến thức, kĩ năng từ việc học đọc với việc học Tiếng Việt của bài học vào việc viết đoạn văn ngắn. Nội dung: Đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) về loài cây em yêu. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm B1. Chuyển giao nhiệm vụ: Đoạn văn biểu cảm trực tiếp kết Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) về hợp biểu cảm gián tiếp: loài cây em yêu. Ở sân trường em có rất nhiều loại B2. Thực hiện nhiêm vụ: cây như là bàng, keo, xà cừ, HS về nhà hoàn thành đoạn văn theo các yêu cầu trên. nhưng em thích nhất là cây B3. Báo cáo thảo luận: phượng vĩ. Nhìn từ đằng xa, cây Hs trình bày kết quả bài làm ở tiết viết. phượng giống như một cái ô B4: Kết luận, nhận định: khổng lồ. Thân cây sần sùi và - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, nâu sẫm, ba đứa trẻ ôm không chuyển dẫn vào HĐ sau. hết. Những cái rễ to đùng trồi trên mặt đất như những con trăn khổng lồ bò trên mặt đất. Những tán lá dang tay đón chào những chú chim đến hót cho bọn em nghe. à Dặn dò: (5 phút) Đối với bài học tiết này: + Nhận biết được sự mạch lạc của văn bản. + Nhận biết ngôn ngữ của các vùng miền; hiểu và trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền. Đối với bài học tiết sau: + Chuẩn bị tiết “Mùa phơi sân trước”: Nắm được thông tin về tác giả Nguyễn Ngọc Tư, tác phẩm. + Các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn bản: Cảm xúc của nhân vật trữ tình; chất trữ tình trong văn bản; cái tôi của tác giả được thể hiện qua văn bản; nội dung và nghệ thuật của văn bản. Tài liệu tham khảo dành cho học sinh: à RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_30_thuc_hanh_tieng.docx