Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 32: Viết Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 32: Viết Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 32: Viết Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
VIẾT VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI, SỰ VIỆC (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Viết được bài văn biểu cảm về con người, sự việc. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực đặc thù: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài; - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân; - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận; - Năng lực viết, tạo lập văn bản. 3. Phẩm chất: - Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Giáo án; - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; - Các phương tiện kỹ thuật; - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 7 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Điền vào phiếu KWL - HS tiếp nhận nhiệm vụ, báo cáo kết quả hoạt động. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Giới thiệu bài học viết bài văn biểu cảm. 2. HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (55 phút) Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người, sự việc (10 phút) a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người, sự việc b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Theo em, một bài văn biểu cảm về con người, sự việc cần đáp ứng những yêu cầu gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. 1. Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người, sự việc - Tình cảm trong bài văn phải chân thực trong sáng; - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc; - Kết hợp với miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc; 1. Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. 2. Bố cục bài viết bao gồm 3 phần: + MB: Giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng; + TB: biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. (Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc) + KB: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo (20 phút) a. Mục tiêu: Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn trình bày cảm xúc đối với sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo và trả lời các câu hỏi: + Bài viết này có bố cục như thế nào? Nêu nội dung từng phần? + Bài văn trên được viết để bộc lộ cảm xúc về điều gì? + Tìm trong đoạn mở bài câu giới thiệu sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc. + Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc như thế nào về sự việc? Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những yếu tố hỗ trợ nào? + Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày nội dung ra sao? + Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý gì về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. 2. Phân tích bài viết tham khảo: - Bài viết tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài văn biểu cảm về con người, sự việc: + Giới thiệu và biểu lộ cảm xúc của con người về đối tượng: lễ đón giao thừa; Trong đoạn mở bài: - Câu giới thiệu sự việc: Thời gian làm xóa nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng là nới gieo cho tôi bao nhớ thương. - Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc: + Thành phố phồn hoa biết mất, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương. + Lời ca như cơn gió ngang qua đưa tâm trí tôi mơn man trở về tháng ngày của cõi nhớ. - Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc xúc động bồi hồi khi nhớ về những kí ức, lòng đầy xao xuyến, ấm áp khi được sum vầy, đoàn tụ với gia đình và lắng lại khi đến giây phút giao thừa. - Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng thêm yếu tố miêu tả và tự sự để hỗ trợ. Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày nội dung về cảm xúc, nỗi nhớ của bản thân khi không thể về quê ăn Tết bằng cách sử dụng lặp từ "nhớ" để nói về nỗi nhớ da diết của mình và dùng câu cảm thán ở cuối đoạn. Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc như sau: - Giới thiệu được cảm xúc của mình khi viết về một sự việc. - Biểu lộ được tình cảm vào trong bài, kết hợp với các yếu tố miêu tả, tự sử để lí giải cảm xúc đó. - Khẳng định được tình cảm, cảm xúc về sự việc đó. - Rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân. Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước (25 phút) a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu: + Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? - GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc. - Hướng dẫn HS tìm ý. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lựa chọn sự việc ấn tượng nhất, tìm ý cho đoạn văn theo Phiếu học tập sau: Những kỉ niệm nào khiến em ấn tượng sâu sắc nhất? . Kỉ niệm đó diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? . Khung cảnh diễn ra sự việc có gì đạc biệt? . Trong cảnh, con người có những hoạt động gì? . Em có cảm xúc gì khi quan sát cảnh đó? . Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. 3. Các bước tiến hành Trước khi viết - Lựa chọn đề tài; - Tìm ý; - Lập dàn ý. Viết bài Chỉnh sửa 3. HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP: (10 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập; - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Khi viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc, làm thế nào để thể hiện tình cảm của người viết một cách chân thực, thuyết phục? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. Để thể hiện tình cảm một cách chân thực, thuyết phục bài văn biểu cảm về con người, sự việc, cần: Xác định đúng cảm xúc về đối tượng. Tình cảm được thể hiện phải chân thực, trong sáng. Kết hợp được miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm xúc. Trình bày các ý một cách rõ ràng, mạch lạc. 4. HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG: (15 phút) a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập; - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Vẽ sơ đồ dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết một bài văn biểu cảm (độ dài khoảng 400 từ) về một người bạn hoặc về một kỉ niệm sâu sắc của em. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. MỞ BÀI Giới thiệu cảm xúc của người viết về đối tượng (sự việc): Cảm xúc đó được biểu hiện như thế nào/ gắn với sự việc, sự kiện gì:....... THÂN BÀI – Cảm xúc về đối tượng, sự việc: . KẾT BÀI – Khẳng định lại cảm xúc: . – Rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân: ... Dặn dò: (5 phút) Đối với bài học tiết này: Nắm lại các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người, sự việc. Nắm lại cách viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc. Sưu tầm một bài bài phát biểu cảm nghĩ về con người, sự việc và thực hành tóm tắt. - Đối với bài học tiết sau: Chuẩn bị tiết “Tóm tắt ý chính do người khác trình bày”: Ôn tập các bước tóm tắt ý chính do người khác trình bày; các nhóm chuẩn bị bài bài văn biểu cảm về con người, sự việc; bài phát biểu cảm nghĩ của học sinh đã được trình bày trong buổi Khai giảng năm học; thực hành tóm tắt ý chính bài văn biểu cảm đã chuẩn bị. Tài liệu tham khảo dành cho học sinh: Các bài phát biểu cảm nghĩ về con người, sự việc. (Nguồn internet hoặc sách “Bài văn mẫu lớp 7”). RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_32_viet_viet_bai_v.docx