Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 33: Nói và nghe Tóm tắt ý chính do người khác trình bày

docx 9 trang phuong 12/11/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 33: Nói và nghe Tóm tắt ý chính do người khác trình bày", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 33: Nói và nghe Tóm tắt ý chính do người khác trình bày

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 33: Nói và nghe Tóm tắt ý chính do người khác trình bày
NÓI VÀ NGHE:
TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC
(2 tiết)
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Tóm tắt ý chính do người khác trình bày.
Về năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe bài phát biểu cảm nghĩ của người khác và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các bài phát biểu cảm nghĩ của bạn.
Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
Năng lực đặc thù:
Biết ghi lại các ý cốt lõi, nội dung cơ bản, tóm lược các ý dưới dạng cụm từ.
Biết cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác hoặc tài liệu.
2. Về phẩm chất:
Chăm chỉ: ghi chép lại những nội dung của cuộc trao đổi.
Trách nhiệm: biết lắng nghe, đánh giá, trân trọng ý kiến người khác, trình bày, chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV, máy tính; video.
Bảng kiểm kĩ năng tóm tắt ý chính bài văn biểu cảm do người khác trình bày.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG: (5 phút)
Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của
mình.

Kích hoạt được những hiểu biết nền liên quan đến kĩ năng tóm tắt nội dung
trình bày của người khác.
Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em đã từng tóm tắt lại nội dung một cuộc nói chuyện, một cuộc họp hoặc một bài văn nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói và nghe về chủ đề Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. (50 phút)
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói. (10 phút)
Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
Nội dung:
GV đưa ra tình huống để yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tóm tắt, nhắc lại vai trò của người nói và người nghe để thực hiện một bài tóm tắt.
HS trả lời câu hỏi, chuẩn bị nội dung nói và luyện nói trước ở nhà.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến
GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích
hành:
nói, bám sát mục đích nói và đối tượng
Tình huống: Em hãy vận dụng kĩ năng
nghe;
tóm tắt ý chính do người khác trình bày
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung
(về đoạn văn) để tóm tắt được ý chính bài
nói;
văn biểu cảm do bạn mình trình bày.
- GV hướng dẫn HS luyện nói (luyện tóm
Trong vai trò người nói:
tắt) theo cặp, nhóm, góp ý cho nhau về
Trình bày bài văn biểu cảm về con người,
nội dung, cách nói;
sự việc.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Trong vai trò người nghe:
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực
Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.
hiện nhiệm vụ
- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe
- HS thực hiện nhiệm vụ.
hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
bày muốn nói.
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu
+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người
trả lời của bạn.
phát biểu để ghi tóm tắt.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ,
nhiệm vụ
cụm từ.
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại
- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch
kiến thức.
đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của
- Ghi lên bảng.
các ý kiến.
Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.
- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa
các sai sót (nếu có).
- Xác định với người nói về nội dung em
vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em
chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.
Hoạt động 2: Thực hành (30 phút)
Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói, tóm tắt.
Nội dung: HS theo dõi bài phát biểu cảm nghĩ của bạn, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Trình chiếu phiếu đánh giá tóm tắt theo các tiêu chí.
Yêu cầu HS tóm tắt nội dung mà các bạn trong nhóm 1 đã trình bày.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS tóm tắt theo phiếu tiêu chí.
HS xem lại phần tóm tắt đã đúng với yêu cầu hay chưa.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo GV
Yêu cầu HS trình bày phần tóm tắt trước lớp.
HS: Đại diện trình bày, các em còn lại theo dõi và lắng nghe, nhận xét theo phiếu đánh giá tiêu chí.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV).
Nhận xét chung về ý thức tham gia hoạt động tóm tắt của HS.
Hoàn thành bảng: Tiêu chí đánh giá bài tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
GV dùng Bảng kiểm đánh giá thái độ, hành vi của học sinh khi làm việc nhóm.
GV dùng Bảng kiểm đánh giá thái độ, hành vi của học sinh nghe tóm tắt.
Sản phẩm
HS trình bày phần tóm tắt trước lớp.
Yêu cầu tóm tắt:
+ Ngắn gọn, khoa học, rõ ràng.
+ Nội dung bám sát ý kiến trình bày của nhóm 1.
+ Tóm lược được các ý chính dưới dạng từ, cụm từ, kí hiệu, hình vẽ.
+ Nói to, rõ ràng, mạch lạc.
+ Giọng điệu, nhịp điệu, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
- Hoàn thành bảng: Tiêu chí đánh giá bài tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
MỞ BÀI
Giới thiệu cảm xúc của người viết về đối tượng (sự việc): 
Cảm xúc đó được biểu
hiện như thế nào/ gắn với sự việc, sự kiện gì:. . . . . . .
THÂN BÀI
– Cảm xúc về đối tượng, sự việc: .
KẾT BÀI
Khẳng định lại cảm xúc:
.
Rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân: ...
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (10 phút)
Mục tiêu: Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày, phần tóm tắt.
Nội dung: HS theo dõi bài phát biểu cảm nghĩ của bạn, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Trình chiếu phiếu đánh giá hoạt động tóm tắt theo các tiêu chí.
Yêu cầu HS đánh giá bài tóm tắt của bạn theo tiêu chí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá hoạt động tóm tắt của bạn theo phiếu tiêu chí.
HS quan sát hoạt động tóm tắt của bạn và ghi nhận xét ra giấy.
Bước 3: Thảo luận, báo cáo.
GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.
HS nhận xét, đánh giá hoạt động tóm tắt của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhận xét hoạt động tóm tắt của HS, nhận xét cách nhận xét của HS.
GV dùng Bảng kiểm đánh giá thái độ,
hành vi của học sinh nghe tóm tắt.
Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
Nhận xét của HS.
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa
đạt
Bài tóm tắt thể hiện đầy
đủ chính xác phần trình bày của bạn.
Ghi được ngắn gọn các thông tin chính mà người khác trình bày
bằng các từ khóa, sơ đồ.
Các ý được tóm tắt rõ
ràng mạch lạc.
HOẠT ĐỘNG 3 LUYỆN TẬP (20 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói, luyện tóm tắt nội dung.
Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, thực hành nói và nghe lại.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Tóm tắt lại bài phát biểu
- GV yêu cầu: Chiếu vi deo ngắn và cho học sinh tóm
cảm nghĩ của học sinh đã
tắt nội dung bằng sơ đồ: bài phát biểu cảm nghĩ của
được trình bày trong buổi
học sinh đã được trình bày trong buổi Khai giảng năm
Khai giảng năm học bằng sơ
học.
đồ: ngắn gọn, khoa học.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ, viết.
- Gv quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
Hs báo báo kết quả.
Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Tâm thế tôi cần chuẩn bị là
Để không bỏ sót ý chính do người khác trình bày, tôi cần.
Để đảm bảo bài tóm tắt thể hiện chính xác, đầy đủ thông tin, tôi cần...
Để ghi được ngắn gọn các thông tin, tôi nên...
Tôi thể hiện các ý rõ ràng, mạch lạc bằng cách
HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG. (10 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói, luyện tóm tắt nội dung.
Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV rút ra những bài học kinh nghiệm về kĩ năng tóm tắt ý chính do người khác trình bày để có thể sử dụng trong cuộc sống:
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu: Em hãy nêu ít nhất hai bài học kinh nghiệm về kĩ năng tóm tắt ý chính do người khác trình bày để có thể sử dụng trong cuộc sống.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
p Tại sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày, ta cần đọc lại và chỉnh sửa phần ghi chép?
Những bài học kinh nghiệm về kĩ năng tóm tắt ý chính do người khác trình bày để có thể sử dụng trong cuộc sống:
Tâm thế tôi cần chuẩn bị là sự lắng nghe, tinh thần cầu thị.
Để không bỏ sót ý chính do người khác trình bày, tôi cần tập trung lắng nghe và ghi chép.
Để đảm bảo bài tóm tắt thể hiện chính xác, đầy đủ thông tin, tôi cần lắng nghe, ghi lại ngắn gọn nhưng không bỏ sót chi tiết quan trọng, ghi từ khoá.
Để ghi được ngắn gọn các thông tin, tôi nên tập viết nhanh, sử dụng hệ thống kí hiệu, viết tắt hoặc sơ đồ trình bày.
Tôi thể hiện các ý rõ ràng, mạch lạc bằng cách ghi các ý theo thứ tự hoặc vẽ sơ đồ nội dung tóm tắt.
Việc đọc lại và chỉnh sửa phần ghi chép giúp ta đảm bảo nội dung ghi chép chính xác và đầy đủ ý chính. Thông qua quá trình đọc lại và xác nhận thông tin với những người
nghe khác, ta có thể nhận ra những chỗ nghe
chưa đúng hoặc những nội dung quan trọng
còn thiếu sót, từ đó chỉnh sửa kịp thời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS suy nghĩ, viết.
- Gv quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận.
- Hs báo báo kết quả.
- Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
à	Dặn dò: (5 phút)
- Đối với bài học tiết này:
+	Nắm lại các bước tóm tắt ý chính bài văn biểu cảm do người khác trình bày (Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt. Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.)
+	Nắm lại lại các yêu cầu kĩ năng tóm tắt ý chính bài văn biểu cảm do người khác trình bày.
+	Sưu tầm một bài bài phát biểu cảm nghĩ về con người, sự việc và thực hành
tóm tắt.
- Đối với bài học tiết sau:
Chuẩn bị tiết “Ôn tập”: Soạn bảy câu hỏi sách giáo khoa trang 95.
à	Tài liệu tham khảo dành cho học sinh:
- Các bài phát biểu cảm nghĩ về con người, sự việc. (Nguồn internet hoặc sách “Bài văn mẫu lớp 7”).
à	RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY:
--- Hết---
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống?
Tâm thế tôi cần chuẩn bị là..
Để không bỏ sót ý chính do người khác trình bày, tôi cần.
Để đảm bảo bài tóm tắt thể hiện chính xác, đầy đủ thông tin, tôi cần...
Để ghi được ngắn gọn các thông tin, tôi nên...
Tôi thể hiện các ý rõ ràng, mạch lạc bằng cách
Tâm thế tôi cần chuẩn bị là sự lắng nghe, tinh thần cầu thị.
Để không bỏ sót ý chính do người khác trình bày, tôi cần tập trung lắng nghe và ghi
chép.
Để đảm bảo bài tóm tắt thể hiện chính xác, đầy đủ thông tin, tôi cần lắng nghe, ghi lại
ngắn gọn nhưng không bỏ sót chi tiết quan trọng, ghi từ khoá.
Để ghi được ngắn gọn các thông tin, tôi nên tập viết nhanh, sử dụng hệ thống kí hiệu,
viết tắt hoặc sơ đồ trình bày.
Tôi thể hiện các ý rõ ràng, mạch lạc bằng cách ghi các ý theo thứ tự hoặc vẽ sơ đồ nội
dung tóm tắt.
PHỤ LỤC:
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ
THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA HỌC SINH KHI LÀM VIỆC NHÓM
STT
Tiêu chí
Xuất hiện
Không xuất hiện
1
Xác định rõ ràng nhiệm vụ thảo luận
2
Tích cực bàn bạc để phân công nhiệm vụ
3
Tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin trong nhóm
4
Tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công
5
Cả nhóm tích cực hoàn thành nhiệm vụ thảo luận
6
Nhận ra và điều chỉnh những sai
sót, hạn chế của bản thân khi được GV góp ý.
7
Học sinh lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA HỌC SINH NGHE
STT
Tiêu chí
Xuất hiện
Không xuất hiện
1
Tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin trong nhóm
2
Tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công
3
Cả nhóm tích cực hoàn thành nhiệm vụ thảo luận
4
Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được
GV góp ý.
5
Học sinh lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_33_noi_va_nghe_tom.docx