Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 37: Đọc kết nối chủ điểm Bài học từ cây cau

docx 7 trang phuong 12/11/2023 1221
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 37: Đọc kết nối chủ điểm Bài học từ cây cau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 37: Đọc kết nối chủ điểm Bài học từ cây cau

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 37: Đọc kết nối chủ điểm Bài học từ cây cau
BÀI HỌC TỪ CÂY CAU (Nguyễn Văn Học)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Giúp HS hiểu thêm về sự cần thiết của việc hoàn thiện bản thân cùng một số quy tắc, cách thức hoàn thiện bản thân trong học tập, sinh hoạt, ứng xử.
Năng lực
1.1. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
2.2. Năng lực đặc thù
HS nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề trong văn bản.
Từ những kiến thức trong bài học, HS tự rút ra cho mình những cách để rèn luyện các kỹ năng; đồng thời phát huy những thế mạnh vốn có về thể chất, trí tuệ của bản thân.
2. Phẩm chất:
Có ý thức tự hoàn thiện bản thân trong học tập, sinh hoạt, ứng xử.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
KHBD, SGK, SGV, SBT
PHT
Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, Video
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU:
Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
HS kết nối được những kiến thức của văn bản vào nội dung của bài học.
Nội dung: HS được yêu cầu tập trung thực hiện nhiệm vụ và trình bày kết quả.
Sản phẩm: HS liệt kê được ưu điểm và hạn chế (cả về hình thức và tính cách) của bản thân.
Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS:
Hãy tự phát hiện và ghi lại vắn tắt những điều em cho là ưu điểm và hạn chế (cả về hình thức và tính cách) của bản thân
HS suy nghĩ cá nhân và ghi kết quả vào giấy note.
GV gọi ngẫu nhiên một số HS trình bày. Các HS khác bổ sung, góp ý (nếu có)
- GV nhận xét chung, kết luận và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới: Ở hai văn bản trước chúng ta đã biết để phát triển bản thân đúng cách, hiệu quả thì chúng ta phải rèn luyện, phát triển các kĩ năng cốt yếu như đọc, viết, nói và nghe nhằm phát huy những thế mạnh vốn có của mình. Ngoài việc tự rèn luyện bản thân bằng những kĩ năng như trên thì để từng bước hoàn thiện bản thân chúng ta còn học hỏi từ cuộc sống qua những người và sự vật chúng ta tiếp xúc hàng ngày và “Bài học từ cây cau” sẽ giúp chúng ta rèn luyện bản thân từ một cuộc trò chuyện rất đỗi bình dị.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
ĐỌC VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
Mục tiêu: Giúp HS:
Đọc văn bản, nhận biết phương thức biểu đạt, nhân vật kể chuyện.
Nội dung: HS đọc văn bản, tìm thông tin SGK theo yêu cầu của GV; phần hoạt động của HS để có kết quả đúng từ các câu hỏi của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phần tổng hợp kết quả đúng của GV.
Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. GV lưu ý HS hai chiến lược theo dõi và dự đoán. HS đọc xong, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó SGK. Sau đó GV giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành yêu cầu các câu hỏi:
Phát hiện các phương thức biểu đạt có trong văn bản.
Cho biết người kể chuyện, từ đó xác định ngôi kể.
GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi, sau đó GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
GV kết luận, nhận xét phần hoạt động của HS và chuyển sang phần tiếp theo.
KHÁM PHÁ VĂN BẢN:
Lời hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau
Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết được lời hỏi – đáp của các nhân vật có trong truyện.
Nội dung: HS theo dõi các chi tiết trong văn bản để hoàn thiện các yêu cầu của
GV (ghi vắn tắt kết quả) và ghi phần chốt kiến thức vào vở ghi.
Sản phẩm: câu trả lời của HS, phần tổng hợp kết quả đúng của GV, dự kiến:
Các cuộc hỏi - đáp
Hỏi
Đáp
Giữa “ông” với “bố”
“Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”
“Con thấy bầu trời xanh”
Giữa “ông” với “tôi”
“Nhìn lên cây cau cháu thấy điều gì?”
“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”
Giữa “tôi” với “ông”
“Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”
“Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”
Giữa “tôi” với hàng cau
“Ở trên đó cau có gì vui?”
“Cau có thấy bầu trời cao rộng?”
Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra.
Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc.
Tổ chức thực hiện:
GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập:
Có bao nhiêu cuộc hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau trong văn bản?
Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi - đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau theo bảng sau:
Các cuộc hỏi - đáp
Hỏi
Đáp
Giữa “ông” với “bố”
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân.
HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo.
GV nhận xét chung, tổng hợp kiến thức đúng, chốt ý và kết nối với phần tiếp theo.
Vai trò của cây cau trong việc thể hiện chủ đề truyện:
Mục tiêu: Giúp HS
Phân tích vai trò của cây cau trong việc thể hiện chủ đề truyện bằng việc trả lời câu hỏi 2,3 trong SGK.
Nội dung: HS theo dõi các chi tiết trong văn bản để hoàn thiện các yêu cầu trên phiếu học tập (ghi vắn tắt) và ghi phần chốt kiến thức vào vở ghi.
Sản phẩm: câu trả lời của HS, phần tổng hợp kết quả đúng của GV, dự kiến:
Cây cau đặc biệt ở điểm nó mọc thẳng tắp, cao vút lên trên bầu trời. Chính nhờ đặc điểm đó đã khơi gợi mỗi người trong gia đình của nhân vật "tôi" "một cách nghĩ", "một cách sáng tạo, cách sống và làm việc.
Nhân vật xưng "tôi" trò chuyện với hàng cau cũng chính là trò chuyện với chính mình vì mặc dù hỏi hàng cau nhưng nhân vật “tôi” lại độc thoại và tự cảm nhận cho câu trả lời của chính mình.
Hàng cau – cây cau là đối tượng để các nhân vật trong truyện rút ra những chiêm nghiệm, những bài học khác nhau, góp phần làm nổi bật chủ đề truyện: Mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau. Điều đó làm nên sự đa tính cách, khác biệt của mỗi người 
Tổ chức thực hiện:
GV chuyển giao nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ trên phiếu học tập:
Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật "tôi" "một cách nghĩ", "một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,..."?
Trong đoạn văn cuối, từ câu "Một ngày bình an, tôi ngước lê hàng cau và hỏi: "Ở trên đó cau có vui?" đến hết văn bản, nhân vật xưng "tôi" trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?
Theo em, những cây cau có vai trò gì trong truyện?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 HS.
HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày.
GV nhận xét phần hoạt động nhóm của HS, chốt ý như mục sản phẩm, sau đó GV chuyển mục kết nối với phần kiến thức tiếp theo.
Bài học từ cây cau và thông điệp của văn bản:
Mục tiêu: Giúp HS
Vận dụng kiến thức để rút ra bài học cho bản thân.
Nội dung: HS theo dõi các chi tiết trong văn bản để hoàn thiện các yêu cầu trên phiếu học tập (ghi vắn tắt) và ghi phần chốt kiến thức vào vở ghi.
Sản phẩm: câu trả lời của HS, phần tổng hợp kết quả đúng của GV, dự kiến:
Nhìn lên hàng cau người cháu thấy bài học làm người ngay thẳng có nghĩa là làm người phải trung thực, thẳng thắn, có lòng tự trọng.
Vì khi trò chuyện với cây cau, đó sẽ là một cách giúp các nhân vật tự nhìn nhận lại để hoàn thiện bản thân hơn. Bởi mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” về cây cau sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, suy nghĩ khác nhau.
Cùng nhìn lên hàng cau nhưng mỗi nhân vật đều có cách nghĩ, “sự thấy” khác nhau do tuổi tác, kinh nghiệm sống khác nhau. Từ đó khi quan sát, học hỏi từ con người và sự vật xung quanh mình, chúng ta cần biết lắng nghe, tích lũy kinh nghiệm trên cơ sở chọn lọc để phát triển bản thân đúng cách, hiệu quả.
Tổ chức thực hiện:
GV chuyển giao nhiệm vụ, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trên phiếu học tập:
Khi người cháu trả lời ông: “nhìn lên hàng cau cháu thấy bài học làm người ngay thẳng”, em hiểu bài học này như thế nào?
Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?
Vì sao cùng nhìn lên hàng cau nhưng mỗi nhân vật đều có cách nghĩ, “sự thấy” khác nhau? Từ đó em rút ra bài học gì khi quan sát, học hỏi từ con người và sự vật xung quanh mình?
GV tổ chức cho HS hoạt động theo kỹ thuật ổ bi (6p) để thực hiện các nhiệm vụ.
HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày.
GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP: KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM
Mục tiêu: Giúp HS:
Kết nối chủ điểm để khám phá và đặt ra những giải pháp để hoàn thiện bản thân.
Nội dung: HS tìm ra những giải pháp để hoàn thiện bản thân.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS: Từ việc trải nghiệm cùng ba văn bản trên, em có thể
khám phá và hoàn thiện bản thân bằng những cách nào?
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật khăn trải bàn (3p) để thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, sau đó trình bày.
GV nhận xét phần hoạt động nhóm, kết luận và định hướng cho HS.
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG: (3 phút giao nhiệm vụ, HS làm ở nhà)
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để giải quyết một nhiệm vụ gắn với thực tiễn đời sống.
Nội dung: Nhiệm vụ về nhà: Em hãy lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo mẫu sau:
Sản phẩm: Bảng kế hoạch hoàn thiện bản thân của HS.
Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS như mục nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà và nộp qua nhóm zalo lớp.
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
GV khuyến khích sự xung phong/hoặc chỉ định 1-2 HS trình bày ở đầu buổi học tới
(có thể lấy điểm đánh giá quá trình).
GV nhận xét, đánh giá về bảng kế hoạch của HS.
®

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_37_doc_ket_noi_chu.docx