Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 38: Thực hành tiếng Việt Thuật ngữ Bài 5 (Tiết 1)

docx 8 trang phuong 12/11/2023 921
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 38: Thực hành tiếng Việt Thuật ngữ Bài 5 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 38: Thực hành tiếng Việt Thuật ngữ Bài 5 (Tiết 1)

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 38: Thực hành tiếng Việt Thuật ngữ Bài 5 (Tiết 1)
Bài 5:
Tiết:	THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT : THUẬT NGỮ ( tiết 1)
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nắm được khái niệm : thuật ngữ là gì.
Xác định được một số thuật ngữ và giải thích sơ bộ về thuật ngữ đó.
Năng lực
1.1. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
2.2. Năng lực đặc thù
HS biết phân biệt thuật ngữ với các từ ngữ thông thường.
Có khả năng sử dụng thuật ngữ chính xác trong các tình huống giao tiếp.
2. Phẩm chất:
Có ý thức sử dụng từ ngữ nói chung, thuật ngữ nói riêng phù hợp với tình huống giao tiếp.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
KHBD, SGK, SGV, SBT
Phiếu học tập
Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0, Video
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
Xem và cho biết video số 1giới thiệu về nội dung gì?
Quan sát nội dung phần Tri thức Tiếng Việt ở SGK trang 97, hãy xác định những kiến thức trọng tâm mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Gv quan sát, hỗ trợ
HS suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS đọc, trình bày câu trả lời
GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới:
Đất nước của chúng ta, với “đặc sản” của tiếng nói khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam luôn chứa đựng rất nhiều bí ẩn và thú vị. Khai thác hết những bí ẩn ấy, chúng ta sẽ thấy Tiếng Việt thật giàu và thật đẹp. Tuy nhiên, sự giàu đẹp của Tiếng Việt, không chỉ được làm nên từ những ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày mà còn là hệ thống ngôn ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Để thấy rõ điều ấy, cô mời các em đi vào tìm hiểu bài học
hôm nay.
Kiến thức trọng tâm trong tiết học hôm nay:
Thuật ngữ là gì?
Đặc điểm của thuật ngữ ?
Chức năng của thuật ngữ?
Các phương tiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các ví dụ có liên quan tới thuật ngữ
Mục tiêu: Nhận biết được thuật ngữ là gì.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi
Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thuật ngữ là gì.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ
GV phổ biến trò chơi Thỏ con kiếm ăn với các yêu cầu:
+ Quan sát các hình ảnh và các thông tin: a)
......... là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.
b)
Biển uy hiếp nhà dân ở Bình Thuận
......... là làm hủy hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy,...
Thuật ngữ là gì?
Ví dụ:
c)
Hoàng thành Thăng Long
......... là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa
d)
A	B
......... là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa của đoạn ấy.
+Tìm một từ ngữ miêu tả bức tranh ấy rồi điền vào chỗ trống để hoàn thiện các khái niệm.
+ Cho biết từ ngữ vừa tìm được thường được sử dụng trong lĩnh vực nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn
GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
Dự kiến sản phẩm
Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. ->Khoa học tự nhiên
Xâm thực là làm hủy hoại dần dần lớp đất đá phủ trên mặt đất do các tác nhân: gió, băng hà, nước chảy,... ---> Địa lí
Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú và sinh sống của người xưa. -> Lịch sử
HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về thuật ngữ.
Mục tiêu:
HS biết được thuật ngữ có những đặc điểm nào.
HS lấy ví dụ về thuật ngữ trong các lĩnh vực KH.
HS tìm được thuật ngữ trong video số 2 và giải thích thuật ngữ đó ở mức độ đơn giản nhất.
Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành phân tích, trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn HS tìm hiểu thuật ngữ là gì. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Từ những phân tích trên, em hiểu thuật ngữ là gì? Cho ví dụ?
+ Xem và cho biết video số 2 có sử dụng những thuật ngữ nào? Những thuật ngữ đó được dùng trong những lĩnh vực nào?
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn
GV quan sát, gợi mở
2.Khái niệm:
* Thuật ngữ là những từ, ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động
HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức : các thuật ngữ trong video số 2: động đất, dảo, địa chấn, đại dương, núi lửa, hành tinh
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng giải quyết BT 1,2 phần Thực hành Tiếng Việt
Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra câu trả lời đúng.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
Giáo viên tổ chức trò chơi tranh luận.
Bài 1/107: “Quy tắc”, “luật lệ” có phải thuật ngữ không ? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Bài 2/107: Trong mục 2 của văn bản “ cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học”, “từ khóa”, “câu chủ đề” có phải là thuật ngữ không ? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS đưa ra câu trả lời một cách nhanh nhất
GV gọi HS khác bổ sung câu trả lời của bạn (nếu sai)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chiếu kết quả
BT 1/ 107 SGK :
Các từ: “quy tắc”, “luật lệ” là thuật ngữ.
Dựa vào dặc điểm:
+ Biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ, được dùng trong các văn bản thông tin.
+ Mỗi thgữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
+ Không có tính biểu cảm.
BT 2/ 107 SGK:
Các từ : “từ khóa”, “câu chủ đề” là thuật ngữ .
Vì: + Có tính chuẩn xác, khoa học.
+ Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.
+ Không có tính biểu cảm.
Hướng dẫn tự học ở nhà:
HS ôn lại khái niệm thuật ngữ, lấy ví dụ về thuật ngữ.
Soạn phần còn lại của bài học:
+ Đặc điểm và chức năng của thuật ngữ, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
+ Phương án giải quyết bài tập 3,4,5,6 theo các phiếu học tập sau đây (được gửi trên Padlet hoặc phô tô).
Phiếu học tập số 1: Điền vào bảng dưới đây một số thuật ngữ được sử dụng trong các phần 1, 2 của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học. Cho biết dựa vào đâu để em nhận biết các từ ngữ trên là thuật ngữ?
Phiếu học tập số 2: Điền vào bảng dưới đây một số thuật ngữ được sử dụng trong các phần của văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn. Cho biết dựa vào đâu để em nhận biết các từ ngữ trên là thuật ngữ?
Phiếu học tập số 3: Vận dụng kiến thức đã học từ các môn học Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí, Toán học, Khoa học Tự nhiên... để tìm thuật ngữ và nghành khoa học thích hợp, sau đó hoàn chỉnh bảng tổng hợp dưới đây:
Phiếu học tập số 4: Chỉ ra một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn và Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.
***************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_38_thuc_hanh_tieng.docx