Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4: Thực hành tiếng Việt Bài 1

docx 10 trang phuong 12/11/2023 850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4: Thực hành tiếng Việt Bài 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4: Thực hành tiếng Việt Bài 1

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 4: Thực hành tiếng Việt Bài 1
Mục tiêu
Kiến thức
Bài 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Đặc điểm và tác dụng của phó từ.
Về năng lực
Năng lực đặc thù
Nhận biết được phó từ và phân tích được công dụng của phó từ.
Biết cách sử dụng phó từ trong khi viết, nói.
Năng lực chung
Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động, tự tin trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm; trong hoạt động thực hành tiếng Việt với giáo viên.
Phát triển năng lực tự chủ, tự học: chủ động, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ học tập được chuyển giao trước buổi học trong các hoạt động học tập.
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc thực hành các dạng bài tập tiếng Việt nâng cao.
Về phẩm chất:
Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ: tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm và khả năng tự học: biết tự chịu trách nhiệm với sản phẩm, kết quả học tập của bản thân.
Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học
SGK, SGV.
Máy chiếu, máy tính.
Phiếu học tập.
Học liệu
Tri thức tiếng Việt.
Hình ảnh liên quan đến nội dung trong tiết.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học.
Nội dung: GV yêu cầu HS lắng nghe phần giải thích của GV và tham gia trò chơi.
Sản phẩm: Câu trả lời được thể hiện ở hành động của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
1
P
H
Ả
2
H
Ữ
U
T
H
Ỉ
N
H
3
G
I
Ó
B
Ắ
C
4
T
H
Ì
T
H
Ầ
M
5
T
Í
N
H
T
Ừ
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật” Hàng ngang 1 (có 3 kí tự): Điền từ còn thiếu để hoàn thành những câu thơ sau:
P/H/Ả
“Bỗng nhận ra hương ổi
... vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.”
Hàng ngang 2 (có 8 kí tự): Bài thơ “Sang thu” là sáng tác của nhà thơ nào? H/Ữ/U/T/H/Ỉ/N/H
Hàng ngang 3 (có 6 kí tự): Điền từ còn thiếu vào câu sau: ... là gió từ phương Bắc thổi về, lạnh, gây rét nên có hại cho cây cối, mùa màng. G/I/Ó/B/Ắ/C
Hàng ngang 4 (có 7 kí tự): Trong bài thơ “Lời của cây”, khi hạt đã nảy mầm, mầm cây thế nào? T/H/Ì/T/H/Ầ/M
Hàng ngang 5 (có 6 kí tự): Em hãy cho biết từ “bé” trong đoạn thơ sau thuộc loại từ nào? T/Í/N/H/T/Ừ
“Khi cây đã thành Nở vài lá bé
Lá nghe màu xanh Bắt đầu bập bẹ”
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Hàng ngang 1: Phả
Hàng ngang 2: Hữu Thỉnh
- Hàng ngang 3: Gió bắc
- Hàng ngang 4: Thì thầm
- Hàng ngang 5: Tính từ
Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân.
Báo	cáo thảo luận
HS trình bày cá nhân.
Kết	luận nhận định
GV nhận xét, chốt kiến thức theo từng vấn đề.
GV dẫn dắt vào bài học mới.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
Nhận biết đặc điểm và hiểu tác dụng của phó từ.
Nội dung: GV yêu cầu học sinh đọc thầm phần tri thức tiếng Việt, yêu cầu HS lắng nghe phần hướng dẫn của GV.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc tri thức Tiếng Việt và yêu cầu HS quan sát và lắng nghe GV giảng giải về khái niệm phó từ và các loại phó từ.
1. Phó từ
Ví dụ 1: Các bạn đang dọn rác.
Ví dụ 2: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
 Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
 Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ?
2. Các loại phó từ
 Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ.
Ngữ liệu: Những cây non được chúng tôi chăm bón kĩ lưỡng.
_ Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.
 Nhóm phó từ chuyên đứng trước hoặc sau động từ, tính từ.
Ngữ liệu:
-	Đầu tôi to ra nổi từng tảng rất bướng.
_ Phó từ “ra” đứng sau tính từ “to” bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả và hướng.
_	Phó	từ	“rất”	đứng	trước	tính	từ
“bướng” bổ sung ý nghĩa về mức độ.
1. Phó từ
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho các từ loại này.
2. Các loại phó từ
- Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ.
Nhóm phó từ chuyên đứng trước hoặc sau động từ, tính từ.
Hoàn thành phiếu học tập.
-	Anh đừng trêu vào.
_ Phó từ “đừng” đứng trước động từ
“trêu” bổ sung ý nghĩa cầu khiến.
- GV phát phiếu học tập, HS sẽ sắp xếp các
từ cho sẵn để hoàn thành bảng sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Cho các từ: sẽ, thật, cũng, ra, đã, chớ, lắm, sắp, không, hãy, chẳng, hơi, đều, rồi, xong, quá, còn, chưa, rất, đang, vẫn, vào, được, đừng.
Em hãy sắp xếp các từ trên vào bảng phân loại theo mẫu sau:
CÁC LOẠI PHÓ TỪ
Phó từ
Phó từ
đứng trước
đứng sau
Chỉ quan
hệ thời gian
Chỉ mức độ
Chỉ sự tiếp
diễn tương
tự
Chỉ sự phủ
định
Chỉ sự cầu
khiến
Chỉ kết quả
và hướng
Chỉ khả
năng
Thực hiện nhiệm vụ
HS hoạt động cá nhân.
Báo	cáo thảo luận
HS trình bày cá nhân.
Kết	luận nhận định
GV nhận xét, chốt kiến thức theo từng vấn đề.
PHIẾU HỌC TẬP
Cho các từ: sẽ, thật, cũng, ra, đã, chớ, lắm, sắp, không, hãy, chẳng, hơi, đều, rồi, xong, quá, còn, chưa, rất, đang, vẫn, vào, được, đừng.
Em hãy sắp xếp các từ trên vào bảng phân loại theo mẫu sau:
CÁC LOẠI PHÓ TỪ
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
đã, đang, sắp, sẽ, ...
Chỉ mức độ
rất, thật, hơi, quá, ...
lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
cũng, vẫn, đều, còn, ...
Chỉ sự phủ định
không, chưa, chẳng, ...
Chỉ sự cầu khiến
đừng, hãy, chớ, ...
Chỉ kết quả và hướng
vào, ra, rồi
Chỉ khả năng
được, xong
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Nhận biết được phó từ và ý nghĩa của phó từ.
Nắm rõ đặc điểm và hiểu tác dụng của từ đa nghĩa và từ đồng âm.
Chỉ ra được tác dụng của nghệ thuật nhân hóa, lựa chọn từ ngữ thích hợp trong câu,
ngữ liệu.
Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập trong SGK.
Sản phẩm: Phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi thực hiện bài tập 1 và 2.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện theo yêu cầu ở bài tập 3, 4, 5.
GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân bài tập 6.
Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động nhóm đôi, thảo luận nhóm và cá nhân theo hướng dẫn.
Báo	cáo thảo luận
GV mời 1-2 cặp học sinh trả lời.
GV mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv mời 1- 2 HS trả lời.
Kết	luận nhận định
GV chốt đáp án sau mỗi bài tập.
Bài tập 1:
Câu
Phó từ
Bổ sung cho DT/Đt/TT
Ý nghĩa bổ sung
a
chưa
gieo
phủ định
b
đã
thì thầm
thời gian
c
vẫn
đã
cũng
còn
vơi
bớt
chỉ sự tiếp diễn tương tự
thời gian
khẳng định về một sự giống nhau của
hiện tượng, trạng thái.
d
hay
được
lắm
những
một
nhắm
đoán
tiến bộ
buổi	chiều, bông hoa
hôm
thường xuyên
kết quả
mức độ
số lượng
số lượng
đ
vẫn
những
chỉ
lại
giúp
từ lúc
khuây khỏa
đứng
tiếp diễn tương tự
số lượng
giới hạn phạm vi
tiếp diễn tương tự
e
mọi
đều
tiếng
vô ích
số lượng
sự đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng
Bài tập 2:
Phó từ sẽ bổ sung ý nghĩa cho từ lớn về thời gian.
Phó từ đã bổ sung ý nghĩa cho từ về chỉ thời gian.
Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa cho từ cho để chỉ sự tiếp diễn tương tự của hoạt động.
- Phó từ quá bổ sung ý nghĩa cho từ quen để chỉ mức độ.
- Phó từ được bổ sung ý nghĩa cho từ xa rời để chỉ kết quả.
Bài tập 3:
Gợi ý: HS sẽ mở rộng câu, nhận xét dựa trên ý nghĩa của phó từ.
Ví dụ:
Trời tối.
" Trời đã tối (chỉ thời gian)
" Trời tối quá! (chỉ mức độ)
Bọn trẻ đá bóng ngoài sân.
" Bọn trẻ đang đá bóng ngoài sân. (chỉ thời gian)
" Bọn trẻ không đá bóng ngoài sân. (chỉ sự phủ định)
Bài tập 4: (Tùy theo cách diễn đạt của HS)
Có 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
Biện pháp tu nhân hóa (thì thầm). Tác dụng: Làm cho hình ảnh hạt mầm hiện lên sinh động, đồng thời thể hiện trong cảm nhận của tác giả hạt mầm giống như một con người.
Biện pháp tu từ ẩn dụ (giọt sữa). Tác dụng: góp phần khắc họa sinh động hình ảnh hạt mầm mới nhú có hình dáng và màu sắc trắng đục như giọt sữa đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương, trìu mến của tác giả danh cho hạt mầm.
Bài tập 5:
Phả: (hơi, khí) bốc mạnh và toả ra thành luồng.
tỏa: (từ một điểm) lan truyền ra khắp xung quanh.
Quyện: cùng với nhau làm thành một khối không thể tách rời, tựa như xoắn chặt, bện chặt vào nhau
g Hương ổi chín được cơn gió nhẹ thổi tỏa ra và hòa vào không gian thành luồng báo hiệu mùa thu đã đến nên dùng từ “phả” là thích hợp nhất.
Bài tập 6:
Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ nên hiểu theo nghĩa (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.
Người đọc dễ dàng nhận ra nghĩa của cụm từ này vì những từ ngữ khác thể hiện trong đoạn thơ mang cùng nét nghĩa như “phả”, “chùng chình”, một sự chuyển mình có cái chậm, cái nhanh, cái nhẹ nhàng nhưng rõ ràng từ hạ sang thu.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hóa thân thành một loài cây và viết đoạn văn từ 150 – 200 chữ trong đó sử dụng phó từ để chia sẻ với mọi người về quá trình trưởng thành của mình.
 Về hình thức:
Viết ngắn:
Bài mẫu
Xin chào, tôi là Cỏ bốn lá, là loài cỏ khá nhỏ và dễ thương. Tôi còn có tên gọi khác là Tứ Diệp Thảo. Bạn biết không, tôi là một cây cỏ khá hiếm đấy, bởi vì cứ 10.000 cỏ ba lá mới có một cỏ bốn lá, đặc biệt phải không? Bốn lá của tôi, 1 lá thể hiện cho "sự trung thành", lá thứ 2 thể hiện "niềm tin", lá thứ 3 là "Tình yêu" và lá cuối cùng, lá làm cho tôi thêm quý hiếm, là "may mắn". Vì là một loài cỏ, bạn dễ thấy chúng tôi ở các bụi cây ven đường, trong chậu hoa của lớp hay thậm chí là trong sân nhà bạn, thế nhưng, đó cũng chỉ là cỏ 3 lá thôi, nếu bạn tìm kĩ thì có thể bạn sẽ thấy tôi - cỏ bốn lá may mắn. Tôi có 1 hàm lượng chất dinh dưỡng cao và có nhiều thành phần biệt dược không chỉ có tác dụng tốt với con người mà ngay cả những gia súc trong nhà khi được nuôi bằng cỏ 3 lá và chúng tôi cũng trở nên khỏe mạnh và sản xuất ra nhiều sữa hơn. Các bạn chắc hẳn thắc mắc tôi được hình thành như thế nào? Tôi hình thành do sự đột biến trong thể xô-ma hoặc do một lỗi phát triển của môi trường. Quá là đặc biệt phải không? Tôi tự hào được gọi là Tứ Diệp Thảo, tôi không chỉ là một loại cỏ dại mà hơn hết tôi còn có những giá trị dược lí giúp ích cho con người.
Bài viết đảm bảo:
Hình thức của đoạn văn, đúng dung lượng.
Quy tắc chính tả, cấu trúc câu.
Có sử dụng phó từ.
 Về nội dung:
Hóa thân thành một loài cây và tự giới thiệu về bản thân.
Lời tự giới thiệu của loài cây em hóa thân.
Miêu tả khái quát về loài cây.
Công dụng của loài cây.
Khẳng định lại giá trị của loài cây mà em hóa thân.
Thực	hiện
nhiệm vụ
HS viết ngắn và dán vào
tờ A0 theo tổ và trưng bày
Báo	cáo/ Thảo luận
GV tổ chức cho HS xem và bình chọn đoạn văn hay nhất bằng cách dán ticker dấu sao
Kết	luận/ Nhận định
GV nhận xét, ghi điểm
Hồ sơ dạy học
BẢNG KIỂM VIẾT NGẮN
Tiêu chí đánh giá
Tiêu chuẩn đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Tự đánh giá bài viết
Đạt
Chưa đạt
1
Nội	dung đoạn văn
Đúng yêu cầu: tình yêu thiên nhiên
Nội dung đi lệch yêu cầu đề
2
Dùng	từ
ngữ	trong đoạn văn
Đảm bảo có ít nhất 1 phó từ
Không có phó từ
3
Hình	thức đoạn văn
Đảm bảo hình thức (Viết hoa, lùi vào ở dòng đầu, kết thúc
bằng dấu chấm câu)
Gạch đầu dòng, không viết lùi, không có dấu kết thúc câu
4
Dung lượng	của
đoạn văn
Đảm	bảo	dung lượng	trong	giới
hạn150 – 200 chữ
Ít hơn 150 chữ hoặc nhiều hơn 200 chữ
******************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_4_thuc_hanh_tieng.docx