Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 42: Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 42: Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 42: Nói và nghe Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
MỤC TIÊU Kiến thức NÓI VÀ NGHE GIẢI THÍCH QUY TẮC HOẶC LUẬT LỆ TRONG MỘT TRÒ CHƠI HAY HOẠT ĐỘNG Nắm được kĩ năng giải thích về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Năng lực Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực đặc thù Biết nói bài viết bảo đảm các bước: xác định đề tài, người nghe, mục đích; tìm ý và lập dàn ý; luyện tập và trình bày; trao đổi và đánh giá Phẩm chất: Chăm chỉ: có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SGK, SGV. Máy chiếu, máy tính. Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chiếu video phát vấn: + Xem và cho biết video giới thiệu về nội dung gì? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS quan sát, lắng nghe và trả lời GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Gv tổ chức hoạt đông HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài: Ngoài những hoạt động trải nghiệm như dã ngoại, cắm trại khiến ta thích thú chỉ muốn xách ba lô lên và tham gia ngay thì những trò chơi dân cũng là một trong những kí ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ trong hành trang của mỗi người. Nếu em được yêu cầu thuyết trình trước lớp về quy tắc hay luật lệ trong 1 trò chơi hay hoạt động, em cần làm gì để bài nói của mình hấp dẫn và hiệu quả? Bài học hôm nay sẽ hướng dẫn các em thực hiện điều đó. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Mục tiêu: HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài, có kĩ năng, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp. Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong (định hướng HS nên thuyết minh về quy tắc, luật lệ của 1 trò chơi). Sản phẩm: Sản phẩm bài viết, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: ? Trước khi nói, hãy trả lời các câu hỏi sau: + Theo em, trong bài giải thích về một quy tắc hay luật CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Bước 1: Chuẩn bị nội dung nói - Xác định đề tài, người nghe, mục lệ trong trò chơi hay hoạt động người nói nên xưng hô ở ngôi thứ mấy? + Bài nói giải thích về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động cần chú ý những yêu cầu nào? Em định giới thiệu về hoạt động gì (đề tài)? Đối tượng em hướng tới khi trình bày là ai? Mục đích bài trình bày là gì? Em chọn không gian nào để trình bày? Em dự định trình bày trong bao nhiêu phút? ? Hãy lập dàn ý cho bài nói của mình? - Có thể sử dụng thêm tranh ảnh, đạo cụ để bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn. *Khi nói: Để bài nói trở nên thu hút, khi nói em phải chú ý những gì? (Phong cách? Phương tiện đi kèm? Cách lôi cuốn người nghe?) *Trao đổi đánh giá: Em thấy ý kiến góp ý nào hợp lý nhất? Em có muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của mình không? Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn? Khi nghe bạn nói, em có cảm xúc như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS Trình bày sản phẩm trước nhóm, các em khác nghe, góp ý bằng phiếu học tập. + GV quan sát, khuyến khích Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. Em hãy tự tập luyện bằng cách: đích, không gian và thời gian nói (trình bày). Xem lại dàn ý ở phần Viết. Bổ sung các từ, câu dẫn dắt, chào hỏi, kết nối các phần. Xác định giọng kể, ngữ điệu, điệu bộ, nét mặt, cho phù hợp với sự việc, cảm xúc trong chuyến đi. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý - Đọc lại bài văn đã viết. Xác định các ý. Liệt kê các ý bằng cách gạch đầu dòng, ghi các cụm từ chính. Bước 3: Luyện tập và trình bày Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói; chú ý sử dụng những từ ngữ chỉ thứ tự trình bày các bước, thao tác của hoạt động. Dùng câu nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động: tôi tin rằng, các bạn sẽ dễ dàng thực hiện hoạt động, một là, hai là Tự tin, thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, thao tác liên quan đến trò chơi hay hoạt động Sử dụng các phương tiện trực quan minh họa như hình ảnh, sơ đồ, Đứng trước gương để tập nói Tự điều chỉnh giọng điệu, ngữ điệu, nét mặt. cho phù hợp để tạo sức hấp dẫn cho bài nói. Em có thể rủ nhóm cùng tập luyện hoặc nhờ bố mẹ quay lại video bài tập luyện của mình để xem lại, tự điều chỉnh hoặc gửi video cho các bạn trong nhóm để cùng góp ý cho nhau. phim ngắn Nêu câu hỏi để lôi cuốn người nghe tham gia tương tác Bước 4: Trao đổi đánh giá * Bảng kiểm kĩ năng giài thích về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động Nội dung kiểm tra Đạt/Chưa đạt Người nói giới thiệu tên mình Phần mở đầu ấn tượng, tạo sức hút. Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự, tạo được sự khích lệ với người nghe. Giới thiệu sơ lược về hoạt động. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động. Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc/luật lệ của hoạt động, cách thức thực hiện những điều cần lưu ý (nếu có). Sử dụng từ nghữ phù hợp để làm rõ nội dung, thứ tự sắp xếp các nội dung. Kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày. Tương tác với người nghe Chào và cảm ơn người nghe. THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE Mục tiêu: Biết cách, tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp. HS được rèn kĩ năng đánh giá bài nói, kĩ năng nghe, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân khi khi thực hiện bài nói trước tập thể. Nội dung: HS trình bày sản phẩm sau khi đã viết xong. Sản phẩm: Phần trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS, phiếu đánh giá bài nói Tổ chức thực hiện Bước 1: GV giao nhiệm vụ: II. Thực hành nói và nghe Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp. Còn những HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điền vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn: GV hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại: Kĩ thật 3 – 2 – 1 + 3 ưu điểm về bài nói của bạn + 2 hạn chế + 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn. HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ Bảng kiểm kĩ năng nghe: HS trình bày bài nói. GV khuyến khích HS sử dụng một trong các cách sau để bài nói thêm hấp dẫn, thuyết phục. + Sử dụng hình ảnh: vẽ một bức tranh liên quan đến bài nói hoặc tóm tắt nội dung hoạt động hay trò chơi trong một sơ đồ tư duy. + Sử dụng âm thanh: dùng nhạc nền hoặc clip minh hoạ cho nội dung bài nói. + Sử dụng đồ vật, mô hình. Nắm và hiểu được nội dung chính của quy tắc/ luật lệ Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong lời nói của bạn hay điểm hạn chế của bạn. -Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn nói Chưa đạt Đạt/ Nội dung kiểm tra Gợi ý bài nói: Chào hỏi, giới thiệu : Xin chào Cô và các bạn. Em tên là......................, học lớp......., trường................. Thưa cô cùng các bạn, đời sống văn hóa của con người Việt Nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc nhất định phải kể đến trò chơi kéo co, một trò chơi đề cao tinh thần đồng đội, sức mạnh tập thể để giành chiến thắng. Sau đây em xin giới thiệu về trò chơi hấp dẫn này. Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môn thể thao này hay xuất hiện tại các cuộc họp mặt, giao lưu giữa các thôn làng, các lớp, ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Tương tự các trò chơi dân gian khác, để chơi kéo co bạn cần một vài dụng cụ đơn giản như: Dây thừng: dài cỡ 7-15m tùy số lượng người tham gia. Dây đỏ: Đánh dấu giữa sợi dây thừng. Vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội. Về luật chơi thì tại mỗi địa phương, tuỳ thuộc vào quy mô mà có đề xuất những luật đi kèm thêm, tuy nhiên về cơ bản chúng ta sẽ có: Hai đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng. Ngoài ra, có thể chọn luật thắng như sau: Vẽ thêm 2 đường thua cuộc ở 2 bên đối xứng với vạch chuẩn. Sợi dây đỏ ở giữa dây thừng của đội nào vượt qua vạch thua cuộc của bên đối thủ là đội thua. Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mới tính là chiến thắng. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn chiến thắng trong trò chơi kéo co Thứ nhất cần sắp xếp đội hình chuẩn: Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Khi sắp xếp đội hình thì bạn cần lưu ý: Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực. Ngoài ra các thành viên đứng dãn đều nhau, tránh va chạm, dẫm đạp lên nhau khi kéo. Người đứng đầu tiên nên là người có sức khỏe tốt, bàn tay to để bám chắc tay và có kinh nghiệm khi chơi kéo co để có thể điều khiển được sợi dây thừng trong quá trình thi đấu. Người đứng cuối cùng giữ vai trò cực kỳ quan trọng và họ sẽ điều hướng dây thừng sao cho thẳng để tập trung lực được tốt nhất. Đứng ở vị trí cuối cần chọn người có một sức khỏe tốt, dáng người cao to và có thể điều hướng dây. Thứ 2 về tư thế kéo co: Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Tư thế kéo co chuẩn đó là bạn cần kẹp dây thừng kéo co vào nách thật chặt, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay phải, hãy đứng về bên trái dây co và ngược lại cho tay trái. Ngoài ra, để tăng độ bám đất và hệ số ma sát thì bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi dày vải, có nhiều gân dưới đế và rãnh sâu. Thứ 3 cần giữ chặt tay và dây kéo: Trong quá trình thi đấu bạn cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm ma sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong quá trình kéo co. Điều bạn cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay bạn chỉ nên kéo bằng chân. Kết thúc bài nói: Trên đây là tổng hợp chi tiết những lưu ý khi chơi kéo co, luật chơi, dụng cụ cần thiết cũng như các mẹo để dành được chiến thắng. Mong rằng, trò chơi kéo co sẽ còn được phát huy hơn nữa trong các giờ ra chơi, các cuộc thi đua ở các lớp học, trường học để thế hệ trẻ sau này có thể cảm nhận và gìn giữ trò chơi dân gian tuyệt vời này. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài chia sẻ của em. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ mọi người.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_42_noi_va_nghe_gia.docx