Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 44: Ôn tập cuối học kì I
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 44: Ôn tập cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 44: Ôn tập cuối học kì I
Tiết : ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MỤC TIÊU Kiến thức Hệ thống lại các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn bản. Đặc điểm hình thức và nội dung của thơ bốn chữ, năm chữ, truyện ngụ ngôn, nghị luận văn học, tản văn, tùy bút, văn bản thông tin. Năng lực Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... Năng lực riêng biệt: Năng lực nhận diện các đặc điểm của các kiểu văn bản đã học, kĩ năng các kiểu bài viết. Phẩm chất: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV Sản phẩm: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên tổ chức trò chơi RUNG CHUÔNG VÀNG công bố luật chơi Mỗi HS sẽ chuẩn bị 4 tờ giấy ghi sẵn các đáp án A, B, C, D HS cả lớp sẽ đứng tại chỗ để cùng tham gia trò chơi. GV lần lượt đọc các câu hỏi. Sau khi GV đọc xong câu hỏi, HS có 15 s để giơ tờ giấy nhớ tương ứng đáp án HS nào trả lời sai câu hỏi sẽ tự động ngồi xuống, không được tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo. Hết 10 câu hỏi, (những) HS nào còn đứng (trả lời được hết 10 câu hỏi) sẽ giành được phần thưởng. Câu hỏi: Câu 1 : Vai trò của vần trong thơ là : Liên kết các dòng và câu thơ Đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa, sức âm vang cho thơ Làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc Cả a,b,c Câu 2: Thông điệp của văn bản là? Những chi tiết, cành tượng từ thực tế đời sống được tái hiện bằng ngôn ngữ. Cảm xúc, suy ngẫm của tác giả về thế giới, con người Là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc Là những chi tiết tiêu biểu trong văn bản. Câu 3: Khi muốn tóm tắt ý chính của người khác trình bày một cách hiệu quả cần kết hợp lắng nghe và ghi chép bằng cách: Ghi ngắn gọn bằng ngôn ngữ của mình, ghi dưới dạng cụm từ, từ khóa Sử dụng các kí hiệu, gạch đầu dòng để làm nổi bật các ý. Sử dụng các ý chính dưới dạng sơ đồ. Kết hợp cả a,b và c. Câu 4:Truyện ngụ ngôn là: Truyện kể ngắn gọn, hàm súc, viết bằng văn xuôi hoặc văn vần Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả. Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng. Truyện có yếu tố gây cười. Câu 5: Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là Nhân vật là đồ vật Nhân vật là loài vật Nhân vật là con người Có thể là con vật, đồ vật hoặc con người Câu 6: Nội dung chính của văn bản nghị luận là: Tình cảm, cảm xúc của người viết Ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc Trải nghiệm của người viết Cung cấp tri thức khách quan về những sự vật, hiện tượng, vấn đề, Câu 7: Những yếu tố chính trong văn bản nghị luận là: Ý kiến Lý lẽ Bằng chứng Ý kiến, lý lẽ, bằng chứng Câu 8: Ngôn ngữ trong tản văn, tùy bút thường” Tinh tế, sống động Sống động, mang hơi thở đời sống Giàu hình ảnh và chất trữ tình Tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. Câu 9: Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền thể hiện ở mặt: Ngữ âm Ngữ nghĩa Từ vựng, ngữ nghĩa Ngữ âm và từ vựng Câu 10: Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ thế trước các ý kiến khác biệt? Phải bảo vệ quan điểm của mình Dù đúng hay sai cũng phải công nhận ý kiến khác biệt Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, lời nói và hành xử đúng mực Biết lắng nghe Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS lắng nghe, giơ cao phiếu có câu trả lời cho câu hỏi GV quan sát Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài: HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC Mục tiêu: HS hệ thống được các nội dung kiến thức, kĩ năng (văn học và ngôn ngữ) đã được hình thành trong học kì I. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm soạn bài trên pp hoặc giấy khổ A0, trình bày sản phẩm đã được giao (ở nhà) để ôn lại các nội dung kiến thức đã học. Nhóm Nhiệm vụ Nhóm 1 Hoàn thành câu hỏi số 1 SGK trang 121 Nhóm 2 Hoàn thành câu hỏi số 2 SGK trang 121, 122 Nhóm 3 Hoàn thành câu hỏi số 4 SGK trang 122 Nhóm 4 Hoàn thành câu hỏi số 5 SGK trang 122 Nhóm 5 Hoàn thành câu hỏi số 6 SGK trang 122, 123 Nhóm 6 Hoàn thành câu hỏi số 7 SGK trang 123 Nhóm 7 Hoàn thành câu hỏi số 8 SGK trang 123 Nhóm 8 Vẽ sơ đồ các bước quy trình viết c, Sản phẩm: Bảng thống kê, sơ đồ, ppt trình chiếu kết quả làm việc nhóm của HS theo hướng dẫn của GV. d, Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS sắp xếp lớp học và di chuyển về vị trí làm việc nhóm. HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV: + Lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả, sản phẩm làm việc nhóm theo phân công và tự điều hành tiếp nhận, phản hồi ý kiến của các thành viên trong lớp. + HS lắng nghe, ghi chép ý kiến nhận xét và phản hồi cho từng nhóm. GV tham gia định hướng (nếu cần), yêu cầu các nhóm chỉnh sửa sản phẩm, tập hợp thành tài liệu ôn tập cho cả lớp. *Dự kiến sản phẩm: Nhóm 1: Đặc điểm các thể loại đã học ở học kì I Thể loại Đặc điểm Thơ bốn chữ + Mỗi dòng có 4 chữ. + Thường có nhịp 2/2. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. Thơ năm chữ + Mỗi dòng có năm chữ. + Nhịp 3/2 hoặc 2/3. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. Truyện ngụ ngôn + Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. + Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. + Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. + Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử. + Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người. + Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên. + Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ tính cách. Tùy bút + Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả. + Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. Tản văn + Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng. + Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động + Văn bản thông tin. + Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện. + Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ. Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học + Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học. + Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,.. + Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. + Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Nhóm 2: Văn bản “Ve và Kiến” Văn bản trên thuộc thể loại thơ ngụ ngôn, dựa vào những dấu hiệu: Văn bản được kể lại một cách ngắn gọn, hàm súc. Viết bằng văn vần Đưa ra bài học về cách sống, cách sinh hoạt. Nhân vật: là loài vật kiến, ve sầu,.. Tóm tắt: Mùa đông đến, ve sầu không có nơi trú rét, không có thức ăn phải đến nhà kiến xin vay. Kiến hỏi ve suốt mùa hè đã làm gì. Ve nói suốt mùa hè ve ca hát còn Kiến thì bảo để kiến múa cho ve xem. Nhận xét: Ve là một kẻ đam mê ca hát, lười biếng, không chịu làm lụng, chỉ ham mê vui ca. Kiến: là một người chăm chỉ, cần mẫn, khôn khéo và thông minh. Chủ đề: Bài học về sự tiết kiệm, chăm chỉ. Nhóm 3: Nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ + Giúp văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn. + Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa khiến cho việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi Nhóm 4: Những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Đọc theo thứ tự từ lớn đến bé: vấn đề được bàn luận, ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và dẫn chứng. Tìm hiểu được đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong từng tác phẩm. Tìm hiểu các chi tiết phải theo tuần tự hợp lý Nhóm 5: Bài học Thể loại Tên văn bản, đoạn trích đọc mở rộng 1 Thơ Con chim chiền chiện 2 Truyện ngụ ngôn Chân, tay, tai, mắt, miện 3 Tùy bút, tản văn Mùa phơi sân trước 4 Văn bản thông tin Phòng tránh đuối nước 5 Văn bản nghị luận Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” Nhóm 6: Công dụng dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. Các phó từ trong các câu 2, 4: để, còn, đã 3 từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn: hồi, mau, rặt Chủ đề xuyên suốt đoạn văn: nói về cảnh sinh hoạt ở thôn quê khi bước vào mùa phơi. Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt. Các câu văn được sắp xếp theo trình tự không gian, đoạn văn được viết theo cách diễn dịch, phù hợp logic văn bản. Nhóm 7: Các thuật ngữ có trong đoạn văn trên là: Chi tiết, nhan đề, sa-pô, ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, sơ đồ hóa. => Các thuật ngữ của ngành khoa học xã hội. Ý nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn văn trên là: Sơ đồ hóa: là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ, được kí hiệu bằng: sơ đồ, bảng biểu, lược đồ,... Ví dụ từ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Tạo hóa, vật hóa, biến hóa, giáo hóa, .... Nhóm 8: HS vẽ sơ đồ theo sự sáng tạo cần đảm bảo đúng quy trình viết sau: Đối với bài tập 11, 12, 13 GV tổ chức trò chơi AI NHANH HƠN Tổ chức thực hiện: Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm Mỗi nhóm sẽ nhận được các mảnh giấy nhớ có nội dung tương tự nhau là câu trả lời các câu hỏi 11, 12,13 Nhiệm vụ: trong thời gian 5p, lần lượt từng thành viên trong nhóm sẽ chọn những mảnh giấy có nội dung phù hợp dán lên các câu hỏi tương ứng trên bảng. Đội nào hoàn thành sớm và có nhiều câu trả lời nhất sẽ là đội chiến thắng. Câu 1. Những điều cần lưu ý khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ? Câu 2. Một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước)? Câu 3. Khi giải thích về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động điều cần làm để người nghe có thể hiểu rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động? * Những mảnh ghép cho trò trơi GV cần chuẩn bị: Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại. Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,..của người viết về cuộc sống. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống. Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị. Trình bày đủ các phần mở đầu, phần chính và kết thúc. Trình bày gọn, rõ về diễn biến của các sự việc trong câu chuyện. Có những lưu ý chung, gợi mở dự đoán về bài học sẽ được rút ra. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, cách nói thú vị hài hước, giọng điệu phù hợp, có những thay đổi cần thiết. Thể hiện được tính hài hước, triết lí của truyện ngụ ngôn. Chủ động, tự tin, nhìn vào người nghe khi nói. Đảm bảo thời gian quy định Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn những nội dung liên quan đến quy tắc/ luật lệ của hoạt động. Sử dụng ngữ điệu linh hoạt. Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ để mô tả những hành động, thao tác liên quan đến trò chơi hay hoạt động được giới thiệu. Sử dụng kết hợp các phương thức trực quan như hình ảnh, phim ngắn, sơ đồ,..để minh họa cho một số nội dung của bài nói. GV hướng dẫn HS sắp xếp lại nhóm và di chuyển về vị trí làm việc nhóm. HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV: + Lần lượt các nhóm lên gắn kết quả phù hợp với từng câu hỏi + HS lắng nghe, ghi chép ý kiến nhận xét khi giáo viên sửa chữa GV yêu cầu các nhóm chỉnh sửa sản phẩm. *Dự kiến sản phẩm: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS Tổ chức thực hiện: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ Đọc diễn cảm 1 bài thơ hoặc đoạn thơ 4 chữ hoặc 5 chữ mà em yêu thích. Nêu ấn tượng của em về bài thơ, đoạn thơ ấy? HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm cá nhận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Hướng dẫn về nhà: Hoàn thành câu hỏi số 3, số 10 SGK nếu chưa hoàn thành. Ôn tập tốt kiến thức chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kì I.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_44_on_tap_cuoi_hoc.docx