Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 48: Thực hành tiếng Việt Bài 6

docx 11 trang phuong 12/11/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 48: Thực hành tiếng Việt Bài 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 48: Thực hành tiếng Việt Bài 6

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 48: Thực hành tiếng Việt Bài 6
Tiết ........:
TRI THỨC TIẾNG VIỆT
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(Liên kết trong văn bản: Đặc điểm và chức năng)
 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
 LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN: ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG
 Môn học: Ngữ văn; Lớp: 
Thời gian thực hiện: 2 tiết
1. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1.1. Về kiến thức: 
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản.
1.2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung: 
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm 
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà 
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản 
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
1.3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
2.1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập...
2.2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
Phiếu học tập số 1:
Đọc ví dụ và hoàn thành các câu hỏi
VD: (1) Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. (2) Theo bác sĩ E.Gờ-ron-nơ-veo (E. Groenevelt), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác. (3) Nhiều bác sĩ Anh và Pháp, sau lời tuyên bố đó, làm những bảng thống kê các bệnh nhân trong các bệnh viện và thừa nhận ông E.Gờ-ron-nơ-veo có lí.
 (Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
Câu hỏi
Trả lời
(1) Qua đoạn văn này, tác giả Nguyễn Hiến Lê đã nêu ý kiến gì?
(2) Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn
(3) Các câu trong đoạn liên kết với nhau như thế nào?
(4) Qua việc phân tích VD trên, em hãy nêu đặc điểm của 1 văn bản có tính liên kết?
Phiếu học tập số 2:
Nối ví dụ ở cột A với nội dung ở cột B, C để tạo thành các kết luận đúng
Cột A
Cột B
Cột C
Nối
Ví dụ
Phép liên kết
Nội dung
(I) Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này. Bất kì ta ở 1 tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta cũng gặp người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc họ ta thấy ấm áp lại trong lòng
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
(1) Phép thế
(a) Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
(II) Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
(Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách)
(2) Phép lặp từ ngữ
(b) Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước
(III) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là 1 con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
(Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách)
(3) Phép liên tưởng
(c) Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
(IV) Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E.Gờ-ron-nơ-veo (E. Groenevelt), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác.
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
(4) Phép nối
(d) Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
Phiếu học tập số 3:
Đọc lại văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi
Trả lời
(1) Chỉ ra các từ ngữ dùng để liên kết các đoạn trong văn bản 
(2) Em hãy cho biết đó là phép liên kết nào?
(3) Phép liên kết này có gì khác với các phép liên kết được sử dụng trong các ví dụ của phiếu học tập 1, 2.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
3.1. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những kiến thức đã học ở các bài trước kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu.
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Giải ô chữ”. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Giải ô chữ” 
 Luật chơi: 
 Ô chữ có 7 từ hàng ngang. HS trả lời các câu hỏi để mở từ hàng ngang. Trả lời được các từ hàng ngang sẽ tìm được từ khóa.
Ô từ khoá: có 07 chữ cái
Hàng ngang 1 (08 chữ cái) : Thể loại của văn bản “Tự học – Một thú vui bổ ích” là gì
Hàng ngang 2 (08 chữ cái) : Tên 1 tác phẩm của nhà văn Thanh Tịnh mà các em đã được học? 
Hàng ngang 3 (12 chữ cái) : Tên tác giả của văn bản “Bàn về đọc sách”?
Hàng ngang 4 (07 chữ cái): Văn bản “Tôi đi học” sử dụng ngôi thứ mấy?
Hàng ngang 5 (07 chữ cái) : Đây là nghĩa của từ nào “Đặc điểm về mặt cường độ, nhịp độ các hoạt động tâm lí của cá nhân”?
Hàng ngang 6 ( chữ cái) : Tác giả của văn bản “Tự học – Một thú vui bổ ích” là ai?
Hàng ngang 7 (09 chữ cái) : Tác giả của văn bản “Tôi đi học” là ai?
 Ô từ khoá: LIÊN KẾT
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh chơi trò chơi “Giải ô chữ”.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới:
Bằng việc trả lời các câu hỏi từ hàng ngang, các em vừa nhắc lại những kiến thức liên quan đến 3 văn bản mà chúng ta đã học và tìm được từ khóa “LIÊN KẾT”. Vậy liên kết trong văn bản có đặc điểm và chức năng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Tri thức tiếng Việt
a. Mục tiêu: 
Học sinh hiểu:
- Liên kết, tác dụng của liên kết
- Nhận biết và xác định được 4 phép liên kết: Phép lặp từ ngữ, phép thế, phép nối, phép liên tưởng
- Phân biệt được liên kết câu và liên kết đoạn
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ: 
? Liên kết là gì?
? Hoàn thành phiếu học tập số 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Đọc phần kiến thức ngữ văn để trả lời câu hỏi
- Xen lại phiếu học tập số 1 (đã chuẩn bị ở nhà)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày phiếu học tập của mình.
- HS khác nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. 
I. Tri thức tiếng Việt
1. Đặc điểm và chức năng
- Liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở lên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
- Đặc điểm của 1 văn bản có tính liên kết:
+ Nội dung các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Các câu các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết phù hợp.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ: 
? Hoàn thành phiếu học tập số 2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Đọc phần kiến thức ngữ văn để trả lời câu hỏi
- Trình bày phiếu học tập (đã chuẩn bị ở nhà)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày phiếu học tập số 2
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức (4 phép liên kết thường dùng)
2. Một số phép liên kết thường dùng
+ Phép lặp từ ngữ
+ Phép thế
+ Phép nối
+ Phép liên tưởng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ: 
? Hoàn thành phiếu học tập số 3.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Đọc lại văn bản “Tự học – Một thú vui bổ ích”
- Trình bày phiếu học tập (đã chuẩn bị ở nhà)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày phiếu học tập số 3
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức 
3. Phân biệt:
+ Liên kết câu (VD ở phiếu học tập 1,2)
+ Liên kết đoạn (Liên kết giữa các đoạn trong văn bản “Tự học – Một thú vui bổ ích”)
* Lưu ý : 
Phép liên kết câu phải được thực hiện ít nhất ở hai câu. Trong một câu thì không gọi là phép liên kết mặc dù vẫn có tác dụng liên kết.
Dự kiến sản phẩm các phiếu học tập
Phiếu học tập số 1:
VD: (1) Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. (2) Theo bác sĩ E.Gờ-ron-nơ-veo (E. Groenevelt), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác. (3) Nhiều bác sĩ Anh và Pháp, sau lời tuyên bố đó, làm những bảng thống kê các bệnh nhân trong các bệnh viện và thừa nhận ông E.Gờ-ron-nơ-veo có lí.
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
Câu hỏi
Trả lời
(1) Qua đoạn văn này, tác giả Nguyễn Hiến Lê đã nêu ý kiến gì?
Ý kiến: Thú tự học là phương thức chữa bệnh âu sầu
(2) Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các câu trong đoạn
Câu (1) nêu ý kiến, câu (2) nêu lí lẽ, câu (3) nêu dẫn chứng để làm rõ cho ý kiến nêu ở câu (1)
(3) Các câu trong đoạn liên kết với nhau như thế nào?
Các từ “Phương thuốc trị bệnh âu sầu”; “bác sĩ”; “bệnh nhân”; “khỏe mạnh” đều cùng trường liên tưởng “khám chữa bệnh” -> Phép liên tưởng.
(4) Qua việc phân tích VD trên, em hãy nêu đặc điểm của 1 văn bản có tính liên kết?
- Đặc điểm của 1 văn bản có tính liên kết:
+ Nội dung các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Các câu các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết phù hợp.
Phiếu học tập số 2:
Nối ví dụ ở cột A với nội dung ở cột B, C để tạo thành các kết luận đúng
Cột A
Cột B
Cột C
Nối
Ví dụ
Phép liên kết
Nội dung
(I) Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này. Bất kì ta ở 1 tình thế khắt khe, chua chát nào, mở sách ra là ta cũng gặp người đồng cảnh hay đồng bệnh mà đọc họ ta thấy ấm áp lại trong lòng
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
(1) Phép thế
(a) Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
I-2-c
(II) Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
(Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách)
(2) Phép lặp từ ngữ
(b) Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước
II-1-d
(III) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là 1 con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
(Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách)
(3) Phép liên tưởng
(c) Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.
III-4-b
(IV) Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E.Gờ-ron-nơ-veo (E. Groenevelt), người Hà Lan, những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác.
(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một thú vui bổ ích)
(4) Phép nối
(d) Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
IV-3-a
Phiếu học tập số 3:
Đọc lại văn bản “Tự học – một thú vui bổ ích” và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi
Trả lời
(1) Chỉ ra các từ ngữ dùng để liên kết các đoạn trong văn bản 
Trước hết (đoạn 2) – Hơn nữa (đoạn 4)
Tự học (Đoạn 1 -2-4-5)
(2) Em hãy cho biết đó là phép liên kết nào?
Phép nối
Phép lặp
(3) Phép liên kết này có gì khác với các phép liên kết được sử dụng trong các ví dụ của phiếu học tập 1, 2.
-> Liên kết đoạn
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập
II. Thực hành tiếng Việt
 a. Mục tiêu: HS thực hành làm bài tập để hiểu và khắc sâu những kiến thức về liên kết trong văn bản.
 b. Nội dung: Học sinh làm tập SGK/14-15.
c. Sản phẩm: Phần bài tập HS đã làm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Hướng dẫn HS làm các bài tập phần “Thực hành TV” (SGK/14-15)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia:
Nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu các nhóm làm các bài tập
- Nhóm 1: Bài tập 1 (SGK/14)
- Nhóm 2: Bài tập 2 (SGK/14)
- Nhóm 1: Bài tập 3 (SGK/15)
- Nhóm 1: Bài tập 4 (SGK/15)
- Nhóm 1: Bài tập 5 (SGK/15)
VÒNG 2: Nhóm mảnh ghép: Tạo nhóm mới (HS trong từng nhóm đếm số từ 1 đến 5, HS số 1 của các nhóm vào nhóm A, HS số 2 của các nhóm vào nhóm B, HS số 3 của các nhóm vào nhóm C, HS số 4 của các nhóm vào nhóm D, HS số 5 của các nhóm vào nhóm E) và thực hiện nhiệm vụ mới (Trả lời câu hỏi): 
? Khái quát nội dung liên kết văn bản bằng 1 sơ đồ tư duy?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập(17p)
* VÒNG 1: Nhóm chuyên gia: (7p)
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (15 phút)
HS: 
- 5 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 10 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận- GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
- Đại diện 1 nhóm lần lượt trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ-5p
- GV nhận xét, đánh giá, (sửa chữa nếu cần) rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Bài tập 1 (SGK/14)
Phép lặp từ ngữ trong các đoạn trích
a. tự học 
b. sách
c. tôi nhìn, tôi.
Bài tập 2 (SGK/14)
Phép thế trong những đoạn trích
a. “Nó” thay thế cho “sách”
b. “Con đường này” thay thế cho “con đường làng dài và hẹp”
c. “Họ” thay thế cho “mấy cậu học trò mới”
Bài tập 3 (SGK/15)
Phép nối trong các đoạn trích:
a. Nhưng
b. Một là . Hai là .
Bài tập 4 (SGK/15)
Phép liên tưởng trong đoạn trích:
a. lớp, hình gì treo trên tường, bàn ghế (trường liên tưởng: lớp học)
b. chán đời, nỗi đau khổ (trường liên tưởng: Bệnh âu sầu)
c. kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ - kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình (trường liên tưởng: quan điểm về kẻ mạnh)
Bài tập 5 (SGK/15)
Phép nối: Trước hết. Hơn nữa .
Phép lặp: tự học
=> Liên kết câu và liên kết đoạn văn
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để viết đoạn văn có sử dụng các phép liên kết
b. Nội dung: Giáo viên giao bài, hướng dẫn học sinh làm bài 
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về vấn đề tự học của học sinh hiện nay. Chỉ ra các phép liên kết mà em đã sử dụng trong đoạn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (Về nhà)
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ (Báo cáo bài viết vào tiết văn sau).
- HS làm việc cá nhân và viết đoạn văn vào vở.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận (Tiết sau)
GV: 
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Xem lại các bài tập
- Chuẩn bị bài mới: Đọc mở rộng theo thể loại: Đừng từ bỏ cố gắng
+ Đọc văn bản (SGK/15-16)
+ Trả lời các câu hỏi phần “Hướng dẫn đọc” (SGK/17) và hoàn thành phiếu học tập.
Vấn đề cần bàn luận:
"Đừng từ bỏ cố gắng"
Ý kiến: 
Lí lẽ + bằng chứng: 
+ HS hoàn thành phiếu học tập, nộp cho GV trước khi học văn bản.
+ Mức độ hoàn thành phiếu học tập của HS:
Đạt: từ 80% nội dung bài học trở lên.
Chưa đạt: dưới 80% nội dung bài học. GV yêu cầu HS bổ sung.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_48_thuc_hanh_tieng.docx