Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Đọc mở rộng theo thể loại Con chim chiền chiện

docx 8 trang phuong 12/11/2023 1230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Đọc mở rộng theo thể loại Con chim chiền chiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Đọc mở rộng theo thể loại Con chim chiền chiện

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 5: Đọc mở rộng theo thể loại Con chim chiền chiện
Ngày soạn: .../..../....
Ngày dạy: .../.../.....
 Bài 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT
Tiết: .....
Đọc mở rộng theo thể loại
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
 Huy Cận
MỤC TIÊU:
Về năng lực:
Năng lực chung:
Giúp học sinh có khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
Năng lực đặc thù: 
- Nhận diện được những đặc điểm của một bài thơ bốn chữ: vần, nhịp, hình ảnh, biện pháp tu từ, ...
- Xác định được tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ
- Nêu được chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc.
2. Về phẩm chất:
- Giúp học sinh biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, trân trọng bảo vệ, giao hòa cùng thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Lập kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Phiếu học tập
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
1. Mục tiêu: 
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS 
 - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các hình ảnh thiên nhiên, vạn vật.
2. Nội dung: 
- GV đưa ra câu hỏi gợi mở
- HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá, chốt ý kết nối với văn bản
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần chuyển dẫn của GV
4. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chiếu cho HS xem đoạn video tiếng chim chiền chiện và đặt câu hỏi:
 Các em có biết đây là loài chim gì không?
Đây là loài lông vũ, sinh sống chủ yếu gần các cánh đồng ở làng quê.
Loài chim này còn có tên gọi khác là Cà Lơi hay là Chim Sơn Ca.
Được mệnh danh là ca sĩ của thế giới loài chim.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):
GV nhận xét câu trả lời của HS
GV bắt dẫn vào bài: 
Vừa rồi chúng mình được nghe tiếng chim lảnh lót của chú chim chiền chiện. Chiền chiện là loài chim nhỏ thuộc bộ sẻ, có lông màu nâu xám thường tìm thấy ở các đồng quê, bụi cỏ. Đây được xem là loại chim có giọng hót rất hay khiến người ta thích thú ngay từ những giai điệu ban đầu. Nó còn được coi là loài chim biểu tượng cho niềm vui, niềm hi vọng, sự tự do, sáng tạo vào ngày mới. Dưới ngòi bút của nhà thơ Huy Cận, chiền chiện hiện lên sinh động như thế nào; cách quan sát của tác giả độc đáo ra sao và tại sao loài chim này lại có ý nghĩa biểu tượng đẹp như thế? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động2: Hình thành kiến thức mới:
I. TÌM HIỂU CHUNG
Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn luyện năng lực tìm hiểu thông tin, giải quyết vấn đề
- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Huy Cận và bài thơ "Con chim chiền chiện"
b. Nội dung: 
- HS tìm hiểu ở nhà.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
Tác giả
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Học sinh thảo luận nhóm đôi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Huy Cận?
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)
GV hướng dẫn học sinh đọc sgk
HS quan sát sgk và trả lời 
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
 Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình
1. Tác giả: Huy Cận
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận (1919 – 2005), quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh
Ông là một chính khách, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ Việt Nam
Là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ Mới.
Phong cách sáng tác: hồn thơ ảo não nhưng giàu chất suy tưởng
Các tác phẩm tiêu biểu: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em (tập thơ thiếu nhi)
Trải nghiệm cùng văn bản:
Thể thơ: 4 chữ
Xuất xứ: Trích trong tập “Những bài thơ em yêu”, Phạm Hổ, Nguyễn Hiệp tuyển chọn, NXB Giáo dục 2004
SUY NGẪM, PHẢN HỒI
a. Mục tiêu: Giúp HS:
- Phát hiện được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ
- Nhận ra được tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ
- Rút ra được chủ đề, thông điệp tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua bài thơ.
b. Nội dung: 
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật
a. Mục tiêu: Giúp HS phát hiện được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ thông qua các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ và vần nhịp
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV bằng cách điền vào các phiếu học tập
c. Sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi của học sinh
 d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
- Chia lớp làm 3 nhóm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
+ Nhóm 1: tìm hiểu về những từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu và cho biết tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh đó
+ Nhóm 2: tìm và chỉ ra các biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.
+ Nhóm 3: chỉ ra nhữn đặc sắc về vần nhịp trong bài thơ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)
HS: 
- HS hoạt động cá nhân: 2 phút
- HS thảo luận: 3 phút
- Đại diện trình bày
GV: theo dõi và hướng dẫn học sinh trả lời
B3: Báo cáo sản phẩm (HS)
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo
Từ ngữ, hình ảnh
Từ ngữ, hình ảnh
Tác dụng
Cánh đồng chan chứa “Những lời chim ca”
Vẻ đẹp của niềm vui và sự ấm no của đồng quê Việt Nam.
Tiếng hót “Làm xanh da trời”
Vẻ đẹp của không gian cao rộng tràn ngập sự thanh bình
Tiếng hót long lanh “Như cành sương chói”, “Hồn xanh quê nhà”
- Sự chuyển hóa của các cảm giác từ thị giác sang thính giác.
- Hình ảnh làng quê tràn đầy sức sống.
Nhận xét:
Những từ ngữ được gọt giũa, trau chuốt gợi lên không gian làng quê bao la khoáng đạt.
Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị, thân thuộc, chân thực và có sức gợi cảm cao.
Biện pháp tu từ:
Biện pháp tu từ
Tác dụng
Điệp từ “cao hoài’ – “cao vợi”
Nhấn mạnh hình ảnh cánh chim chao liệng trên bầu trời cao rộng.
So sánh “Tiếng hót long lanh” với “Cành sương chói”
Thể hiện sự trong trẻo, tràn đầy sức sống của tiếng chim.
Nhân hóa:
Chim ơi chim nói
Lòng chim vui nhiều
Nhân cách hóa chim chiền chiện như một con người.
Ẩn dụ: “Tiếng ngọc trong veo/ Chim reo từng chuỗi.”
Tiếng chim chiền chiện cất lên từng thanh âm uyển chuyển, trải dài trên nền trời xanh.
Thể hiện cảm xúc trong trẻo, tình yêu thiên nhiên, quê hương của nhà thơ.
Vần, nhịp
Vần lưng, vần chân
Nhịp 2/2 đều đặn, nhịp nhàng
Việc sử dụng linh hoạt cách gieo vần làm cho nhịp điệu bài thơ trở nên linh hoạt và sinh động hơn.
Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
a. Mục tiêu: Giúp HS phát hiện được những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV bằng cách điền vào các phiếu học tập
c. Sản phẩm: phiếu học tập, vở ghi của học sinh
 d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
Học sinh thảo luận nhóm đôi:
Tìm những câu thơ có các từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Nhận xét được những tình cảm, cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong bài thơ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)
HS: 
- HS hoạt động cá nhân: 2 phút
- HS thảo luận: 3 phút
- Đại diện trình bày
GV: theo dõi và hướng dẫn học sinh trả lời
B3: Báo cáo sản phẩm (HS)
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo
Các hình ảnh thơ:
+ Lòng vui bối rối
+ Lòng đầy yêu mến
+ Tưng bừng lòng ta
Cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc khi lắng nghe tiếng hót của chim chiền chiện.
Sự giao cảm tinh tế với thiên nhiên.
Yêu quý thiên nhiên, vẻ đẹp trong trẻo của tiếng hót chim chiền chiện.
Nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của tiếng hót chim chiền chiện và khung cảnh thiên nhiên.
Chủ đề, thông điệp
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận ra được chủ đề của tác phẩm và thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm tới người đọc
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV bằng cách trao đổi theo nhóm và trả lời
c. Sản phẩm: vở ghi của học sinh
 d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV):
Học sinh thảo luận nhóm:
Chủ đề của bài thơ là gì?
Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc những thông điệp nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ (GV và HS)
HS: 
- HS hoạt động cá nhân: 2 phút
- HS thảo luận: 3 phút
- Đại diện trình bày
GV: theo dõi và hướng dẫn học sinh trả lời
B3: Báo cáo sản phẩm (HS)
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo
Chủ đề: Niềm vui sướng, hạnh phúc khi được hòa mình vào thiên nhiên, lắng nghe tiếng chim chiền chiện hót giữa đất trời.
Thông điệp:
+ Giao hòa với thiên nhiên
+ Thu nhận những cảm xúc mà thiên nhiên mang đến
+ Trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Hoạt động 3: Vận dụng viết ngắn
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày
 *Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
* GV chuyển giao nhiệm vụ: 
Em hãy phân tích một hình ảnh trong bài mà em cho là độc đáo nhất (bằng đoạn văn 3 – 5 câu) 
* HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu
* Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:
- Tìm đọc những tác phẩm viết về mùa thu
- Học bài, hoàn thiện các bài tập vào vở
- Chuẩn bị bài: Hoạt động viết: “Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ”
PHIẾU HỌC TẬP SỬ DỤNG TRONG BÀI
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Từ ngữ, hình ảnh
Tác dụng
...................................................................................................................................
............................................................................................................................
....................................................................................................................................
............................................................................................................................
....................................................................................................................................
............................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Biện pháp tu từ
Tác dụng
...................................................................................................................................
............................................................................................................................
....................................................................................................................................
............................................................................................................................
....................................................................................................................................
............................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Các câu thơ
Cảm xúc của nhà thơ
...................................................................................................................................
............................................................................................................................
....................................................................................................................................
............................................................................................................................
....................................................................................................................................
............................................................................................................................
 *******************************

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_5_doc_mo_rong_theo.docx