Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 50: Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

docx 14 trang phuong 12/11/2023 1200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 50: Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 50: Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 50: Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
VIẾT
Tiết .....:
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
Biết viết VB đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
1.2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực tạo lập văn bản 
1.3. Phẩm chất
- Trung thực, thể hiện đúng những suy nghĩ riêng của bản thân; có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
2. Thiết bị và học liệu
2.1. Giáo viên 
- Máy chiếu, máy tính sử dụng trong suốt giờ học 
- Giấy A4: Làm việc nhóm sử dụng trong phần hình thành kiến thức mới
- Phiếu học tập sử dụng trong làm bài tập hình thành kiến thức mới 
- Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo
2.2. Học sinh: 
 SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
3. Tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài nghị luận về 1 vấn đề trong đời sống, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi của GV nêu ra
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bức tranh
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” Mỗi hình ảnh tương ứng với một hiện tượng đời sống, em hãy gọi tên hiện tượng đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS chia sẻ
HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định 
 Có nhiều vấn đề của cuộc sống luôn được đặt ra cho chúng ta, đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ để đưa ra quan điểm của mình, để thuyết phục người khác về một vấn đề trong đời sống. Trước vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên những suy nghĩ, nhận xét; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết cách để trình bày ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục
3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. GIỚI THIỆU KIỂU BÀI:
Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống:
a. Mục tiêu: HS hiểu yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống:
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức đã học, tiến hành trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV giao nhiệm vụ: 
HS đọc thông tin SGK/17, 18 và trả lời các câu hỏi
1- Thế nào là bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống?
2- Nêu yêu cầu đối với kiểu bài này?
3- Nêu bố cục của bài văn nghị luận về 1 vấn đề đời sống?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh đọc phần kiến thức lí thuyết, kết hợp nhớ lại nội dung hai VB nghị luận đã học và bài học về văn NL năm học lớp 6 , trao đổi thảo luận với bạn cặp đôi theo yêu cầu câu hỏi. Ghi kết quả thảo luận ra giấy
+ GV quan sát, khuyến khích
B3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày các ‎ lần lượt theo câu hỏi
Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
B4: Kết luận, nhận định
GV chốt kiến thức: về yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ( GV sử dụng sơ đồ tư duy hoặc bảng hệ thống chiếu trên máy chiếu hoặc tivi cho HS nghe kết hợp quan sát) 
GV lưu ‎ cho HS: Kiểu bài NL về 1 vấn đề trong đời sống là sự phát triển tiếp nối của kiểu bài NL về 1 hiện tượng đời sống các em đã được học ở lớp 6, kiểu bài này có sự mở rộng hơn bao gồm cả hiện tượng đời sống, cả tư tưởng đạo lí
 Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống:
1- Bài văn NL về 1 vấn đề trong đời sống thuộc thể NLXH. Trong đó, người viết đưa ra ‎ kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
2.Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu được vấn đề cần bàn luận
- Trình bày được ý‎ kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận
- Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ‎ý kiến 
3. Bố cục bài viết cần đảm bảo
Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ‎ kiến của người viết về vấn đề ấy
Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, đưa ra được bằng chứng đa dạng cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ, xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện
Kết bài: khẳng định lại ‎ kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.
II. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU BẢI
(Ý nghĩa của sự tha thứ)
a. Mục tiêu: HS đọc, phân tích tham khảo một bài viết cụ thể để rút ra các thao tác cơ bản để thực hiện bài viết của mình, tạo ý tưởng cho bài viết của mỗi HS.
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi qua việc phân tích, chắt lọc kiến thức SGK, HS thảo luận nhóm nhỏ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV giới thiệu: VB. Cho HS đọc to VB, cả lớp cùng theo dõi
- GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận (Thời gian 15 phút theo nhóm)
Nhóm 1,2: Câu 1, 2, 3
Nhóm 3,4: Câu 4, 5, 6, 7
1- Theo em, tác giả viết bài viết này nhằm mục đích gì?
2- Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?
3- Chức năng của đoạn mở bài trong bài văn trên là gì?
4- Bài viết đã đưa ra y kiến bằng chứng nào về sự tha thứ
5- Xác định đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.
6- Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp gì ? Theo em đề xuất ấy có hợp lí, khả thi không?
7- Từ bài viết trên, em rút ra bài học gì về việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh đọc kĩ văn bản tham khảo, chú ‎y quan sát các dấu hiệu, các ‎ gợi dẫn phía bên phải VB để định hướng câu trả lời; sử dụng giấy nháp thảo luận theo nhóm ghi ra kết quả theo thứ tự câu hỏi
B3: Báo cáo, thảo luận
+ Đại diện nhóm trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn (nếu cần)
+ Học sinh các nhóm quan sát, theo dõi, nhận xét, bổ sung
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, động viên học sinh: 
+ Câu trả lời của HS
+ Thái độ làm việc của HS khi làm việc nhóm
+ Sản phẩm của các nhóm
- Chốt kiến thức và kết nối với mục sau
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- Mục đích của bài viết: 
Thuyết phục mọi người cần biết tha thứ khi ai đó phạm lỗi lầm 
- Ý‎ kiến của người viết: 
Về ý‎ nghĩa của sự tha thứ: Tha thứ là điều cần thiết trong cuộc sống.
- Dấu hiệu của bài văn nghị luận:
+ Nêu được vấn đề cần bàn luận: 
+ Có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể:
+ Thể hiện được y‎ kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận
+Ý nghĩa của sự tha thứ
+ Lí lẽ:
Tha thứ tạo cơ hội cho con người sửa chữa lỗi lầm
Không ai tránh khỏi những sai lầm
Sự tha thứ sẽ cho con người động lực sửa sai
+ Thể hiện được ‎ kiến tán thành của người viết về vấn đề cần bàn luận
- Chức năng của phần mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và nêu rõ ‎ kiến của người viết
 Giới thiệu vấn đề sự tha thứ và nêu ‎ kiến tha thứ là cần thiết
- Bằng chứng của sự tha thứ: 
+ Những bức thư gửi lời xin lỗi của phạm nhận trong trại giam Gia Trung gửi người bị hại đã nhận được hàng chục thư hồi âm
+ Ý kiến của nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ- rơ: Cuộc sống nếu không có tha thứ thì chỉ là tù ngục
+ Nghiên cứu cảu bác sĩ Ca-ren Xơ-goát: sự tha thứ giúp giải tỏa căng thẳng
- Đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Đoạn văn (2), (5), (7)
Kết bài: Đề xuất giải pháp
+ Đặt mình vào vị trí của người khác để cố gắng hiểu họ
+ Viết thư cho người từng mắc lỗi để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương
-> Giải pháp khả thi 
Khi viết văn nghị luận cần: 
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống cần đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng rõ ràng, xác thực, đa dạng; các lí lẽ bằng chứng cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí để thể hiện rõ quan điểm tán thành hay phản đối của người viết .
III. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT
1. Chuẩn bị trước khi viết
a. Mục tiêu: HS xác định được mục đích viết để thuyết phục người đọc (người nghe) theo ý kiến của mình; dự kiến người đọc tiềm năng (thầy, cô, bạn...). Từ đó giúp HS có ý thức bám sát mục đích viết đặt ra từ đầu và đối tượng người đọc mà bài viết hướng đến.
- Biết lần lượt thực hiện các bước chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý 
b. Nội dung: tìm hiểu kiến thức, hướng dẫn SGK, câu hỏi trong sách để viết.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV nêu câu hỏi gợi dẫn: Trước khi viết, em cần chuẩn bị những gì ?
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ: Các nhóm sẽ tìm những vấn đề được giao trong phiếu 
- GV sử dụng giấy A4 cho mỗi nhóm, dán tờ phiếu của mỗi nhóm lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tờ giấy nhớ, HS sẽ chọn đề tài tương ứng của nhóm mình được giao, sau khi hoàn thành dán lên phần giấy của nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để tham khảo các đề tài được giới thiệu (HS cũng có thể tự tìm đề tài mới)
- Vấn đề có gần gũi với thực tế học tập và sinh hoạt của em hay không?
- Em có hiểu biết về vấn đề đó không?
- Bản thân em đã trải nghiệm, quan sát, suy nghĩ như thế nào về vấn đề ấy?
GV nêu câu hỏi: VB em viết nhằm mục đích gì?Người đọc bài viết này có thể là những ai?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Hs thực hiện nhiệm vụ cá nhân theo nội dung nhóm được phân công , suy nghĩ đọc sgk để tham khảo các vấn đề được giới thiệu, hs cũng có thể tìm vấn đề khác.
Học sinh dùng giấy nhớ, ghi vấn đề mà mình quan tâm dán lên phần nhóm mình
B3: Báo cáo, thảo luận
HS dán lên phần bảng nhóm mình
B4: Kết luận, nhận định: 
Sau khi học sinh dán xong Gv đọc, lược bỏ những vấn đề trùng nhau 
GV nhận xét các ‎ vấn đề học sinh lựa chọn, khái quát và chốt lại. Lưu ‎ý‎ HS bài viết sẽ được đánh giá cao khi viết về các vấn đề có ‎ nghĩa với bản thân và xã hội, những vấn đề đang được quan tâm. Những ‎ý tưởng dán trên nhóm học sinh có thể sử dụng để lựa chọn vấn đề viết
GV chọn một vấn đề cụ thể để thực hiện các thao tác tiếp theo
 a. Lựa chọn đề tài, mục đích, người đọc: 
Vấn đề cần bàn là gì? Chọn một trong các đề tài sau: 
+ Sức mạnh của tình yêu thương. 
+ Vai trò của việc tự học.
+ Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh. 
+ Bạo lực học đường. 
+ Bàn về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn. 
+ Trình bày ý kiến về câu nói của Lê-nin (Lenin): Học, học nữa, học mãi.
Gv hướng dẫn học sinh cách thu thập tư liệu liên quan đến vấn đề 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV phát cho Hs phiếu học tập số 1 để HS điền thông tin theo gợi ý:
GV HD học sinh cách thu thập tư liệu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh quan sát phần hướng dẫn của GV để hoàn thành một phần phiếu học tập số 1, phần còn lại HS sẽ làm ở nhà
Bước 3: Trao đổi và thảo luận:
GV gọi 2 hoặc 3 học sinh trình bày phần thu thập tư liệu của mình cho 1 hoặc 2 câu 
Bước 4: Kết luận nhận định:
GV khái quát lại cách thu thập thông tin, tư liệu: Các tư liệu được thu thập từ việc tìm hiểu trên mạng Intenet, các bài báo, bài văn, các sách tham khảo. Khi tìm hiểu cần trả lời các câu hỏi:
Ý kiến, lí lẽ nào em đồng tình, hoặc không đồng tình?
Trong các tài liệu tìm được, ý kiến hay lí lẽ nào chưa được tác giả đề cập đến 
b. Thu thập tư liệu 
Tìm ý và lập dàn ý
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu câu hỏi:
- Cần hiểu như thế nào về vấn đề này? Nó có nghĩa là gì? Vấn đề này được biểu hiện như thế nào? 
Những khía cạnh cần bàn bạc? có mặt nào đúng, mặt nào chưa đúng? Lấy dẫn chứng nào để khẳng định? Làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?...
Bài học rút ra từ vấn đề?...
GV sử dụng sơ đồ tư duy cho HS điền vào 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh đọc sgk, dựa vào câu hỏi gợi dẫn của GV trả lời để tìm ‎ cho đề bài mình chọn
Bước 3: Trao đổi thảo luận:
GV kiểm tra bài của 1 số học sinh 
Bước 4: Kết luận nhận định: 
GV khái quát lại cách tìm‎: Đặt các câu hỏi để tìm y cho bài viết, càng nhiều câu hỏi thì bài viết càng phong phú, sâu sắc
a. Tìm ý
Đặt câu hỏi để tìm ý
- Vấn đề này có nghĩa là gì? Biểu hiện như thế nào?
- Ý kiến, thái độ của em về vấn đề đó (đúng/sai; lợi/ hại; cần thiết/ không cần thiết; tích cực/ tiêu cực)
-Tại sao vậy? Các khía cạnh cần bàn:
+ Lí lẽ để bàn luận vấn đề:
+ Bằng chứng làm sáng tỏ hiện tượng
- Mở rộng vấn đề/ Tìm ra nguyên nhân
- Làm thế nào để phát huy (hiện tượng tích cực), hạn chế, loại bỏ (hiện tượng tiêu cực)
- Bài học (thông điệp) em muốn nhắn gửi 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV HD học sinh từ các ý ‎ đã tìm được sắp xếp vào dàn ‎theo mẫu trong sgk được 
Gv thiết kế thành phiếu học tập số 2 (vận dụng kiến thức đã học ở bài nghị luận về 1 hiện tượng đời sống HS đã học ở lớp 6) 
- Mở bài em sẽ viết những ‎ nội dung gì?
- Thân bài:
Em sẽ trình bày những ‎ nào? Chọn lí lẽ cơ bản nào? Dẫn chứng nào sẽ phù hợp và tiêu biểu cho lí lẽ ấy? 
Sắp xếp các ý ra sao cho tăng độ thuyết phục?
- Kết bài có nhiệm vụ như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS suy nghĩ câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ: HS viết ra giấy phần tìm ý, lập dàn ý đề tài đã chọn.Trao đổi với bạn
+ GV quan sát hỗ trợ khi cần thiết
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày ý tưởng, GV chụp, chiếu một vài dàn bài của HS lên bảng. HS khác và GV nhận xét, bổ sung
+ HS chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện dàn ý của mình
B4: Kết luận, nhận định
GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo nội dung hướng dẫn trong sgk như phiếu học tập số 2.
b. Lập dàn ý
- Mở bài: 
 + Giới thiệu hiện tượng, nêu ý kiến của về hiện tượng
- Thân bài: Ðưa ra ý kiến bàn luận.
+ Ý 1 (lí lẽ, bằng chứng)
+ Ý 2 (lí lẽ, bằng chứng)
+ Ý 3 (lí lẽ, bằng chứng)
Trao đổi ý kiến trái chiều
- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
3. Viết bài (sinh viết bài ở nhà, Gv thu vào tiết học sau, chấm, chữa)
a. Mục tiêu: HS biết bài viết, tự sửa lại bài (nếu cần thiết)
b. Nội dung: chắt lọc kiến thức SGK, câu hỏi trong bảng gợi ý của GV, kĩ thuật viết tích cực.
c. Sản phẩm: Bài viết của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV cho HS viết theo các yêu cầu đối với bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà em quan tâm, và dựa vào dàn ý đã lập để viết
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS viết ở nhà 
Bước 3: HS báo cáo kết quả 
 HS báo cáo kết quả tiết học sau 
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Chuẩn kiến thức về yêu cầu đối với bài văn theo bảng kiểm sgk
Chú ý: Các câu chuyển ý, chuyển đoạn, dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng 
3. Viết bài: 
Chú ý: 
- Mở bài: Chọn một trong hai cách:
+ Trực tiếp: Nêu thẳng vấn đề cần nghị luận
+ Gián tiếp: kể ngắn gọn một câu chuyện để giới thiệu vấn đề 
Thân bài: Mỗi ý trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ bằng chứng cụ thể.
Thể hiện rõ quan điểm của người viết.
Có thể kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự phù hợp
4. Chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS sau khi viết bài ở nhà:
- Sử dụng bảng kiểm trong sgk để tự kiểm tra, sửa chữa, điều chỉnh bài viết ( theo mẫu phiếu học tập số 3) 
- Tạo nhóm để HS đọc và chữa bài cho nhau ( sử dụng bảng kiểm) ( phiếu học tập số 3) ( HĐ nhóm, kĩ thuật giải quyết vấn đề: để HS tìm ra cái đã biết, cái chưa biết trong nhiệm vụ viết, tạo nên ý thức tìm hiểu làm rõ vấn đề)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
+ HS báo cáo kết quả thảo luận.
+ Các nhóm nhận xét.
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
Chuẩn kiến thức về yêu cầu 
+ HS sửa bài viết cho bạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu.
+ tự kiểm tra lại bài viết của mình theo gợi ý của GV (Theo bảng)
GV chọn một số bài để nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Lưu ý không nên nêu tên HS để khen, chê trước lớp.
4. Chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
* Kiểm tra, điều chỉnh bài viết theo bảng kiểm gợi ý
* HS chữa bài cho nhau
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1- TÌM Ý
Họ và tên HS: .
Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà em quan tâm
Vấn đề cần bàn là :.................................................................................................... ......................................................................................................................................
-. Ý kiến, thái độ của em về vấn đề đó: .....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
-. Lí lẽ để bàn luận vấn đề: .......................................................................................................
...................................................................................................................................
-.Bằng chứng làm sáng tỏ vấn đề 
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Bài học (đề xuất) em rút ra..........................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- LẬP DÀN Ý
Họ và tên HS: .
Nhiệm vụ:Lập dàn ý cho bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề mà em quan tâm
Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
- Nêu ý kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận 
Thân bài
1. Giải thích từ ngữ, khái niệm hoặc cả câu văn 
2. Bàn luận:
- Khẳng định ‎ kiến tán thành hoặc phản đối của người viết về vấn đề đó
- Trình bày các lí lẽ làm sáng tỏ ý kiến
+ Lí lẽ 1
+ Bằng chứng 1
+ Lí lẽ 2
+ Bằng chứng 2
3. Lật lại vấn đề: Nhìn nhận vấn đề ở chiều ngược lại, trao đổi với ‎ kiến trái chiều, đánh giá những ngoại lệ, bổ sung ‎ý cho vấn đề thêm toàn vẹn
Kết bài
- Khẳng định lại ‎ kiến của mình
- Đề xuất những giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 ( nhận xét, chỉnh sửa bài viết) 
Họ tên người nhận xét, đánh giá :..........................................................................
Các thành phần của bài viết.
Nội dung kiểm tra.
Đạt/ Chưa đạt 
Mở bài. 
Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận.
Nêu được cụ thể vấn đề sẽ bàn luận.
Thân bài.
Thể hiện rõ ràng ý kiến về vấn đề nghị luận .
Trình bày được ít nhất hai lý lẽ cụ thể để làm rõ ý kiến.
Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.
Đang sắp xếp các lý lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lý.
Kết bài. 
Khẳng định lại ý kiến của mình.
Đề xuất những giải pháp
3.3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học
b. Nội dung: Học sinh trả lời các câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 
GV tổ chức trò chơi “Bức ảnh bí mật”. HS trả lời các câu hỏi để mở các mảnh ghép và cho biết nội dung các bức ảnh sau các mảnh ghép
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận
+ HS tham gia trò chơi
+ HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.
GV nhận xét thái độ của HS, cho điểm thưởng (nếu cần)
3.4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học làm bài
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đề bài: Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh.
NV1: (Thực hiện trên lớp) GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài theo các bước đã được học. 
- Xác định kiểu bài? vấn đề cần bàn là gì?
- Phần tìm ý em sẽ thực hiện những nội dung gì?
- Lập dàn ý cho đề văn trên.
NV2: (Về nhà) Dựa vào phần dàn ý hoàn thành bài viết và sẽ trình bày trước lớp trong tiết nói và nghe: Trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tham gia ý kiến để xác định yêu cầu của đề, tìm ý, lập dàn ý (trên lớp)
HS viết bài văn (về nhà)
B3: Báo cáo, thảo luận
HS có thể chia sẻ trong tiết học sau hoặc nộp bài cho giáo viên
B4: Kết luận, nhận định
 Nhận xét ý thức làm bài của HS 
Dự kiến sản phẩm: 
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về Internet
– Dẫn dắt vào vấn đề tác động của internet
2. Thân bài
a. Tác động tích cực của internet
– Đối với cuộc sống
+ Internet là kênh thông tin khổng lồ, từ điển bách khoa đồ sộ, là thế giới tri thức phong phú, đa dạng, cập nhật.
+ Internet là phương tiện trao đổi, giao lưu, giải trí giữa mọi người trên toàn thế giới
+ Internet có mặt trong mọi mặt đời sống như kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của các ngành kinh tế.
– Đối với con người đặc biệt là với học sinh
+ Tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ
+ Học tập qua mạng, chủ động tìm kiếm những phương pháp học tập hay, mới lạ
+ Là sân chơi bổ ích, giải trí đa màu sắc
+ Cập nhật tình hình trong nước và trên thế giới mọi lúc mọi nơi
b. Tác động tiêu cực của internet
– Đối với cuộc sống
+ Nguồn thông tin chưa được kiểm chứng, xác thực một cách chặt chẽ
+ Chứa nhiều tin xấu, bạo động, lừa đảo
+ Lạm dụng internet dẫn đến hao tốn thời gian, sức khỏe và tiền bạc
– Đối với con người, thanh niên, học sinh
+ Tình trạng nghiện internet, nghiện các trò chơi điện tử bỏ bê học hành
+ Lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích các nền tảng mạng xã hội
+ Dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, chia sẻ thông tin sai lệch trên mạng xã hội
c. Giải pháp
– Sử dụng internet đúng cách, đúng mục đích
– Sử dụng internet một cách văn hóa, có chọn lọc và kiểm duyệt
– Hạn chế để lộ thông tin cá nhân trên mạng internet
3. Kết bài: - Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
 - Bài học nhận thức và hành động
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài: nói và nghe: Trình bày ý kiến về 1 vấn đề trong đời sống.
-------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_50_viet_viet_bai_v.docx