Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 51: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
- Bộ tài liệu:
- Bộ giáo án Ngữ Văn 7 (Chân Trời Sáng Tạo)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 51: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 7 (Chân trời sáng tạo) - Tiết 51: Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
NÓI VÀ NGHE (1 tiết) Tiết ..: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe. 1.2. Năng lực a. Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện bài tập ở nhà - Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ - Năng lực giao tiếp tiếng Việt 1.3. Phẩm chất - Tự tin thể hiện bản thân - Biết lắng nghe 2. Thiết bị và học liệu 2.1. Giáo viên - Máy chiếu, máy tính sử dụng trong suốt giờ học - Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo 2.2. Học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 7, vở ghi. - Viết bài 3. Tiến trình dạy học 3.1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học b. Nội dung hoạt động: GV chiếu video, HS quan sát, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh nhận quà”: Em hãy quan sát video sau và nhanh tay ghi ra giấy nháp: Vấn đề nói đến trong video 2. Ghi ra các lợi ích và hại của vấn đề nói đến. Link: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trình bày - HS khác nhận xét bổ sung Bước 4: Kết luận, nhận định. GV nhận xét câu trả lời của học sinh -> dẫn dắt vào nội dung tiết học 3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG a) Mục tiêu: - HS xác định được mục đích nói và người nghe; - Xác định không gian và thời gian nói; - Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói. - Luyện kĩ năng nói cho HS - Giúp HS nói có đúng vấn đề và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. - Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. b) Nội dung: - GV hỏi và nhận xét câu trả lời của HS - HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học d) Tổ chức thực hiện Vấn đề: Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS hoàn thành bảng B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ hoàn thành bảng B3: Thảo luận, báo cáo - HS trả lời. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang bước 2. Bước 1: Xác định đề tài, không gian và thời gian nói - Xác định mục đích nói và người nghe (SGK). - Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng. - Khi nói cần lựa chọn không gian và xác định thời gian nói. - Tìm hình ảnh, video, sơ đồ cho bài nói thuyết phục. B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS - Dự kiến những phương tiện phi ngôn ngữ sẽ sử dụng để tăng sức thuyết phục cho bài nói - Lập dàn ý dựa vào sơ đồ sau - Dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị phần phản hồi: B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ hoàn thành yêu cầu của GV B3: Thảo luận, báo cáo - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang bước 3. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý: * Dàn ý (Theo tiết trước) * Lưu ý: - Chuẩn bị thêm các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - Dự kiến các câu hỏi, phản hồi người nghe - chuẩn bị câu trả lời. - Tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ. - Nêu rõ ý kiến, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, cụ thể như sau: + Nêu ý kiến trực tiếp, chọn ý kiến trọng tâm tạo điểm nhấn. + Đảm bảo các lí lẽ có đủ cơ sở và kết luận, sắp xếp các lí lẽ theo trình tự hợp lí (sử dụng trích dẫn tăng thuyết phục cho lí lẽ) + Một bằng chứng thuyết phục cần cụ thể, tiêu biểu, xác thực và liên kết chặt chẽ với lí lẽ. Bằng chứng cần chọn lọc chi tiết, sự việc, câu chuyện thông điệp sâu sắc, khơi gợi sự đồng cảm ở người nghe. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Gọi một số HS trình bày bài nói trước lớp. GV khuyến khích HS sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để bài nói tăng sức thuyết phục - HS khác lắng nghe, quan sát, theo dõi và điến vào phiếu đánh giá bài nói cho bạn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công. HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trình bày bài nói trước lớp HS khác lắng nghe, ghi chép, có ý kiến phản hồi sau bài nói của bạn Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Luyện tập và trình bày a. Luyện tập - HS nói một mình trước gương. - HS nói tập nói trước nhóm/tổ. (HS thực hiện trước tiết học) b. Trình bày - Yêu cầu nói: + Nói đúng mục đích (trình bày ý kiến về đời sống). + Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí. + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. + Tương tác với người nghe qua điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt tự tin. + Sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp bài nói. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Gọi một số HS trao đổi thảo luận về bài nói của bạn + 3 ưu điểm về bài nói của bạn + 2 hạn chế + 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói - GV hướng dẫn HS dùng bảng kiểm để tự đánh giá bài nói của mình hoặc đánh giá bài nói của bạn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS nhận xét, đánh giá bài nói của bạn HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. Bước 4: Trao đổi và đánh giá 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học b. Nội dung: Các câu hỏi trắc nghiệm c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV chiếu các câu hỏi trắc nghiệm, HS giành quyền trả lời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS tham gia trò chơi Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. Gv nhận xét, nhắc lại các kiến thức liên quan 3.4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức của bài học vào giải quyết vấn đề thực tế. b. Nội dung: Nhiệm vụ giáo viên giao c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện. Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu: - HS tìm hiểu, nêu ý kiến của mình về vấn đề: Bạo lực học đường. - HS trình bày ý kiến của mình và ghi lại bằng 1 video để gửi giáo viên (thời hạn: 1 tuần) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được phân công. HS tiếp nhận nhiệm vụ, tìm hiểu, làm bài (ở nhà) Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS quay video bài nói gửi cho giáo viên Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét: Ý thức làm bài Thời gian nộp bài * Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học, luyện nói nhiều lần và đọc, làm trước 7 câu hỏi phần ôn tập để chuẩn bị cho tiết sau -------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_7_chan_troi_sang_tao_tiet_51_noi_va_nghe_tri.docx